WRV – Waste and Recycling Expo Việt Nam

Chất thải rắn là gì? Tìm hiểu các công nghệ xử lý chất thải rắn ở Việt Nam

Chất thải rắn là gì? Tìm hiểu các công nghệ xử lý chất thải rắn ở Việt Nam

Có rất nhiều dạng chất thải được tạo ra trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của con người và tự nhiên như: Chất thải dạng rắn, lỏng và khí. Trong đó, chất thải rắn chiếm đa số và có nhiều chủng loại nhất. Hơn hết tác hại gây ra của loại chất thải này cũng lớn nhất, lâu dài và nặng nề cho cả môi trường, con người và các thế hệ sau. Vậy chất thải rắn là gì? Công nghệ xử lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay có những phương thức nào? Cùng RX Tradex tham khảo bài viết dưới đây với đầy đủ thông tin cụ thể và chi tiết.

1. Chất thải rắn là gì?

Là chất thải ở dạng rắn, được tạo ra từ nhiều nguồn gốc phát sinh khác nhau như: Các hoạt động sống, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xây dựng, y tế,… Ngay cả dạng bùn thải cũng là một loại chất thải rắn.

chất thải rắn được tạo ra từ nhiều nguồn như điện tử, y tế, ẩm thực, vật liệu,...

2. Có bao nhiêu loại chất thải rắn hiện nay?

Có rất nhiều chất thải rắn phát sinh mỗi ngày qua các hoạt động sống của con người. Các loại chất thải ngày càng ở những dạng rất phức tạp, khó phân loại do có nhiều sản phẩm phụ của các quá trình sản xuất và sự trộn lẫn của chúng khi thải ra. Trong khuôn khổ bài viết này dùng cách chia theo hướng phân loại tại nguồn, bao gồm 5 loại tiện cho việc xử lý chất thải về sau.

2.1. Chất thải rắn có thể tái sử dụng, tái chế.

Hầu hết các hoạt động từ sinh hoạt cho đến sản xuất, kinh doanh đều tạo ra các loại chất thải rắn có thể tái chế tái sử dụng hay tái chế. Các vật chất nên được tính đến khả năng có thể dùng lại hay không trước khi mang đi tái chế. 

Chất thải rắn có thể tái sử dụng hay tái chế rác thải điển hình như: Thủy tinh, nhựa, giấy, hộp sữa, kim loại,… Kể cả gỗ, đất đá cũng có thể tái dùng như xà bần hoặc tạo hình thành vật dụng khác. Với những loại này có thể ứng dụng nhiều công nghệ tái chế phổ biến hiện nay như: ,tái chế pin, tái chế rác thải nhựa, công nghệ tái chế giấy,…

2.2. Chất thải rắn hữu cơ hoặc từ thực phẩm có khả năng phân hủy nhanh.

Các thức ăn thừa, phần hư hỏng hoặc thải bỏ của rau củ quả sau khi sơ chế, các phụ phẩm nông nghiệp như: Vỏ cafe, bã trà, rơm rạ, cành cây, lá cây, cỏ khô, xác côn trùng, động vật,… đều là dạng chất thải hữu cơ.

2.3. Chất thải rắn nguy hại không lây nhiễm.

Các chất có thể gây ăn mòn, dễ cháy nổ, phóng xạ như: Các hóa chất, dược phẩm, vỏ chai thuốc có độc tính, thiết bị chứa huỳnh ngân, kim loại nặng, bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy,… Bên cạnh đó còn có bùn thải từ hệ thống nước thải y tế và tro thải từ lò đốt y tế,…

2.4. Chất thải rắn nguy hại có khả năng lây nhiễm.

Chúng là loại rác thải thường xuất hiện ở các bệnh viện, cơ quan y tế, điển hình như: Các kim tiêm, bao tay, vật phẩm y tế có dính máu hoặc các chất thải của người bệnh truyền nhiễm, xác động vật thí nghiệm, dụng cụ đựng mẫu bệnh phẩm và lọ đựng vắc xin,…

Chất thải rắn nguy hại có khả năng lây nhiễm

2.5. Chất thải rắn vô cơ khác.

Tất cả các loại rác thải khác khó phân loại hay ít phân hủy, khó thậm chí không thể tái chế sẽ được gom lại để mang đi xử lý chuyên biệt, đốt hoặc chôn lấp. Ví dụ các chất thải rắn loại này như: Bỉm tã em bé, băng vệ sinh, bao bì thực phẩm, túi nilon, quần áo cũ, các loại nhựa chết không thể tái chế,…

3. Công nghệ xử lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay.

Trên Thế giới có rất nhiều công nghệ xử lý chất thải tiến tiến và hiện tại, Việt Nam đang du nhập và học hỏi dần các công nghệ xanh nhằm xây dựng một nền công nghiệp xanh. Dưới đây là một số công nghệ xử lý chất thải rắn phổ biến hiện nay:

3.1. Công nghệ sử dụng nhiệt để đốt rác thải rắn.

Đây là phương pháp rất phổ biến tại Việt Nam. Rác thải sau khi qua các bước xử lý trước đó sẽ được mang đi đốt. Đặc biệt là các chất thải rắn độc hại từ công nghiệp hay các chất nguy hại dễ lây nhiễm từ y tế.

Ưu điểm:

  • Nhanh chóng, tiện lợi vì có thể thực hiện ngay tại chỗ.
  • Giảm được thể tích và khối lượng của chất thải từ 70 – 90% so với ban đầu. Do đó đỡ tốn diện tích chôn lấp hay lưu trữ.
  • Nhiệt lượng tỏa ra có thể dùng cho các công trình khác.
  • Xử lý được phần lớn các chất thải độc hại.
  • Yêu cầu diện tích nhỏ hơn các phương pháp khác.
  • Giảm bớt tác động đến môi trường hay ô nhiễm không khí hơn phương pháp chôn lấp.

Nhược điểm:

  • Phải xử lý khói thải và các phụ phẩm ra sau khi đốt. Các chất này thường sẽ độc hại và ảnh hưởng đến không khí và sức khỏe con người.
  • Vận hành dây chuyền cần chuyên môn và kỹ thuật cao.
  • Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
  • Không phải mọi loại chất thải đều đốt được. Những chất không nên đốt như: Chất không cháy được, chất thải phóng xạ, dễ nổ,…

3.2. Công nghệ xử lý chất thải hữu cơ bằng ủ hóa sinh học.

Phương pháp này dùng cho các chất thải có thể phân hủy nhanh, giúp chuyển các loại rác thải rắn hữu cơ không độc hại thành phân bón hoặc vật liệu cải tạo đất. Quá trình ủ sinh học bắt đầu bằng khử nước, sau đó tiếp tục ủ cho đến khi ẩm và xốp. Nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát để vật chất luôn ở trạng thái hiếu khí suốt thời gian ủ. Sản phẩm cuối cùng là C02, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững.

Ưu điểm:

  • Giúp giảm khối lượng và thể tích chất thải hiệu quả, cụ thể là 50% lượng chất thải rắn đô thị. [1]
  • Tiêu diệt mầm bệnh trong chất thải và sản xuất khí sinh học để sử dụng năng lượng.
  • An toàn với môi trường, góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm không khí, nước thải do chất thải hữu cơ bị phân hủy.
  • Tạo ra các thành phẩm có lợi và mang lại giá trị kinh tế.

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều diện tích đặt để dụng cụ ủ rác thải.
  • Cần tìm đầu ra cho phân compost.

3.3. Công nghệ khí hóa Plasma.

Là phương pháp sử dụng nhiệt độ rất cao (>2000 độ C) trong môi trường thiếu oxy để phân hủy hoàn toàn chất thải rắn thành các phân tử đơn giản. Nhờ được chuyển thành các nguyên tố cơ bản, các vật liệu ngay cả rác thải nguy hại cũng trở thành một chất hữu ích.

Ưu điểm:

  • Giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc, ức chế quá trình phát triển, biến đổi của virus trong môi trường. Đồng thời làm tăng độ ẩm trong không khí và khử sạch mùi hôi khó chịu. Từ đó giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh về đường hô hấp.
  • Sử dụng rất ít năng lượng điện giúp tiết kiệm chi phí.
  • Không sử dụng hóa chất.
  • Dễ dàng lắp đặt, vận hành, giảm chi phí bảo hành, tuổi thọ dài.

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Điều này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi trang bị và thu hồi vốn.
  • Trong quá trình khử khí sinh ra nhiều ozone – loại khí có khả năng gây ra nhiều bệnh lý đường hô hấp như: Viêm phế quản, hen suyễn, ho, ngứa họng,…

3.4. Công nghệ tái chế rác thải rắn.

Dùng chủ yếu cho rác thải nhựa, giấy, kim loại, thủy tinh hoặc cao su. Rác thải tái chế sau khi được phân loại sẽ đưa đến các khu xử lý phù hợp, sử dụng các công nghệ để nung chảy, và đúc lại thành các vật phẩm mới.

Công nghệ tái chế rác thải rắn.  Dùng chủ yếu cho rác thải nhựa, giấy, kim loại, thủy tinh hoặc cao su

Ưu điểm:

  • Giảm tải một lượng đáng kể loại chất thải phổ biến này ra môi trường.
  • Giảm ô nhiễm không khí, nước,… đồng thời giảm thời gian và chi phí xử lý chôn lấp cùng hệ quả của việc chôn rác. Từ đó giảm phát thải khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu.
  • Giúp tạo ra doanh thu nhờ nguồn nguyên liệu tái chế lại.
  • Giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng để khai thác nguyên liệu sản xuất cùng lượng vật liệu đã thải bỏ đó. Theo một số nghiên cứu, để có được lượng nhôm trong một lon nhôm vứt đi, phải bỏ thêm 10% năng lượng nữa để lấy được lượng nhôm đó từ quặng nguyên chất. [2]
  • Giảm ô nhiễm do khai thác mới các quặng nguyên liệu tạo ra. Ví dụ làm thanh thép từ phế liệu cần ít hơn tới 74% năng lượng, lượng nước ít hơn 50%. Trong khi đó lại giảm được lượng phát thải khí ô nhiễm tới 85%. [3]

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư cho máy móc và công nghệ, nhân lực tái chế lớn.
  • Không phổ biến cho cộng đồng mà thường dành cho các đơn vị lớn và cần địa điểm phù hợp.
  • Sản phẩm tái chế chất lượng không cao như trước.
  • Có thể gây ra các loại ô nhiễm khác trong quá trình tái chế.
  • Khí thải Metan có thể gây tăng hiệu ứng nhà kính.

Như vậy, mỗi công nghệ sẽ có các ưu điểm và độ phù hợp nhất định nhưng đồng thời cũng có những nhược điểm cần lưu ý. Do đó để áp dụng phương pháp phù hợp với đặc điểm từng đơn vị cần có sự tư vấn rõ ràng và chuyên sâu. Các doanh nghiệp có thể tham khảo các máy móc thiết bị, công nghệ và giải pháp tiên tiến tại Triển lãm Quốc tế đầu tiên về Công nghệ xử lý và Tái chế chất thải Waste and Recycling Vietnam 2023. Tại đây, khách tham quan có thể gặp gỡ các chuyên gia, các kỹ sư chuyên môn cao về lĩnh vực quản lý rác thải để được cập nhật kiến thức, các xu thế mới nhất về môi trường, cũng như được nghe tư vấn các giải pháp phù hợp với tình hình doanh nghiệp.

4. Quy trình xử lý chất thải rắn đúng cách.

Việc xử lý loại chất thải này rất cấp thiết bởi lượng rác này chiếm số lượng lớn và cũng mang nhiều nguy hại tiềm ẩn cho môi trường nhất. Nếu không xử lý đúng cách thì lượng rác khổng lồ này sẽ tạo ra các khí độc, chất độc nhiễm vào bầu khí quyển, nguồn nước sinh hoạt hiện tại và về lâu dài.

Quá trình quản lý chất thải rắn hiệu quả và đúng đắn đi theo các bước sau: Giảm thiểu phát thải -> Tái sử dụng -> Tái chế -> Xử lý -> Tiêu hủy.

Riêng giai đoạn xử lý chất thải sẽ diễn ra quy trình như sau:

Bước 1: Phân loại rác thải rắn tại nguồn theo 5 loại như trên: Chất thải tái sử dụng & tái chế, rác hữu cơ & thực phẩm, rác nguy hại không lây nhiễm, rác nguy hại có lây nhiễm, rác sinh hoạt khác.

Bước 2: Thu gom rác đã phân loại vào những vật chứa phù hợp, ghi chú rõ ràng. Đặc biệt là các loại rác nguy hại cần dán biển cảnh báo.

Bước 3: Vận chuyển rác thải đến bãi tập trung.

Bước 4: Tiến hành xử lý rác bằng phương pháp phù hợp dựa vào tính chất, mức độ độc hại của chất thải.

5. Tổng kết.

Qua bài viết trên, RX Tradex hy vọng phần nào đã giải đáp các thắc mắc về “Chất thải rắn là gì? Công nghệ xử lý chất thải rắn ở Việt Nam?”. Hiểu rõ những điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm ý tưởng để tìm kiếm công nghệ và giải pháp phù hợp. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu Triển lãm WRV23 để có nhiều cơ hội hợp tác với các đơn vị đầu ngành về lĩnh vực quản lý rác thải và giải đáp được các mong muốn. Ngoài ra trong năm 2023, RX Tradex còn tổ chức các sự kiện Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam, và NEPCON Vietnam tạo ra các cơ hội kết nối giữa người mua và các đơn vị triển lãm cùng các đối tác chiến lược.

=======

[1] Các công nghệ xử lý chất thải.

[2], [3] Tái chế chất thải rắn.