Dịch chuyển chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

RX-image

Trước làn sóng dịch chuyển chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ bởi nhiều lý do, Việt Nam trở thành một điểm đến tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, có khả năng thu hút chuyển dịch nguồn vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội này, Việt Nam cần có những giải pháp và chiến lược cụ thể, phù hợp với tình hình thế giới. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, RX Tradex sẽ nói rõ hơn về xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam hiện nay, và đề cập đến những chiến lược ưu tiên cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

1. Việt Nam đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc

Năm 2018, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung leo thang, khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầu có xu hướng tìm kiếm những địa điểm sản xuất ổn định và ít rủi ro hơn, đồng thời có thể tránh được việc áp thuế cao của Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đó, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã được công nhận là một trong những quốc gia phòng chống dịch tốt nhất thế giới khi đã công khai thông tin về số ca nhiễm bệnh, đem đến sự minh bạch và tin cậy cho doanh nghiệp. Điều này đã tạo ra một ấn tượng tích cực và làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những quốc gia muốn giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.

Là một trong những nước Đông Nam Á có tiềm năng phát triển về ngành công nghiệp sản xuất, Việt Nam được xem là một điển sáng thu hút đầu tư do môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, thị trường nội địa phát triển và mức sống của người dân đang tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và kinh doanh. Bên cạnh đó, sự tương đồng về văn hóa và chính trị với Trung Quốc, cùng với vị trí địa lý thuận lợi cũng giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất hiện tại tại Trung Quốc.

Việt Nam cũng đã thể hiện sự hội nhập quốc tế sâu rộng trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đối ngoại, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật, tạo ra một môi trường đa dạng và thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư.

2. Lợi thế cho Việt Nam, nhưng cũng là thách thức lớn

Mặc dù Việt Nam có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư và dịch chuyển chuỗi sản xuất từ Trung Quốc, song đó cũng đối mặt với những thách thức đáng kể. Có thể kể đến như:

Môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh chưa triệt để: Mặc dù đã có những cải thiện, nhưng môi trường đầu tư và khả năng cạnh tranh của Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn một số thách thức. Trong đó, vấn đề về thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính vẫn là điểm đáng quan ngại đối với các nhà đầu tư quốc tế. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và hệ thống logistics của Việt Nam vẫn cần được cải thiện để đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Đồng thời, các ngành công nghiệp phụ trợ cũng cần được phát triển mạnh mẽ hơn để tạo ra sự cân đối và hiệu quả trong chuỗi cung ứng sản phẩm.

Sự cạnh tranh từ các quốc gia lân cận: Việt Nam đang phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia láng giềng trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia, khi họ cũng đang quyết tâm thu hút dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc. Chính phủ của những quốc gia này đã tích cực thu hút đầu tư bằng cách áp dụng các biện pháp như ưu đãi thuế, cung cấp đất đai giá rẻ, hỗ trợ đào tạo công nhân lành nghề,…

Yếu về công nghệ và năng lực tài chính: Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn về công nghệ và tài chính khi cần tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất. gây cản trở việc tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là khi phải đối mặt với yêu cầu về tiêu chuẩn và hiệu suất sản xuất. Sự gia tăng sản xuất của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng đồng nghĩa với áp lực lớn đối với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những đối thủ có năng lực mạnh mẽ.

Chưa có mối quan hệ thiết thực với các nhà đầu tư lớn như Châu Âu và Mỹ: Tuy có nhiều kinh nghiệm hợp tác với các nhà đầu tư châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Song đó, mục tiêu chủ chốt phát triển của Việt Nam là đặt nặng vào việc đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp Việt cần phải thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư từ châu Âu và Mỹ nhưng việc tiếp cận đang gặp khó khăn vì phải cạnh tranh với nhiều quốc gia khác trong khu vực.

dich-chuyen-chuoi-san-xuat-khoi-trung-quoc-co-hoi-cho-cac-doanh-nghiep-viet-nam2.jpeg

3. Chiến lược ưu tiên cho doanh nghiệp Việt thu hút đầu tư từ nước ngoài

Tuy có lợi thế khi được các nhà đầu tư nước ngoài để mắt đến và được đánh giá là lựa chọn hàng đầu, nhưng Việt Nam vẫn cần có những giải pháp cũng như chiến lược cụ thể để tối ưu hóa khả năng thu hút và giữ chân nhà đầu tư từ nước ngoài. Dưới đây là một số chiến lược mà doanh nghiệp cần phải ưu tiên thực hiện để thu hút đầu tư.

3.1. Đầu tư vào công nghệ hiện đại và công nghệ tương lai

Việc tập trung áp dụng và phát triển các công nghệ mới, công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, robot, big data và fintech có thể giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, tối ưu hóa quy trình sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.

Sử dụng công nghệ hiện đại cũng giúp tăng cường tính cạnh tranh và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là từ châu Âu và Mỹ, những thị trường có nhu cầu cao về các giải pháp công nghệ tiên tiến.

3.2. Chuyển đổi sản xuất theo hướng sản xuất xanh

Áp dụng các phương pháp sản xuất và công nghệ thân thiện với môi trường, giảm lượng chất thải và tác động tiêu cực đến môi trường. Bằng cách này, doanh nghiệp không chỉ giúp bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên mà còn tạo ra ưu thế cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường từ phía người tiêu dùng và các cơ quan pháp lý.

Việc chuyển đổi sản xuất theo hướng này cũng giúp nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế và xây dựng doanh nghiệp sản xuất bền vững để hướng đến phát triển lâu dài.

3.3. Phát triển cơ sở hạ tầng

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc phát triển hạ tầng như giao thông, điện lực, viễn thông, và các khu công nghiệp sẽ cung cấp cơ sở vật chất chắc chắn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Việc cải thiện hạ tầng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và di chuyển lao động, giúp giảm thiểu chi phí và thời gian sản xuất, không chỉ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương.

3.4. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát triển nguồn nhân lực là chìa khóa quan trọng để nâng cao năng lực và chuyên môn trong sản xuất. Bằng cách cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng và phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, Việt Nam có thể tạo ra một lực lượng lao động có kỹ năng và hiểu biết sâu rộng về công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại.

3.5. Tăng cường quản lý và giám sát

Việc tăng cường quản lý và giám sát đòi hỏi sự chặt chẽ trong việc thi hành pháp luật, giám sát chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất, cũng như đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và an toàn lao động. Bằng cách thúc đẩy sự minh bạch, trung thực và trách nhiệm trong kinh doanh, Việt Nam có thể tạo ra một môi trường ổn định và tin cậy cho các nhà đầu tư.

3.6. Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào nghiên cứu và phát triển

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), bao gồm việc thiết lập các cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động nghiên cứu, cung cấp các khoản tài trợ và ưu đãi thuế cho các dự án nghiên cứu và phát triển, cũng như tạo ra môi trường kinh doanh mở và linh hoạt có thể thu hút sự quan tâm và đầu tư từ các doanh nghiệp quốc tế và cũng khuyến khích doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực nghiên cứu và sáng tạo, không chỉ giúp thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ trong các ngành công nghiệp quan trọng mà còn tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

dich-chuyen-chuoi-san-xuat-khoi-trung-quoc-co-hoi-cho-cac-doanh-nghiep-viet-nam 3webp

4. Tổng kết

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi sản xuất từ Trung Quốc. Tuy nhiên, để tận dụng triệt để cơ hội này, doanh nghiệp Việt cần phải thực hiện các chiến lược và giải pháp cụ thể. Việc đầu tư vào công nghệ, chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường quản lý là những yếu tố quan trọng giúp tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Để tìm kiếm cơ hội phát triển và thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn trên thế giới, quý doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia sự kiện triển lãm máy móc công nghệ Vietnam Manufacturing Expo 2024, diễn ra vào ngày 07-09/08/2024 tại Cung Việt Xô (I.C.E) 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Đây sẽ là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và kết nối giữa các doanh nghiệp và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, tìm hiểu về các giải pháp đột phá mới và khám phá những sản phẩm máy móc công nghệ hiện đại bậc nhất, quy tụ hàng trăm thương hiệu đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Tin liên quan

Đăng ký

Để nhận thông tin mới nhất về các chương trình triển lãm từ RX Tradex