Các ứng dụng của công nghệ kiểm tra trong sản xuất điện tử
Công nghệ kiểm tra từ lâu đã được ứng dụng và dần trở thành một phần không thể thiếu trong sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử. Từ việc kiểm soát quy trình cho đến quản lý chất lượng sản phẩm, công nghệ kiểm tra đã và đang giúp doanh nghiệp vận hành hoạt động sản xuất điện tử một cách hiệu quả hơn. Trong bài viết hôm nay, cùng RX Tradex tìm hiểu về 5 ứng dụng của công nghệ kiểm tra trong sản xuất điện tử và hiệu quả của công nghệ này đối với hoạt động kinh doanh.
1. 5 ứng dụng của công nghệ kiểm tra trong sản xuất điện tử.
1.1. Đánh giá chất lượng sản phẩm.
Trong sản xuất điện tử, công nghệ kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sản phẩm có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng. Thông thường, các sản phẩm điện tử sẽ cần đảm bảo những tiêu chí chất lượng như: Chất lượng bề mặt, độ chính xác, tính tin cậy,… trước khi được bày bán trên thị trường. Dưới đây là ứng dụng của công nghệ kiểm tra chất lượng đối với một số sản phẩm điện tử, bao gồm:
- Mạch in (PCB): Công nghệ kiểm tra chất lượng giúp doanh nghiệp đảm bảo mạch in có các kết nối chính xác, không có đường mạng bị ngắn, mở, hoặc lệch. Ngoài ra, doanh nghiệp còn kiểm tra được bề mặt mạch in có trầy xước, vết nứt hay không.
- Vi mạch (IC): Công nghệ kiểm tra giúp doanh nghiệp đánh giá tính chính xác và độ tương thích của vi mạch với các thành phần, linh kiện liên quan trong thiết bị điện tử.
- Linh kiện điện tử: Công nghệ kiểm tra giúp doanh nghiệp đánh giá chất lượng các linh kiện điện tử như: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, diode,… Từ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo sản phẩm điện tử đã được sản xuất đúng theo các thông số kỹ thuật hay chưa.
- Thiết bị điện tử: Công nghệ kiểm tra giúp doanh nghiệp đảm bảo các sản phẩm điện tử như: Điện thoại di động, máy tính, thiết bị điều khiển,… có chất lượng sản xuất tốt nhất.
1.2. Chẩn đoán lỗi trong quá trình sản xuất.
Công nghệ kiểm tra giúp doanh nghiệp đánh giá và chẩn đoán sự cố trong quá trình sản xuất thiết bị điện tử. Qua việc áp dụng công nghệ này, doanh nghiệp có thể loại bỏ những linh kiện không đạt yêu cầu chất lượng, đảm bảo tính chính xác của sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể nhanh chóng xử lý sự cố, khắc phục lỗi ngay lập tức trong quá trình sản xuất điện tử. Một số sản phẩm điện tử thường được áp dụng công nghệ và phần mềm kiểm tra linh kiện để chẩn đoán lỗi là:
- Máy tính xách tay: Công nghệ kiểm tra có thể được sử dụng để phát hiện các vấn đề trong khâu sản xuất máy tính xách tay, chẳng hạn như: Bo mạch chủ, bộ vi xử lý, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi…
- Máy chơi game: Công nghệ kiểm tra giúp chẩn đoán lỗi trong các thành phần của máy chơi game, bao gồm: Hệ thống xử lý đồ họa, bộ điều khiển, cổng kết nối… Điều này đảm bảo rằng máy chơi game hoạt động ổn định, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
- Thiết bị điện tử gia dụng: Công nghệ kiểm tra thường được doanh nghiệp áp dụng để chẩn đoán lỗi trong khâu sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng như: Tivi, máy giặt, tủ lạnh, máy lọc không khí…
1.3. Kiểm tra độ bền và tuổi thọ sản phẩm.
Công nghệ kiểm tra giúp doanh nghiệp đánh giá độ bền của sản phẩm, bao gồm: Khả năng chịu lực, chống va đập, chịu được các tác động vật lý, chống nước,… Từ đó doanh nghiệp có thể đảm bảo sản phẩm điện tử đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao trước khi xuất xưởng. Ngoài ra, bằng cách áp dụng các công nghệ thử nghiệm tiên tiến, doanh nghiệp có thể xác định được tuổi thọ của sản phẩm điện tử trong các điều kiện môi trường khác nhau. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá hạn sử dụng dự kiến của sản phẩm và xác định các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Một số sản phẩm được ứng dụng công nghệ kiểm tra độ bền và tuổi thọ trong quá trình sản xuất điện tử là:
- Pin: Doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ kiểm tra và công cụ kiểm soát chất lượng để đánh giá hiệu suất và tuổi thọ của pin, loại bỏ những sản phẩm không đạt trong quá trình sản xuất điện tử.
- Ổ cứng: Công nghệ kiểm tra có thể được sử dụng để xác định khả năng lưu trữ dữ liệu và tốc độ truy cập của ổ cứng. Qua đó, doanh nghiệp đánh giá được vòng đời ổ cứng cũng như đưa ra các chính sách bảo hành hợp lý.
- Điện thoại di động: Công nghệ kiểm tra được doanh nghiệp áp dụng để đánh giá và kiểm tra độ bền của điện thoại di động, chẳng hạn như: Màn hình cảm ứng, nút bấm, cổng kết nối. Từ đó, doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm sau khi sản xuất có thể chịu va đập, không gặp vấn đề hỏng hóc trong quá trình sử dụng hằng ngày.
1.4. Kiểm định chức năng.
Công nghệ kiểm tra giúp doanh nghiệp đánh giá chức năng trong quá trình hoạt động thực tế của sản phẩm điện tử, bao gồm: Kiểm tra tín hiệu, kết nối, hiển thị, phần mềm và phần cứng. Mục tiêu của kiểm tra chức năng là xác định xem sản phẩm hoạt động đúng theo các tiêu chí đã được định sẵn hay không. Qua quá trình này, các lỗi về chức năng hoạt động sẽ được phát hiện và khắc phục, từ đó đảm bảo tính hiệu quả của dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử. Một số phương pháp và thiết bị được sử dụng để thực hiện kiểm tra chức năng trong sản xuất điện tử là:
- Thiết bị âm thanh và hình ảnh: Doanh nghiệp có thể sử dụng các công nghệ kiểm tra và thiết bị kiểm tra linh kiện điện tử để đánh giá chất lượng các thiết bị điện tử như: Loa, tai nghe, máy nghe nhạc và màn hình hiển thị. Từ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo chức năng âm thanh, hình ảnh của sản phẩm không có vấn đề trong quy trình sản xuất điện tử.
- Thiết bị y tế điện tử: Công nghệ kiểm tra có thể đánh giá chức năng của các thiết bị y tế như: Máy đo huyết áp, máy đo đường huyết, thiết bị theo dõi sức khỏe, thiết bị trợ giúp người khuyết tật,… Qua đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo các sản phẩm y tế điện tử phục vụ tốt trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe của người dùng.
- Thiết bị định vị GPS: Công nghệ kiểm tra được sử dụng trong hoạt động sản xuất để đảm bảo tính chính xác của thiết bị định vị GPS trước khi đến tay người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất điện tử, doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm GPS đáp ứng đầy đủ các chức năng như: Chỉ đường, định vị, theo dõi vị trí,…
1.5. Đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất.
Hiện nay, các thiết bị điện tử đều cần tuân theo những quy chuẩn sản xuất chung, được đề ra nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Việt Nam và các nước trên thế giới đã căn cứ vào chức năng, độ an toàn, thông số kỹ thuật và các yếu tố quan trọng khác để đưa ra một số tiêu chuẩn quan trọng cần phải tuân thủ trong sản xuất điện tử. Qua đó, doanh nghiệp cần sử dụng công nghệ kiểm tra nói chung, và một số phương pháp kiểm tra linh kiện điện tử nói riêng, để đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cụ thể, ví dụ như:
- Tiêu chuẩn ISO 9001: Đây là một trong những tiêu chuẩn quản lý chất lượng phổ biến trên thế giới về hệ thống quản lý chất lượng trong quy trình sản xuất thiết bị điện tử.
- Tiêu chuẩn IPC (Institute for Printed Circuits): IPC là tiêu chuẩn được áp dụng trong lĩnh vực linh kiện và bo mạch điện tử, định rõ các yêu cầu về: Thiết kế, sản xuất, kiểm tra các linh kiện và bo mạch điện tử.
- Tiêu chuẩn RoHS (Restriction of Hazardous Substances): Tiêu chuẩn RoHS hạn chế doanh nghiệp sử dụng các chất độc hại như: Chì, thủy ngân, cadmium trong sản xuất các thành phần điện tử.
- Tiêu chuẩn J-STD (Joint Standard): Là một bộ tiêu chuẩn của ngành công nghiệp điện tử, J-STD được áp dụng riêng cho quá trình hàn, lắp ráp thiết bị điện tử.
2. Tổng kết.
Hy vọng, với bài viết về 5 ứng dụng của công nghệ kiểm tra trong sản xuất điện tử ở trên, RX Tradex đã cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin tham khảo giá trị. Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm kiếm những công nghệ kiểm tra phù hợp với quy trình sản xuất điện tử của mình. Trong năm nay, doanh nghiệp muốn trực tiếp trải nghiệm các công nghệ kiểm tra hàng đầu trên thế giới có thể đến với NEPCON – Triển lãm duy nhất tại Việt Nam về SMT, Công nghệ kiểm tra, Thiết bị và Công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất điện tử. Bên cạnh đó, RX Tradex cũng còn tổ chức các triển lãm hàng đầu khu vực như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam, và Waste and Recycling Vietnam.