Đổi mới với 10 xu hướng sản xuất điện tử triển vọng trong năm 2024
Sản xuất điện tử đã có thay đổi đáng kể từ sau đại dịch Covid-19, chứng kiến sự ra đời và cải tiến của nhiều công nghệ mới. Bên cạnh đó, sự thúc đẩy từ làn sóng chuyển đổi số quy mô toàn cầu đã góp phần định hướng các doanh nghiệp thay đổi cho phù hợp với quỹ đạo của nền kinh tế số. Để đón đầu xu hướng công nghệ mới nhất của thị trường sản xuất điện tử, hãy cùng RX Tradex tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
1. Top 10 xu hướng sản xuất điện tử trong năm 2024
Các xu hướng điện tử hiện nay đang phát triển rất nhanh chóng. Điều đó bắt đầu từ những vật liệu tiên tiến, điện tử hữu cơ, trí tuệ nhân tạo, cho đến các công nghệ nhúng, in ấn điện tử, đóng gói linh kiện cao cấp, thiết bị điện tử nhỏ gọn, sản xuất gia tăng và công nghệ thực tế ảo. Hãy tìm hiểu chi tiết từng xu hướng ở bên dưới.
1.1 Vật liệu nâng cao
Ngành công nghiệp bán dẫn đã phụ thuộc vào silicon trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, việc thiếu silicon gần đây đang giúp cho một vật liệu mới lên ngôi với tiềm năng làm cho các thiết bị điện tử thân thiện với môi trường, hiệu quả và nhỏ hơn. Từ đó, có sự đổi mới trong sản xuất linh kiện điện tử nhằm tăng hiệu suất của các mạch tích hợp đến từ các vật liệu và kiến trúc mới.
Hiện nay, có nhiều công ty đang phát triển các giải pháp thay thế silicon và các vật liệu bán dẫn hoặc vật liệu tổng hợp khác như graphene và vật liệu nano với mục tiêu đạt hiệu suất và hiệu quả cao.
1.2 Điện tử hữu cơ
Điện tử hữu cơ mang lại lợi thế lớn so với điện tử vô cơ truyền thống. Chúng tiết kiệm chi phí, linh hoạt, bền bỉ, trong suốt về mặt quang học, nhẹ và tiêu thụ điện năng thấp. Ngoài ra, sự gia tăng nhận thức về phát triển bền vững và sản xuất linh kiện điện tử thân thiện với môi trường đã thu hút các nhà sản xuất lựa chọn thiết bị điện tử hữu cơ.
Sản xuất mạch điện tử với các thành phần vi sinh vật hoặc bằng vật liệu có thể phân hủy và tái chế đang được coi là xu hướng của tương lai. Hơn nữa, việc ứng dụng các vật liệu hữu cơ để sản xuất các thiết bị điện tử cho phép các hãng sử dụng các nguyên liệu thô một cách an toàn và dồi dào hơn. Do đó, nó tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho các công ty và điều này chắc chắn sẽ mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh về lâu dài.
1.3 Trí tuệ nhân tạo
Các giải pháp do AI cung cấp đang trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực. Trí tuệ nhân tạo tác động đến sự phát triển của ngành sản xuất điện tử, chất bán dẫn theo hai cách. Đó là tạo ra nhu cầu đối với các linh kiện điện tử cải tiến có khả năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo và nâng cao quy trình thiết kế, sản xuất sản phẩm. Do các phương pháp thông thường có những hạn chế trong việc định hình lại chu trình phát triển sản phẩm, cải thiện quy trình thiết kế và giảm lỗi.
Ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào trong sản xuất điện tử đang giải quyết tất cả những hạn chế nêu trên. Do đó, trí tuệ nhân tạo là một trong những công nghệ quan trọng nhất trong số các xu hướng sản xuất điện tử.
1.4 Công nghệ IoT
Sự phát triển nhanh chóng của xu hướng này tạo ra một cơ hội chưa từng có cho ngành sản xuất chip điện tử. Nó đánh giá lại quá trình chế tạo và quản lý các thao tác khó đạt được với các phương pháp thông thường. Nói cách khác, IoT cho phép các máy sản xuất điện tử tự xử lý và lưu trữ dữ liệu trong khi được kết nối kỹ thuật số.
Những cải tiến liên tục trong việc chế tạo cảm biến cũng cần thiết vì cảm biến là thành phần chính cho phép các ứng dụng IoT. Hơn nữa, quá trình chuyển đổi sang các thiết bị hỗ trợ 5G đòi hỏi có những con chip sáng tạo, hoàn hảo với kiến trúc hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn.
1.5 Hệ thống nhúng
Hệ thống nhúng là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất thiết bị điện tử hiện nay. Nó có vai trò quan trọng trong việc quyết định tốc độ, bảo mật, kích thước và sức mạnh của thiết bị. Vì chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi của một thế giới được kết nối nên nhu cầu về các hệ thống nhúng là rất cao.
Vì vậy, lĩnh vực thiết kế và sản xuất điện tử của các hệ thống như vậy đang trải qua nhiều đổi mới để cải thiện hiệu suất, bảo mật và khả năng kết nối. Hơn nữa, trong các cơ sở sản xuất điện tử, các hệ thống này rất hữu ích để tăng cường kiểm soát và giám sát máy móc.
1.6 Điện tử in
In các linh kiện điện tử trên đế bán dẫn là cách hiệu quả nhất để giảm chi phí tổng thể của quy trình sản xuất. Vì vậy, các nhà sản xuất mạch điện tử luôn cố gắng giải quyết thách thức này bằng cách tìm kiếm các công nghệ mới và những tiến bộ trong công nghệ in truyền thống.
Không giống như các chất bán dẫn truyền thống sử dụng các dây nhỏ làm mạch, các thiết bị điện tử in dựa trên các loại mực dẫn điện và thường là các màng dẻo.
1.7 Bao bì IC tiên tiến
Trong những năm gần đây, bao bì chip đã trở thành một chủ đề nóng cùng với sản xuất chip điện tử. Ngày nay, có nhiều hạn chế trong cách thức truyền thống để mở rộng thiết bị dựa trên định luật Moore.
Ở một khía cạnh khác, các nhà sản xuất linh kiện điện tử, chất bán dẫn phát triển các công nghệ đóng gói vi mạch tiên tiến mới để cung cấp khả năng tích hợp silicon lớn hơn trong các gói ngày càng thu nhỏ. Điều này cũng cho phép các nhà sản xuất cung cấp tùy chỉnh và cải thiện năng suất bằng cách xếp chồng các thành phần mô-đun theo chiều dọc. Bên cạnh đó, bao bì vi mạch tiên tiến tối ưu hóa quá trình sản xuất để cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng với chi phí chung.
1.8 Điện tử thu nhỏ
Việc cải tiến sản xuất điện tử cho phép sử dụng thiết bị điện tử thu nhỏ trong một số lĩnh vực ứng dụng mới. Đặc biệt, các ứng dụng chăm sóc sức khỏe và công nghiệp ô tô có những hạn chế về không gian khi triển khai các thiết bị cụ thể. Trước đây, khái niệm thu nhỏ bị giới hạn bởi khả năng xử lý, màn hình và pin thực tế của chúng, chứ không phải bởi thiết bị điện tử tích hợp.
Một khía cạnh quan trọng khác của quá trình thu nhỏ là tích hợp ngày càng nhiều tính năng vào một thành phần duy nhất. Ví dụ: cảm biến mạng nano và FET forksheet là một số phát triển gần đây trong các linh kiện điện tử thu nhỏ.
1.9 Sản xuất bồi đắp
Sản xuất bồi đắp là quá trình chế tạo sản phẩm dựa trên một bản thiết kế kỹ thuật số ba chiều. Một số tên gọi khác của xu hướng này là tạo mẫu nhanh (rapid prototyping), sản xuất kỹ thuật số (direct digital manufacturing), sản xuất đắp dần, chế tạo tích lũy, v.v….
Việc triển khai xu hướng sản xuất thiết bị điện tử này sẽ giúp thay đổi cách thức doanh nghiệp chế tạo sản xuất. Cụ thể hơn, đó là tăng tốc độ tạo nguyên mẫu, cung cấp khả năng tùy chỉnh hàng loạt và phân cấp sản xuất các bộ phận.
1.10 Công nghệ mô phỏng
Có một sự phụ thuộc lớn vào yếu tố con người trong các giai đoạn khác nhau của sản xuất điện tử. Do đó, có khả năng xảy ra lỗi do con người và nó chắc chắn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chung. Việc áp dụng công nghệ mô phỏng là một giải pháp hiệu quả để vượt qua những thách thức này.
Các giải pháp như vậy sẽ giúp kiểm tra các đối tượng thiết kế ở mọi quy mô, từ đó loại bỏ các lỗi trong sản phẩm ở giai đoạn thiết kế.
2. Ảnh hưởng của 10 xu hướng sản xuất điện tử lên thị trường
Việc áp dụng 10 xu hướng sản xuất điện tử mới sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tạo ra các sản phẩm điện tử chất lượng hơn và đạt được nhiều lợi ích khác. Cụ thể hơn:
2.1 Tăng hiệu quả sản xuất
Nhờ áp dụng công nghệ sản xuất điện tử mới, các sản phẩm điện tử sau sản xuất sẽ có chất lượng và độ chính xác cao hơn, giúp nâng cao trải nghiệm cho người dùng.
2.2 Giá thành sản phẩm giảm
Việc sử dụng linh kiện điện tử nhỏ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn sẽ giúp hãng giảm chi phí sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm giá bán cho người dùng.
2.3 Các sản phẩm IoT và điện tử thông minh phổ biến rộng rãi
Theo sự phát triển của công nghệ IoT và sản xuất điện tử thông minh, các sản phẩm liên quan sẽ tiếp cận nhiều người dùng hơn. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp.
2.4 Công nghệ AI được tối ưu hiệu quả trong sản xuất điện tử
Nhờ sử dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất điện tử, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng độ chính xác và giảm lỗi trong quá trình sản xuất.
Ở khía cạnh khác, việc tham gia triển lãm công nghệ là một trong những cách nhanh nhất để các doanh nghiệp tiếp cận những xu hướng sản xuất điện tử tiên tiến; đồng thời, giới thiệu các sản phẩm và công nghệ mới của mình đến với khách hàng tiềm năng và đối tác đa lĩnh vực. Triển lãm công nghiệp và công nghệ cũng là cơ hội hoàn hảo để các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh.
Để hiện thực hoá được điều đó và thúc đẩy sự phát triển ngành điện tử trong nước, triển lãm điện tử quốc tế NEPCON Vietnam 2023 lần thứ 15 (tại Hà Nội) và lần thứ 16 (tại TP.HCM) đã được khởi động. Đây là một trong những triển lãm uy tín và có sức ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực điện tử và công nghệ. NEPCON hứa hẹn sẽ là một cầu nối thương mại cho hơn 300 doanh nghiệp toàn cầu kết nối với hàng nghìn khách hàng tiềm năng trong năm nay.
NEPCON Vietnam 2023 sẽ được tổ chức ở cả hai khu vực TP.HCM và Hà Nội. Cụ thể:
Hà Nội: 06/09 – 08/09 | Cung Việt Xô – I.C.E Hanoi)
TP.HCM: 04/10 – 06/10 | Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC)