MXV – METALEX Việt Nam

7 Lãng phí trong sản xuất và cách hạn chế lãng phí ngành cơ khí

7 Lãng phí trong sản xuất và cách hạn chế lãng phí ngành cơ khí

Hiện nay, để doanh nghiệp ngành cơ khí phát triển bền vững và có thu được nhiều lợi nhuận thì bên cạnh các giải pháp như: Cải tiến hiệu suất, nâng cao chất lượng sản phẩm,…. Thì việc hạn chế lãng phí trong quá trình sản xuất cũng đang được nhiều đơn vị tập trung giải quyết. Và trong bài viết dưới đây, cùng RX Tradex tìm hiểu về 7 lãng phí trong sản xuất và cách hạn chế lãng phí ngành cơ khí hiệu quả.

7 Lãng phí trong sản xuất và cách hạn chế lãng phí ngành cơ khí.

7 Lãng phí trong sản xuất là gì?

Thế nào là 7 lãng phí trong sản xuất?

lãng phí trong sản xuất là gì? Có thể hiểu rằng, lãng phí trong sản xuất là bao gồm tất cả các công đoạn, việc làm không mang lại bất kỳ giá trị gì cho khách hàng hoặc doanh nghiệp. Hiện nay, đây được xem là vấn đề không thể tránh khỏi trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Và dựa theo mô hình LEAN (Lean Manufacturing), dưới đây là 7 loại lãng phí trong sản xuất phổ biến:

  • Tồn kho (Inventory).
  • Vận chuyển (Transportation).
  • Thao tác (Motion).
  • Chờ đợi (Waiting).
  • Sản xuất dư thừa (Over Production).
  • Gia công thừa (Over processing).
  • Sai lỗi/ Khuyết tật (Defect).

Cách hạn chế 7 lãng phí trong sản xuất đối với ngành cơ khí.

Cách hạn chế 7 lãng phí trong sản xuất đối với ngành cơ khí

1. Tồn kho (Inventory).

Tồn kho là loại lãng phí thường gặp ở hầu hết doanh nghiệp, có thể bao gồm các nguyên liệu dạng thô hoặc sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa bán được hàng. Đây được hiểu là nguồn vốn bỏ ra nhưng chưa mang lại doanh thu cho công ty. Trong thực tế, nguyên liệu hoặc sản phẩm tồn kho vượt quá mức cần thiết sẽ tạo ra rất nhiều chi phí phát sinh khác cho doanh nghiệp như: Chi phí bảo quản, kho bãi, vận chuyển,… Đối với ngành cơ khí, một số nguyên nhân chính dẫn đến lãng phí tồn kho là:

  • Thiếu cân bằng sản xuất so với yêu cầu từ khách hàng.
  • Dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu cho sản xuất cơ khí.
  • Sản xuất dư thừa đối với nhu cầu trên thị trường.

Từ đó, để hạn chế lãng phí tồn kho trong sản xuất cơ khí, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các phương án quản lý toàn diện. Điều này bao gồm ứng dụng những công nghệ 4.0 và các phương pháp quản trị, quản lý như: Big Data, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa,… vào khâu vận hành nhà máy, điều phối kho và cung ứng nguyên vật liệu. Ngoài ra, doanh nghiệp ngành cơ khí cũng cần cải tiến khu vực kho bãi, xác định số lượng hàng hóa cần sản xuất và thiết lập quy trình chuẩn cho hoạt động vận hành, kinh doanh.

2. Vận chuyển (Transportation).

Thông thường, thành phẩm sau khi sản xuất sẽ được vận chuyển giữa các phân xưởng hoặc đưa trực tiếp ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển, doanh nghiệp sẽ có thể gặp phải các vấn đề như: Chậm trễ, hỏng hóc phương tiện vận tải,…. Từ đó, gây ra việc tổn thất chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Trong lĩnh vực cơ khí, một số nguyên nhân chủ yếu gây ra lãng phí vận chuyển là:

  • Khoảng cách vận chuyển quá xa.
  • Bố trí mặt bằng nhà máy cơ khí và kho bãi không hợp lý.
  • Các vấn đề về vận hành doanh nghiệp ngành cơ khí.

Trong thực tế, doanh nghiệp ngành cơ khí khó có thể loại bỏ hoàn toàn việc lãng phí vận chuyển trong chính quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, một số phương án khả thi có thể triển khai hiện nay cho ngành cơ khí như: Rút ngắn khoảng cách vận chuyển, giảm nguồn nhân lực cho vận chuyển, giảm hoặc loại bỏ đi những điểm tồn trữ sản phẩm, tồn trữ dịch vụ,…

3. Thao tác (Motion).

Lãng phí thao tác trong sản xuất là bao gồm: Những động tác, chuyển động, công việc,…. không cần thiết của người lao động. Trong thực tế, các hoạt động dư thừa này sẽ làm chậm tốc độ của dây chuyền sản xuất. Từ đó, gây nên sự lãng phí về thời gian, sức lực và năng suất làm việc của người lao động. Đối với ngành cơ khí, những nguyên nhân chính gây ra lãng phí thao tác là:

  • Bất hợp lý trong phân chia công việc.
  • Chưa tối ưu hóa dây chuyền sản xuất cơ khí.
  • Còn nhiều hoạt động riêng lẻ, dư thừa trong khâu vận hành nhà xưởng cơ khí.

Để hạn chế lãng phí thao tác trong ngành cơ khí, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng các biện pháp như: Triển khai thiết bị, máy móc tự động hóa, tối ưu hóa quy trình sản xuất, sử dụng lao động tay nghề cao, cải thiện công tác đào tạo, phân bố nhân sự hiệu quả.

4. Chờ đợi (Waiting).

Chờ đợi (Waiting) là lãng phí khoảng thời gian cho các công việc như: Chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân lực, thời gian chết của máy móc, thiết bị, chế tạo thành phẩm và bán thành phẩm. Đây là hình thức lãng phí thường được bắt gặp ở khâu vận hành trong nhà máy, công xưởng. Đối với ngành cơ khí, những nguyên nhân thường xuyên dẫn đến lãng phí chờ đợi là:

  • Máy móc phát sinh sự cố trong lúc làm việc.
  • Thiếu nguyên liệu hoặc chưa vận chuyển tới trong hoạt động sản xuất cơ khí.

Có thể nói, lãng phí chờ đợi là vấn đề thường gặp ở hầu hết doanh nghiệp ngành cơ khí. Trong thực tế, nhiều đơn vị đã giải quyết vấn đề này bằng các phương án là: Bảo trì máy móc, thiết bị sản xuất cơ khí thường xuyên, áp dụng các công nghệ quản lý kho bãi thông minh, lập kế hoạch sản xuất chi tiết,…

5. Sản xuất dư thừa (Over Production).

Sản xuất thừa là loại hình lãng phí cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận hành cũng như kinh doanh của công ty. Có thể hiểu đơn giản rằng, việc sản xuất dư thừa là hoạt động chế tạo những thành phẩm không cần thiết so với nhu cầu thị trường hoặc đơn đặt hàng từ đối tác. Trong ngành cơ khí, một số nguyên nhân chính dẫn đến hình thức lãng phí này là:

  • Sản xuất không theo đơn đặt hàng.
  • Không có kế hoạch cụ thể về số lượng thành phẩm.

Hiện nay, để hạn chế tình trạng lãng phí do sản xuất dư thừa, các doanh nghiệp ngành cơ khí đang bắt đầu áp dụng các giải pháp như: Áp dụng phương pháp sản xuất vừa kịp thời, hoạch định chi tiết số lượng thành phẩm cần chế tạo, xây dựng quy trình tinh gọn cho hoạt động sản xuất cơ khí,…

6. Gia công thừa (Over processing).

Gia công thừa trong sản xuất là bao gồm các vấn đề gây lãng phí như: Sử dụng các thành phần phức tạp hơn so với yêu cầu, gia công với chất lượng vượt yêu cầu, đánh bóng bề mặt tại vị trí không cần thiết,… Trong thực tế, gia công thừa gây nên tình trạng sử dụng lao động và thiết bị, máy móc kém hiệu quả. Đồng thời, khiến quy trình sản xuất của doanh nghiệp bị gián đoạn, dẫn đến hoạt động vận hành không hiệu quả, giảm hiệu suất công việc. Những nguyên nhân chính dẫn đến lãng phí gia công thừa trong ngành cơ khí là:

  • Thiếu kiểm soát trong quy trình sản xuất cơ khí.
  • Không kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ máy móc.
  • Thiếu hệ thống máy móc hỗ trợ kiểm tra chất lượng.

Trong sản xuất ngành cơ khí hiện nay, để hạn chế lãng phí do gia công thừa, doanh nghiệp thường sẽ áp dụng những giải pháp như: Thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng, áp dụng hướng dẫn công việc, chuẩn hóa các thao tác, công đoạn,…

7. Sai lỗi/khuyết tật (Defect).

Sai lỗi/khuyết tật là các sai sót bất kỳ của sản phẩm hay dịch vụ trong việc đáp ứng một trong số những quy định, yêu cầu của khách hàng, đối tác. Trong thực tế, các sai lỗi trong quy trình sản xuất sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như: Gia tăng chi phí sản xuất, thông tin sản phẩm sai lệch, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế phẩm không cần thiết,… Đối với ngành cơ khí, những nguyên nhân chính dẫn đến lãng phí do sai lỗi/khuyết tật là:

  • Khuyết tật xảy ra do sự sai sót của nhân công lao động,
  • Máy móc, thiết bị hư hỏng, dẫn đến các sản phẩm cơ khí không đảm bảo chất lượng.

Để hạn chế vấn đề lãng phí do sai lỗi, các doanh nghiệp ngành cơ khí hiện nay đang tập trung đầu tư, triển khai các phương án như: Quản lý và giám sát quy trình sản xuất cơ khí, tạo quy trình chuẩn, sử dụng hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí,….

7-lang-phi-trong-san-xuat-va-cach-han-che-lang-phi-nganh-co-khi1.jpg

Tổng kết.

Trên đây là bài viết của về 7 lãng phí trong sản xuất và cách hạn chế lãng phí ngành cơ khí. Hy vọng, qua những thông tin được RX Tradex tổng hợp và giới thiệu, quý doanh nghiệp sẽ xác định được phương án và chiến lược cụ thể nhằm cải thiện quy trình sản xuất cơ khí để cải thiện lợi nhuận kinh doanh, giảm thiểu sự lãng phí không đáng có. Và trong năm 2023 này, để tìm hiểu sâu hơn về các xu hướng công nghệ trong ngành gia công kim loại một cách hiệu quả, quý doanh nghiệp có thể tham gia ngay Triển lãm METALEX Việt Nam 2023 được tổ chức bởi RX Tradex Vietnam, với nhiều hoạt động giao lưu, học hỏi, tìm kiếm cơ hội để nâng cao giá trị công ty trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Ngoài ra, RX Tradex cũng tổ chức các triển lãm quốc tế hàng đầu khu vực như: Vietnam Manufacturing ExpoNEPCON Vietnam và Waste and Recycling Vietnam, hứa hẹn sẽ là nơi lý tưởng để kết nối giao thương và tham quan các sản phẩm máy móc, công nghệ mới và giải pháp xử lý chất thải hiện đại nhất hiện nay.