Thách thức và cơ hội của ngành sản xuất trước công nghệ 4.0
Hiện nay, những thành tựu của công nghệ 4.0 đang được áp dụng trên nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đây được dự đoán là xu hướng tất yếu trong công cuộc đổi mới mô hình kinh doanh nhằm cải thiện lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, để doanh nghiệp Việt bắt kịp và đưa những công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất đang gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Trong bài viết hôm nay, cùng RX Tradex tìm hiểu về những thách thức và cơ hội của ngành sản xuất trước công nghệ 4.0 cùng hướng đi nào cho doanh nghiệp trong thời đại số.
1. Công nghệ 4.0 đang là cuộc cách mạng thay đổi toàn bộ ngành sản xuất.
Công nghệ 4.0 đang là cuộc cách mạng thay đổi toàn bộ ngành sản xuất
Có thể nói, công nghệ 4.0 đang tạo nên cuộc cách mạng trong ngành sản xuất công nghiệp, thay đổi toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Hiện tại, công nghệ 4.0 làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học, tạo ra nhiều sản phẩm đột phá, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề kinh doanh. Tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam, công nghệ 4.0 sẽ là bàn đạp để doanh nghiệp vươn ra biển lớn, bắt kịp nền kinh tế toàn cầu và xây dựng những chiến lược phát triển bền vững.
Đồng thời, để ngành sản xuất tại Việt Nam bắt kịp các xu hướng công nghệ này. Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, ban, ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Từ đó, doanh nghiệp Việt có thể nâng cao năng lực sản xuất, chủ động tiếp cận và triển khai các kỹ thuật, trang thiết bị tiên tiến vào mô hình kinh doanh.
Hiện nay, một số công nghệ 4.0 phổ biến và được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam là:
- Công nghệ 4.0 trong lĩnh vực kỹ thuật số: Trí tuệ nhân tạo (AI), internet of things (IoT), dữ liệu lớn (Big Data),…
- Công nghệ 4.0 trong lĩnh vực sinh học: Nông nghiệp sạch, thiết bị chế biến thực phẩm, năng lượng tái tạo,…
- Công nghệ 4.0 trong lĩnh vực trong lĩnh vực vật lý: Robot tự động thế hệ mới, công nghệ in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions), công nghệ nano,…
- …
2. Thách thức của ngành sản xuất trước công nghệ 4.0.
Theo ông Nguyễn Văn Công – Phó phòng Hành chính tỉnh Ninh Thuận, mặt trái của công nghiệp 4.0 là sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng, không ổn định về kinh tế. Những thay đổi về cách thức giao tiếp trên thế giới ảo đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. [1] Vì vậy, với sự thay đổi và phát triển thần tốc của các xu hướng công nghệ sản xuất như hiện nay, bên cạnh những cơ hội, ngành sản xuất sẽ phải đối diện với rất nhiều thách thức cần phải giải quyết, bao gồm những vấn đề dưới đây.
2.1. Thách thức về khả năng quản lý công nghệ.
Để bắt kịp với xu hướng công nghệ 4.0, doanh nghiệp ngành sản xuất tại Việt Nam bắt buộc phải có những thay đổi và cải tiến không chỉ trong quy trình mà còn cả bộ máy quản lý. Với vai trò then chốt trong việc lên chiến lược phát triển cho cả công ty, các cấp quản lý cần xác định những công nghệ 4.0 nào sẽ là chủ đạo trong hoạt động sản xuất.
Ngành sản xuất tại Việt Nam bắt buộc phải có những thay đổi và cải tiến về quy trình và bộ máy quản lý
Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần nắm rõ ưu và nhược điểm của công nghệ đó, tránh gây lãng phí ngân sách vì nếu đầu tư không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến cả mô hình kinh doanh. Vì vậy, một trong những điểm cốt lõi khi áp dụng công nghệ 4.0 vào ngành sản xuất là khả năng quản lý và sử dụng hiệu quả của doanh nghiệp.
2.2. Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị chưa đáp ứng được sự thay đổi trong sản xuất.
Đi kèm với những cải tiến trong công nghệ thì trang thiết bị và nền tảng hạ tầng cũng cần đổi mới để đáp ứng với sự thay đổi trong sản xuất, đem lại hiệu quả cao nhất. Hiện nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin, trung tâm dữ liệu và phần mềm ứng dụng đã được phổ biến tại hầu hết doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm nghẽn nhất định trong các đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, nhiều nhà máy, công xưởng vẫn chưa được đầu tư trang thiết bị đáp ứng đủ tiêu chuẩn để chuyển đổi số. Ngoài ra, hạn chế về nguồn vốn cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc cải tiến máy móc sản xuất, đổi mới quy trình sản xuất diễn ra khá chậm tại Việt Nam.
2.3. Thiếu nhân sự chất lượng cao để ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình sản xuất.
Hiện nay, bài toán nhân sự cũng là một thách thức đáng kể đối với ngành sản xuất trong câu chuyện áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động kinh doanh. Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng với nền kinh tế có nhân công giá rẻ, nguồn lao động dồi dào trong nhiều năm trở lại đây khiến nước ta trở thành một trong những địa điểm đặt nhà máy gia công, lắp ráp hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, đi kèm với đó là vấn đề thiếu hụt nhân sự tay nghề cao, có thể vận hành máy móc và trang thiết bị hiện đại trong hoạt động sản xuất.
Để phát triển công nghệ sản xuất 4.0 cần đầu tư về nhân lực vận hành
Ví dụ trong ngành công nghiệp ô tô, doanh nghiệp Việt gần như chỉ có thể sản xuất các bộ phận đơn giản như: Ghế ngồi, kính, săm lốp xe,… Nước ta phải nhập khẩu ròng hầu hết các nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ cao như: Hệ thống phanh, ly hợp, hộp số, hệ thống lái,… [2] Hầu hết là những sản phẩm cần ứng dụng công nghệ cao 4.0 vào khâu sản xuất.
2.4. Ngành sản xuất tại Việt Nam còn bị động trước các xu thế phát triển mới.
Công nghệ 4.0 thực sự đã mở ra những hướng đi mới, giúp doanh nghiệp tạo ra cơ hội bứt phá, vươn lên trong thị trường ngày càng cạnh tranh như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, đặc biệt là các công ty gia đình, có thâm niên hoạt động kinh doanh lâu năm vẫn còn bị động trước những sự thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp đang dần bị hụt hơi hoặc chưa sẵn sàng cho công cuộc đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận và trải nghiệm các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Để bắt kịp với xu hướng toàn cầu, doanh nghiệp cần tham gia các sân chơi lớn và tìm hiểu về những tiến bộ trong khoa học, kỹ thuật. Từ đó, doanh nghiệp Việt mới có thể nắm thế chủ động trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất.
3. Cơ hội của ngành sản xuất trước các xu hướng công nghệ 4.0.
3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện lợi thế cạnh tranh.
Với việc ứng dụng các công nghệ 4.0 như: In 3D, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây,… vào hoạt động sản xuất, doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng đầu ra sản phẩm. Từ đó, đơn vị kinh doanh có thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh bằng cách đem những sản phẩm với hiệu năng vượt trội đến tay người tiêu dùng. Trên hết, với một thị trường khốc liệt như hiện nay, thì việc cải tiến chất lượng sản phẩm là điều then chốt, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.
3.2. Tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí vận hành doanh nghiệp.
Công nghệ 4.0 giờ đây đã trở thành một trong những xu hướng hàng đầu, ảnh hưởng đến hầu hết lĩnh vực kinh doanh, sản xuất. Hiện nay, doanh nghiệp đã có thể ứng dụng các thiết bị, máy móc hiện đại nhằm tự động hóa quy trình sản xuất, tiêu biểu như: Cánh tay robot, người máy tự vận hành, dây chuyền lắp ráp tự động,… Qua đó, các đơn vị sản xuất có thể hướng tới tối ưu hóa quy trình, cải thiện năng suất làm việc nhằm giảm chi phí vận hành và tăng biên độ lợi nhuận.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào kinh doanh giúp quy trình sản xuất nhanh hơn, giảm phụ thuộc vào nhân công lao động và xây dựng hệ thống dữ liệu quản lý hiệu quả. Có thể nói, công nghệ 4.0 đang là nền tảng để ngành sản xuất phát triển và cải thiện liên tục trong nhiều năm trở lại đây, mang đến thành công cho các doanh nghiệp biết tận dụng tốt xu hướng này.
3.3. Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngày nay, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ 4.0 để quản trị chuỗi cung ứng và logistics trong việc giao thương với các đối tác quốc tế. Các công nghệ như: Nhà kho thông minh, thương mại điện tử, hệ thống IoT,… mở ra cơ hội làm việc với khách hàng đến từ mọi nơi trên thế giới. Qua đó, doanh nghiệp sản xuất có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cải thiện khâu phân phối sản phẩm và mở rộng mạng lưới giao thương trên thế giới, cơ hội đưa doanh nghiệp vươn tầm quốc tế.
4. Tổng kết.
Trên đây là bài viết về thách thức và cơ hội của ngành sản xuất trước công nghệ 4.0. Có thể nói, bên cạnh những khó khăn, hạn chế hiện tại, doanh nghiệp Việt đang đứng trước một cơ hội rất lớn để đưa công nghệ vào chiến lược phát triển đột phá trong tương lai. Và trong năm nay, nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm hướng đi mới, RX Tradex Vietnam sẽ tổ chức Triển lãm Quốc tế Vietnam Manufacturing Expo giúp kết nối đối tác giao thương và đẩy mạnh hoạt động mua bán. Ngoài ra cũng trong năm 2023, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khác như: NEPCON Vietnam, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam.
Chú thích: