WRV – Waste and Recycling Expo Việt Nam

Có những phương pháp xử lý chất thải nào?

Có những phương pháp xử lý chất thải nào?

Các phương pháp xử lý chất thải tại nước ta gồm: chôn lấp, đốt rác, phát điện, sản xuất phân bón,.… còn khá thô sơ và lạc hậu. “Theo thông tin của sở Tài Nguyên Môi Trường, hiện nay TP HCM cũng đang ưu tiên chuyển việc xử lý rác thải từ chôn lấp sang đốt. Mục tiêu đến năm đến năm 2025 chỉ còn 20% rác được chôn lấp.” Để chung tay cùng nhà nước hoàn thành mục tiêu, các doanh nghiệp cần tiếp thu và ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến hơn. Vậy, hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới có những công nghệ xử lý chất thải nào? Hãy cùng RX Tradex tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hiện nay, có những phương pháp xử lý chất thải nào?

6 phương pháp xử lý chất thải trong sản xuất và đời sống.

Hiện nay, xử lý chất thải gồm có những phương pháp xử lý chất thải phổ biến như sau:

  • Xử lý cơ học chất thải rắn đô thị.
  • Xử lý cơ khí chất thải công nghiệp và khai khoáng.
  • Xử lý sinh học chất thải hữu cơ.
  • Xử lý nhiệt chất thải rắn đô thị.
  • Xử lý nhiệt chất thải và phụ phẩm công nghiệp.
  • Xử lý hóa lý chất thải nguy hại.

Những quá trình xử lý chất thải được ứng dụng rộng rãi hiện nay.

  • Chôn lấp (Landfilling): Quá trình này được áp dụng với các loại chất thải như: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp, chất thải có thể phân hủy sinh học,… tạo ra khí bãi rác với nồng độ cao.
  • Đốt (Incineration): Quá trình này thường dùng để xử lý chất thải dễ cháy như: Chất thải rắn đô thị, một số chất thải nguy hại, chất thải y tế và một số chất thải công nghiệp khác.
  • Ủ phân và phân hủy kỵ khí (Composting and anaerobic digestion): Là quá trình xử lý ưa khí sử dụng vi sinh vật để phân hủy phân hữu cơ. Phương pháp xử lý chất thải rắn này thường ứng dụng để tách các chất thải rắn thành carbon dioxide và nước, từ đó tạo ra các chất thải hữu ích cho việc điều hòa đất trong nông nghiệp hay cải tạo đất và trồng trọt.
  • Tái chế (Recycling): Đây là quá trình tái chế các chất thải đô thị có những thành như: Giấy, nhựa, kim loại và thủy tinh,… với các tỷ lệ khác nhau đối với các loại khác nhau.

Top 10 công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam và trên thế giới.

Công nghệ đốt rác phát điện tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới

Nước chúng ta phát sinh trung bình 64.658 tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó khu vực đô thị chiếm 55%, khu vực nông thôn chiếm 45%. Để xử lý lượng chất thải rắn này, hiện trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lý với hơn 381 lò đốt, trong đó phương pháp xử lý chất thải bằng cách đốt thu hồi năng lượng phát điện được ứng dụng phổ biến. Điện rác hay đốt rác phát điện là công nghệ tiên tiến giúp chuyển hóa rác thải thành tài nguyên và được nhiều nước như Việt Nam và khu vực lân cận ứng dụng chúng có thể xử lý triệt để một lượng lớn rác thải, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Công nghệ này áp dụng để xử lý các chất thải như: Nước thải, tro xỉ, khí và mùi,… cũng được khử độc tố trước khi được thải ra môi trường.

Công nghệ MET – Công nghệ xử lý nước thải tốt nhất Việt Nam.

Công nghệ xử lý nước thải dựa trên quá trình cơ tĩnh điện với nguyên lý luân chuyển áp lực thông qua việc lắp đặt hệ thống ống nhựa. Nhờ đó, công nghệ có thể phân tách dòng nước và tạo thành màng lọc tự nhiên, mang lại nguồn nước sạch sau khi xử lý. Công nghệ MET được người Việt Nam phát triển không những mang lại hiệu quả cao, đơn giản mà còn tiết kiệm không gian cài đặt. Bên cạnh đó, MET còn được ứng dụng lọc nước giếng khoan với chi phí thấp, an toàn tuyệt đối và hiệu quả cao. Công nghệ MET được ứng dụng rộng rãi trong: Xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải sinh hoạt,…

Công nghệ sinh học tái chế nhựa PET của Áo.

PET là một loại nhựa nhiệt dẻo thường được tái chế bằng cách đun nóng chảy hoặc cắt nhỏ, vì vậy sản phẩm thu được có chất lượng kém. Nhưng một quốc gia nhỏ bé như Áo đã có bước đột phá trong việc xử lý loại rác thải này bằng công nghệ sinh học tái chế nhựa PET. Công nghệ sử dụng một loại enzym chiết xuất từ ​​nấm để tái chế nhựa PET. Dưới tác dụng của enzyme, loại nhựa này sẽ bị phân hủy thành các phân tử nhỏ và chuyển hóa thành nhựa chất lượng cao.

Công nghệ xử lý nước với màng siêu lọc ZeeWeed.

Màng siêu lọc ZeeWeed là một trong những công nghệ tiên tiến được ưu tiên lựa chọn trong ngành xử lý nước của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. ZeeWeed sử dụng công nghệ sợi rỗng siêu lọc để xử lý hầu như mọi loại nước, bao gồm: Nước thô, nước uống, nước thải và nước thải công nghiệp,…

Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi CFB của Nhật.

Công nghệ xử lý CFB (Công nghệ đốt hóa lỏng) là quá trình đốt lò để tiêu hủy chất thải. Đây được đánh giá là giải pháp rất hiệu quả, bởi có thể chôn lượng lớn chất thải trong một lớp cát rồi sử dụng luồng khí và một số hóa chất khác để xử lý. Bên cạnh đó, CFB còn đốt cháy được cả những vật liệu khó cháy nhất một cách nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với nhiều phương pháp xử lý chất thải khác. Ngoài ra, các khí độc hại thải ra môi trường như: NO, SO2,… ít hơn nhiều so với các phương pháp lò đốt khác, do nhiệt độ buồng đốt thấp, chỉ cần đạt khoảng 800 độ C. Hơn hết, nhiệt lượng tỏa ra từ công nghệ này còn có thể sử dụng để phát điện.

Công nghệ sinh học Monsal của Veolia Mỹ.

Công nghệ sinh học Monsal là một giải pháp xử lý chất thải và năng lượng tái tạo được phát triển bởi Veolia Environmental Services. Monsal sử dụng quá trình phân hủy kỵ khí để chuyển hóa chất thải hữu cơ thành khí sinh học (một dạng năng lượng) và chất rắn thành phân bón. Ngoài ra, việc xử lý bùn cống rãnh giúp tạo ra phân hữu cơ sạch đồng thời tiêu diệt vi khuẩn có hại, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

Công nghệ xử lý rác của Thụy Điển.

Lượng rác thải cần phải chôn lấp ở Thuỵ Điện chỉ chiếm khoảng 1%, còn 47% được tái chế và 52% được đốt để sản xuất nhiệt và điện. Có đến 50% lượng điện tiêu thụ của Thuỵ Điển đến từ việc tái tạo năng lượng. Người Thụy Điển đã thiết lập mạng lưới đốt rác để thu lại nguồn điện, tạo nên mạng lưới điện Quốc gia. Quốc gia này đã và đang thực hiện quy trình phân loại rác thải rất khoa học, kể từ những năm 1970. Chính vì thế, để đáp ứng “nhu cầu về rác” này, người dân Thụy Điển vẫn phải nhập khẩu rác từ các nước khác.

Công nghệ quản lý chất thải tại Bỉ.

75% lượng rác của Bỉ được tái sử dụng hay tái chế hoặc ủ phân. Tài nguyên của quốc gia này được tái sử dụng như vòng tuần hoàn. Công nghệ xử lý rác thải của Bỉ có 2 quy trình quản lý chất thải cực kỳ tiên tiến là: Ecolizer và Green Events.

Công nghệ Ecolizer: Áp dụng hệ thống quản lý sản xuất đảm bảo mức chất thải thấp và sạch. Hệ thống này sẽ tính toán sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ, năng lượng và xử lý chất thải. Cho phép các nhà sản xuất đánh giá tác động môi trường của các sản phẩm để giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Công nghệ Green Events: Là hệ thống quản lý và đánh giá lượng chất thải hay các vật dụng không còn được sử dụng tại các địa điểm tổ chức sự kiện. Công nghệ này hoạt động trực tiếp trên website tương tự Ecolizer. Bên cạnh đó, các cá nhân, đơn vị tổ chức sự kiện khác có thể thuê hay sử dụng lại nhằm tránh gây lãng phí.

Công nghệ xử lý nước thải AOP.

Công nghệ AOP (Advanced Oxidation Processes) là một phương pháp xử lý chất thải được GREE ứng dụng để xử lý triệt để các chất ô nhiễm hữu cơ khó cháy trong nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Công nghệ này sử dụng quá trình oxy hóa nâng cao bằng cách tạo ra chất oxy hóa thứ cấp mạnh hơn, hydroxit (OH), phân hủy có chọn lọc các chất hữu cơ cứng đầu nhất. Quá trình này tiếp tục cho đến khi các chất ô nhiễm được khoáng hóa hoàn toàn thành carbon dioxide (CO2), nước (H2O) và các axit vô cơ khác,…

Tổng kết.

Qua bài viết trên, RX Tradex hy vọng doanh nghiệp sẽ nắm bắt được có những phương pháp xử lý chất thải phổ biến hiện nay. Nội dung cũng cung cấp nhiều thông tin và góc nhìn mới về hiện trạng xử lý rác thải tại Việt Nam. Nếu quan tâm đến lĩnh vực môi trường và quản lý chất thải, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về các xu hướng mới và công nghệ tiên tiến trong ngành tại Triển lãm Quốc tế đầu tiên về Công nghệ xử lý và Tái chế chất thải Waste and Recycling Vietnam 2023.

Triển lãm sẽ là điểm đến lý tưởng để doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối, học hỏi hay trải nghiệm những công nghệ, giải pháp xử lý chất thải từ các thương hiệu quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực môi trường. Ngoài ra, RX Tradex còn tổ chức các Triển lãm Quốc tế khác trong năm 2023 như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam, NEPCON Vietnam giúp doanh nghiệp mở rộng mối quan hệ hay tìm kiếm các đối tác chất lượng và giao thương với các khách hàng tiềm năng.