Experience in finding quality suppliers at exhibitions

Kinh nghiệm tìm kiếm nhà cung cấp chất lượng tại các triển lãm

Có thể nói, các sự kiện triển lãm luôn là một điểm đến hữu hiệu để quảng bá hình ảnh cũng như trao đổi thương mại. Đồng thời, đây cũng được xem là một trong sự kiện đóng vai trò nòng cốt trong việc phát triển doanh nghiệp, tạo ra cơ hội gặp gỡ và tìm kiếm những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất trên thị trường. Và trong bài viết dưới đây, hãy cùng RX Tradex tìm hiểu về kinh nghiệm tìm kiếm nhà cung cấp chất lượng tại các triển lãm. Từ đó, giúp doanh nghiệp lựa chọn đối tác thương mại phù hợp nhất với chiến lược phát triển trong tương lai.

1. Kinh nghiệm tìm kiếm nhà cung cấp chất lượng tại các triển lãm.

1.1. Xác định rõ mục đích và yêu cầu đối với một nhà cung cấp chất lượng.

Bước đầu tiên để tìm kiếm được một nhà cung cấp chất lượng, phù hợp định hướng của công ty là việc xác định rõ mục đích cũng như yêu cầu đối với đơn vị cung ứng sản phẩm. Cụ thể, khi tham gia triển lãm, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch rõ ràng về những thông tin muốn thu thập và loại nhà cung cấp sẽ trở thành đối tác. Và để làm rõ hơn vấn đề này, doanh nghiệp có thể dựa trên những gợi ý sau đây:

  • Giá thành sản phẩm doanh nghiệp mong muốn là bao nhiêu?
  • Số lượng đặt hàng ước tính của doanh nghiệp?
  • Dự kiến ​sẽ ​mua bao nhiêu đơn hàng mỗi năm?
  • Doanh nghiệp đang tìm kiếm nhà cung cấp cho một sản phẩm hiện có? Hay sản phẩm chưa có trên thị trường nhưng sở hữu tiềm năng phát triển lớn?
  • Ứng dụng của sản phẩm doanh nghiệp đang tìm kiếm là gì?
  • Sản phẩm có yêu cầu bất kỳ loại thử nghiệm hoặc chứng nhận nào không?
  • Doanh nghiệp đang cân nhắc làm việc với nhà cung cấp là đại lý hay nhà máy sản xuất?

Từ việc trả lời những câu hỏi trên, doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn rõ ràng nhất đối với việc lựa chọn nhà cung cấp. Hoặc các doanh nghiệp có thể tìm đến sự hỗ trợ của đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm để được tư vấn và cho thêm thông tin về các nhà cung cấp này. Điều này đảm bảo quá trình tham quan triển lãm và tìm kiếm đối tác cung cấp sản phẩm diễn ra hiệu quả nhất.

kinh-nghiem-tim-kiem-nha-cung-cap-chat-luong-tai-trien-lam1.jpg

1.2. Tại sự kiện triển lãm sẽ có những loại nhà cung cấp nào?

Tùy thuộc vào chủ đề cũng như quy mô của sự kiện triển lãm, doanh nghiệp tham quan sẽ được kết nối với nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, thông thường doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với 2 loại nhà cung cấp chính là:

  • Nhà sản xuất: Là các công ty, nhà máy có khả năng tự sản xuất. Kiểu nhà cung ứng này có ưu điểm là giá thành rẻ, có thể mua bán số lượng lớn. Tuy nhiên, hạn chế là phải nhập hàng hóa với quy mô lớn, không đa dạng về mẫu mã.
  • Nhà phân phối: Đây là các công ty môi giới trung gian, hỗ trợ doanh nghiệp mua hàng số lượng lớn từ nhiều nhà sản xuất. Ưu điểm của các nhà phân phối là có thể cung cấp các mặt hàng từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Nhưng hạn chế là giá thành sẽ cao hơn so với nhập hàng trực tiếp từ đơn vị sản xuất.

1.3. 4 tiêu chí đánh giá nhà cung cấp chất lượng tại sự kiện triển lãm.

Ngoài việc tự xác định mục tiêu và lên kế hoạch, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo 7 tiêu chí đánh giá nhà cung cấp chất lượng tại sự kiện hội chợ triển lãm quốc tế dưới đây:

1.3.1. Uy tín của nhà cung cấp.

Khi đánh giá nhà cung cấp, uy tín là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét. Một số khía cạnh cần lưu ý để đánh giá độ uy tín của nhà cung cấp là:

  • Thông tin rõ ràng: Doanh nghiệp cần kiểm tra các thông tin bao gồm: Địa chỉ, phương thức liên lạc, giấy phép kinh doanh,.. để xác định rõ đơn vị cung cấp sản phẩm đó đến từ đâu, có đáng tin hay không.
  • Sự minh bạch trong hợp tác: Đây là những thông tin về: Nguồn cung cấp nguyên vật liệu, lịch sử kinh doanh,... nhằm đánh giá mức độ minh bạch của nhà cung cấp.
  • Các vấn đề về pháp lý: Xem các thủ tục pháp lý liên quan đến các hợp đồng trong quá khứ, hiện tại của nhà cung cấp. Đảm bảo đơn vị này không vi phạm pháp luật hoặc có những tiền lệ xấu trong hoạt động kinh doanh.

Tại sự kiện triển lãm, doanh nghiệp có thể tìm kiếm những thông tin này tại gian hàng trưng bày hoặc tờ rơi, website của nhà cung cấp.

1.3.2. Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp.

Để đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể căn cứ vào những tiêu chí sau đây:

  • Hiệu suất: Đánh giá về chức năng và chất lượng cơ bản của sản phẩm, dịch vụ so với thị trường chung?
  • Tính năng: Tính năng nâng cao và cải tiến sản phẩm/dịch vụ có phù hợp với doanh nghiệp?
  • Độ bền: Tuổi thọ của sản phẩm là bao lâu? Sản phẩm có gặp lỗi trong quá trình vận hành hay không?
  • Vận hành và bảo trì: Việc vận hành và bảo trì của nhà cung cấp cam kết sẽ kéo dài trong thời gian bao lâu?
  • Tính thẩm mỹ: Doanh nghiệp cần đánh giá về: Mẫu mã, màu sắc, hình dáng, kích thước,... của sản phẩm có đáp ứng nhu cầu trên thị trường hay không?

Doanh nghiệp có thể đánh giá chất lượng sản phẩm bằng cách trải nghiệm trực tiếp tại gian hàng trưng bày của nhà cung cấp. Bên cạnh đó, hãy đặt ra những câu hỏi cụ thể về sản phẩm để bộ phận tư vấn có thể giải đáp thêm.

kinh-nghiem-tim-kiem-nha-cung-cap-chat-luong-tai-trien-lam2.jpg

1.3.3. Hiệu suất cung cấp sản phẩm.

Trong thực tế, việc đảm bảo hiệu suất cung cấp sản phẩm sẽ quyết định trực tiếp đến kế hoạch kinh doanh của công ty. Điều này bao gồm thời gian và số lượng sản phẩm cung ứng được thỏa thuận. Dưới đây là một số yếu tố để đánh giá hiệu suất của nhà cung ứng:

  • Thời gian thực hiện đơn hàng: Thời gian từ lúc bắt đầu vận chuyển đến khi giao hàng cho doanh nghiệp.
  • Phương thức giao hàng: Nhà cung cấp sẽ vận chuyển sản phẩm bằng hình thức nào, đường bộ, đường sắt hay các phương tiện giao thông khác.
  • Tính linh hoạt: Khả năng thích ứng và thay đổi của nhà cung cấp khi gặp các vấn đề khiến lịch trình bị hoãn hoặc phải thay đổi, bao gồm: Thời tiết, dịch bệnh,...

1.3.4. Giá cả và phương thức thanh toán.

Giá thành sản phẩm và phương thức thanh toán là tiêu chí không thể thiếu trong việc đánh giá nhà cung cấp khi tham gia hội chợ triển lãm quốc tế. Tiêu chí này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh những yếu tố như: Uy tín, chất lượng sản phẩm,... doanh nghiệp cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Giá thành phải hợp lý khi so sánh với sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường.
  • Khoảng thời gian để thanh toán phải hợp lý và nhà cung cấp cần đưa hóa đơn xác nhận.
  • Thống nhất về phương thức thanh toán với nhà cung cấp, bao gồm các hình thức như: Thanh toán bằng Séc, thanh toán bằng ủy nhiệm chi, thanh toán bằng ủy nhiệm thu, thanh toán bằng thẻ,...

1.4. Tìm kiếm thêm những nhà cung cấp phụ.

Khi đến với sự kiện triển lãm, doanh nghiệp không nên chỉ tập trung tìm kiếm một đơn vị cung cấp sản phẩm duy nhất. Hãy nghiên cứu và trực tiếp trải nghiệm để lựa chọn thêm những nhà cung ứng đang có mặt tại triển lãm. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm những phương án hợp lý cũng như giảm thiểu rủi ro khi không đi đến thỏa thuận chung đối với nhà cung ứng tiềm năng nhất. Đồng thời, việc xây dựng mối quan hệ với những đơn vị cung ứng khác tại sự kiện triển lãm và hội nghị doanh nghiệp cũng đem đến nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh, hiểu sâu hơn về thị trường và cập nhật các xu hướng mới nhất.

2. Tổng kết.

Trên đây là bài viết về kinh nghiệm tìm kiếm nhà cung cấp chất lượng tại các triển lãm. Hy vọng, qua những thông tin được RX Tradex tổng hợp, doanh nghiệp đã nắm rõ các tiêu chí quan trọng, từ đó đưa ra lựa chọn đơn vị đối tác phù hợp nhất, giúp xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong tương lai. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể áp dụng các lưu ý này cho việc chuẩn bị tham gia các Hội chợ Triển lãm Quốc tế hàng đầu khu vực như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam, NEPCON VietnamWaste and Recycling Vietnam.

Subscribe to Update

Get the latest news from RxTradex about all of our event