WRV – Waste and Recycling Expo Việt Nam

Chất thải công nghiệp là gì? Các phương pháp xử lý phổ biến?

Chất thải công nghiệp là gì? Các phương pháp xử lý phổ biến?

Với xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhà nước cũng tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp tập trung phát triển mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Song song với đó cũng tồn đọng một vấn đề ngày càng nghiêm trọng: Lượng chất thải công nghiệp tạo ra ngày một nhiều và phức tạp. 

Các loại rác thải công nghiệp này trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những hệ quả nặng nề đến môi trường sống và sức khỏe con người. Vậy “Chất thải công nghiệp là gì? Các phương pháp xử lý chất thải công nghiệp hiện nay như thế nào?”, RX Tradex xin chia sẻ đến quý độc giả cụ thể trong bài viết sau đây.

1. Chất thải công nghiệp là gì?

Chúng là tất cả các loại chất thải được tạo ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty thuộc ngành công nghiệp. Mỗi nhóm ngành sẽ tạo những loại rác thải đặc trưng riêng cần có những cách xử lý chuyên biệt. Các nhóm rác thải như: Đất đá, bê tông, xi măng, gỗ phế liệu, kim loại, các thiết bị điện tử hay thực phẩm, phế phẩm in ấn, may mặc, dung môi hay hóa chất,… đều là chất thải công nghiệp.

Xử lý chất thải công nghiệp đang trở thành vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu

2. Các loại chất thải công nghiệp hiện nay.

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa càng phát triển thì lượng rác thải nói chung và rác nguy hại nói riêng phát tán ra môi trường ngày càng nhiều. Do đó việc hiểu đúng các loại rác thải này và phân loại đúng cách sẽ giúp xử lý phù hợp cũng như phòng ngừa tác hại đến sức khỏe hay tàn phá môi trường,…

Tùy theo từng ngành công nghiệp và tính chất của mỗi loại chất thải mà chia thành 2 loại chính là: Chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải thông thường.

2.1. Chất thải công nghiệp thông thường.

Là các loại rác thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp không chứa các chất gây nguy hiểm trực tiếp cho con người. Mặc dù không nguy hại cho con người khi tiếp xúc nhưng nếu xử lý không đúng cách vẫn sẽ gây ra ô nhiễm và tác hại về sau cho con người và môi trường sống. Các cách phân loại rác thải phổ biến như:

chất thải công nghiệp thông thường

Phân loại rác thải thông thường gồm:

  • Chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng như: Giấy, nhựa, thủy tinh, gốm sứ và kim loại,…
  • Chất thải rắn hữu cơ có thể phân hủy như: Vỏ, xác các loại động, thực vật trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm thải ra.
  • Chất thải rắn có thể tái dùng như xà bần hay nguyên liệu cho sản xuất khác: Đất đá, gạch vỡ, xi măng, bê tông, gỗ phế liệu, gỗ vụn,…
  • Chất thải công nghiệp còn lại để xử lý như chôn lấp, đốt,…
  • Nước thải không có tính độc từ các khu nhà máy sản xuất. Rất nhiều hoạt động công nghiệp tạo ra nước thải như: Sản xuất chế biến nông lâm thủy hải sản, các loại thực phẩm khác, xây dựng, y tế, hàng tiêu dùng, gia dụng, thời trang, in ấn, điện tử,… Bên cạnh đó, nước dùng vệ sinh máy móc hoặc nước sinh hoạt của công nhân nhà máy cũng cần được xử lý thích hợp.
  • Khí thải từ các khu công nghiệp: Khói thải sản xuất, các loại bụi phát sinh như: Bụi giấy, bụi kim loại, bụi vải,… hay các dạng khí độc hại khác đều ảnh hưởng đến hệ hô hấp nói riêng và sức khỏe con người nói chung.

2.2. Chất thải công nghiệp nguy hại.

Là các nhóm chất thải công nghiệp chứa một chất hay hợp chất nguy hại hoặc khi kết hợp, tương tác với chất khác gây tác hại cho môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Ví dụ các loại gây nguy hại như: Chất dễ cháy nổ, ăn mòn, chất dễ ngộ độc hay lây nhiễm,…

Phân loại rác thải nguy hại:

  • Chất ăn mòn: Gây ăn mòn khi tiếp xúc với chất này. Gây nguy hại cho làn da, mắt, các cơ quan của con người và sinh vật.
  • Chất dễ cháy: Chất lỏng hoặc khí nén, chất oxy hóa, dễ cháy khi bị ma sát.
  • Chất dễ phản ứng, gây nổ: Khi trộn lẫn với nước hoặc các chất khác tạo ra chất độc hoặc khí có hại, thậm chí gây nổ.
  • Chất chứa độc: Có nồng độ gây độc quá mức quy định. Thường có các loại nước thải từ các đơn vị sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm,…
chất thải công nghiệp nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

3. Quy trình xử lý chất thải công nghiệp.

Để sàng lọc và xử lý hết các loại rác thải từ các hoạt động công nghiệp là một việc đòi hỏi nhiều công sức và tiền bạc. Do đó cần tuân theo một quy trình cụ thể để thuận tiện cho việc xử lý chất thải cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí.

Quy trình xử lý rác thải công nghiệp phổ biến như sau:

  • Bước 1: Phân loại cơ bản chất thải công nghiệp tại nguồn sản sinh. Cách phân loại có thể giống như trên hoặc theo cách quy định và phương pháp sẵn có của mỗi doanh nghiệp, tiện cho việc mang đi xử lý về sau.
  • Bước 2: Thu gom rác công nghiệp đã phân loại. Tốt nhất nên có quy định về loại vật đựng hoặc màu sắc riêng biệt. Lưu ý riêng với chất thải nguy hại cần có biển báo nhận biết và có vật chứa phù hợp.
  • Bước 3: Vận chuyển chất thải công nghiệp đến nơi xử lý.
  • Bước 4: Tiến hành xử lý mỗi loại rác thải theo phương thức phù hợp.

Tùy theo tình hình số lượng, tính chất rác thải của từng doanh nghiệp mà việc quản lý sẽ có thêm những quy định và các bước tiến hành khác nhau.

4. Các phương pháp xử lý chất thải công nghiệp phổ biến hiện nay.

Tác động nặng nề của ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Hiệu ứng nhà kính gia tăng, biến đổi khí hậu, tình trạng nóng lên toàn cầu kéo theo đó rất nhiều hệ quả. Vấn đề xử lý rác thải không còn là trách nhiệm của các cơ quan ban ngành. Mỗi cá nhân, doanh nghiệp rất cần trang bị kiến thức và các giải pháp xử lý rác thải hiệu quả. Hiện nay có một số phương pháp xử lý chất thải công nghiệp phổ biến như dưới đây:

4.1. Tái sử dụng lại vật chất.

Sau khi đã phân loại vật liệu, có thể tách nhỏ thêm các loại có thể tái dùng lại cho các mục đích khác, ví dụ:

  • Đất đá, mùn, gạch vỡ, gốm sứ hay thủy tinh vỡ có thể dùng làm xà bần hoặc dùng làm các sản phẩm thủ công,…
  • Nhựa hoặc giấy cứng cáp có thể dùng làm thùng, kệ,…
  • Gỗ có thể dùng cho các đơn vị làm ván ép,…
  • Kim loại có thể dùng làm vật kê hoặc làm giá đỡ,…

4.2. Tái chế chất thải.

Phế liệu có thể gửi đến các bãi tập trung, khu tái chế dùng các phương pháp phù hợp để chế biến lại thành các vật phẩm khác hữu ích cho các nhu cầu của con người. Các loại chất thải công nghiệp có thể sẽ được phân loại nhỏ hơn thành từng chủng loại vật liệu có đặc tính khác nhau như: Nhựa, giấy, kim loại, thủy tinh,… Tùy các công nghệ cụ thể mà rác thải nào sẽ được sử dụng như đầu vào của thiết bị tái chế. Một số công nghệ tái chế, phổ biến như: tái chế rác thải nhựa, tái chế pin, …

4.3. Phương pháp ủ hóa sinh học.

Một số rác thải hữu cơ, có thể phân hủy nhanh của các ngành công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp thường dùng công nghệ sinh học ủ tạo thành phân bón hóa học hoặc vật liệu cải tạo đất. Phương pháp này có ưu điểm là vừa giải quyết được một lượng lớn rác hữu cơ vừa có thể tạo ra sản phẩm mới mang lại giá trị kinh tế. Một số công nghệ nổi bật của phương thức này như: Khai thác năng lượng và quản lý dòng chất rắn sinh học, giải pháp phân hủy chất hữu cơ và tạo khí sinh học làm nhiên liệu và phân bón từ công ty Suez – Veolia, Lò hơi đốt bùn thải khu công nghiệp của công ty Mạc Tích (Martech),…

4.4. Các công nghệ xử lý nước thải công nghiệp.

Hiện nay có rất đa dạng phương pháp xử lý nước thải công nghiệp, sử dụng các công nghệ hóa học, sinh học, cơ học, hóa lý. Một vài công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện nay như: Giải pháp xử lý nước thải phi tập trung của công ty của WSS – Water Solutions SEA; máy làm trong, xử lý nước sinh học của tập đoàn Suez – Veolia; công nghệ lọc, khử trùng và oxy hóa từ công ty Mattenplant,…

Các công nghệ xử lý nước thải công nghiệp

4.5. Phương pháp đốt nhiệt.

Đây là phương pháp rất phổ biến vì có thể sử dụng cho hầu hết các loại rác thải công nghiệp, nhất là các loại rác khó xử lý bằng các cách thức trên. Các lò đốt nhiệt sẽ có nhiều công nghệ khác nhau, có những phương thức rất tối ưu và giảm thiểu được rất nhiều các tác động tiêu cực do việc tạo ra nhiều phụ phẩm sau khi đốt.

4.6. Phương pháp chôn lấp.

Đây là phương pháp sau cùng khi từng loại chất thải công nghiệp có thể xử lý đã được thực hiện bằng các công nghệ khác. Phần còn lại của mọi loại rác và mọi phương thức khác sẽ được mang đi chôn lấp. Hiện nay thế giới đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ chôn lấp đến mức tối đa. Ở các nước tiên tiến tỉ lệ chôn lấp rất thấp chỉ khoảng 10-15%. Trong khi ở Việt Nam, tỉ lệ này lên tới 70%, chỉ có 13% là được đem đốt để tạo năng lượng. [1]

Mỗi phương pháp nêu trên sẽ có các công nghệ đi kèm phù hợp với đặc tính của từng ngành công nghiệp, cũng như tình hình tài chính, quy mô doanh nghiệp. Để hiểu rõ và tìm ra giải pháp khả thi cho đơn vị mình, quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu sâu từng phương pháp hoặc tham gia Triển lãm Quốc tế đầu tiên về Công nghệ xử lý và Tái chế chất thải Waste and Recycling Vietnam 2023 vào tháng 11 tới đây.

Tại sự kiện, khách tham quan sẽ được tìm hiểu về các máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực quản lý chất thải. Một vài công ty đi đầu về các giải pháp xử lý chất thải công nghiệp như: Suez – Veolia, WSS – Water Solutions SEA, Matten Plant và Martech cũng có mặt tại WRV23. Đồng thời được lắng nghe tư vấn, chia sẻ trực tiếp từ các chuyên gia đầu ngành, cập nhất các xu thế mới nhất trong lĩnh vực môi trường nhằm tìm ra phương pháp xử lý chất thải công nghiệp phù hợp.

5. Tổng kết.

Như vậy bài viết vừa gửi đến quý độc giả thông tin trả lời cho câu hỏi “Chất thải công nghiệp là gì? Các phương pháp xử lý chất thải công nghiệp?”. RX Tradex hy vọng phần nào giúp doanh nghiệp có được ý tưởng để tìm kiếm các phương pháp phù hợp giải quyết vấn đề chất thải công nghiệp trong sản xuất của đơn vị. Cũng tại Triển lãm Công nghệ xử lý và Tái chế chất thải sắp tới, quý doanh nghiệp sẽ tìm được các câu trả lời cho những thắc mắc khác liên quan đến việc xử lý chất thải trong chính cơ sở sản xuất của mình. Ngoài ra, RX Tradex còn tổ chức 3 Triển lãm Quốc tế uy tín khác là Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam, và NEPCON Vietnam nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt tìm được nhiều cơ hội kết nối tiềm năng.

=======

[1] Thực trạng rác thải Việt Nam và thế giới