NEV – NEPCON Vietnam

Công nghệ điện tử là gì? Tương lai của ngành công nghệ này?

Công nghệ điện tử là gì? Tương lai của ngành công nghệ này?

Trong thời điểm hiện tại, công nghiệp điện tử là ngành có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế cũng như tạo ra nhiều bước tiến mạnh mẽ cho các lĩnh vực công nghiệp khác. Cùng những đột phá trong khoa học, kỹ thuật toàn cầu, ngành điện tử đang thực sự bùng nổ với hàng loạt công nghệ tiên tiến như: Trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, Internet vạn vật,… qua đó, lĩnh vực này dần trở thành xương sống cho mọi hoạt động của con người. Vậy, công nghệ điện tử là gì? Tương lai của ngành công nghệ điện tử? Hãy cùng RX Tradex tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Công nghệ điện tử là gì?

Khái niệm công nghệ điện tử nên hiểu như thế nào? Công nghệ điện tử được hiểu là lĩnh vực liên quan đến sử dụng thiết bị, linh kiện và quy trình điện tử để thực hiện các công việc như: Chuyển đổi, xử lý, truyền tải thông tin và những hoạt động có liên quan đến điện – điện tử. Đây là lĩnh vực có mục đích cải thiện hiệu suất của hệ thống, thiết bị điện tử. Hiện tại, ứng dụng của công nghệ điện tử trải dài trên nhiều lĩnh vực, bao gồm: Điện tử tiêu dùng, viễn thông, công nghiệp, y tế,… đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế và xã hội.

2. Vai trò của công nghệ điện tử.

Công nghiệp điện tử có những vai trò gì? Ngày nay, công nghệ điện tử có tầm quan trọng rất lớn trong kinh doanh, sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày. Có thể nói, hầu hết hoạt động của con người trong thời điểm hiện tại đều có sự góp mặt của công nghệ điện tử, bao gồm: Làm việc, giải trí, học tập,… Dưới đây là những ứng dụng cụ thể của công nghệ điện tử:

  • Tiêu dùng: Bao gồm các thiết bị điện tử như: Điện thoại di động, máy tính, tivi thông minh, máy nghe nhạc cùng các thiết bị gia dụng khác,… giúp người dùng kết nối, giải trí và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Viễn thông: Công nghệ điện tử cung cấp cơ sở hạ tầng cho viễn thông, bao gồm: Mạng di động, Internet, dịch vụ truyền thông,… giúp kết nối và truyền tải thông tin, dữ liệu trên toàn cầu.
  • Công nghiệp: Được áp dụng trong các ngành sản xuất công nghiệp, tiêu biểu như: Điều khiển tự động trong nhà máy, thiết bị, máy móc công nghiệp, quản lý sản xuất,…
  • Y tế: Được sử dụng trong thiết bị y tế, bao gồm: Máy siêu âm, thiết bị theo dõi sức khỏe, máy móc chẩn đoán bệnh bằng tia X,…
  • An ninh và bảo mật: Công nghệ điện tử được ứng dụng trong hệ thống an ninh và bảo mật, chẳng hạn như: Camera, thiết bị định vị, mã hóa thông tin,….
  • Năng lượng và môi trường: Với công nghệ điện tử, doanh nghiệp có thể áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, quản lý tài nguyên và theo dõi tình trạng môi trường.
cong-nghe-dien-tu-la-gi-tuong-lai-cua-nganh-cong-nghe-nay1.jpg

3. Tương lai của ngành công nghệ điện tử tại Việt Nam.

Ngành công nghệ điện tử tại Việt Nam tương lai sẽ ra sao? Hiện nay, công nghiệp điện tử có vị trí then chốt trong nền kinh tế Việt Nam, tác động lớn đến các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Bằng chứng là mặc dù trải qua 3 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ngành điện tử vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu. Cụ thể, theo số liệu sơ bộ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3/2023 có 4 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD. Trong đó, vị trí đứng đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 2,22 tỷ USD doanh số xuất khẩu, tiếp đến là điện thoại và linh kiện đạt 1,75 tỷ USD, thứ ba là máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt khoảng 1,57 tỷ USD, và cuối cùng là hàng dệt may đạt 1,23 tỷ USD. [1]

Trong thời điểm hiện tại, các sản phẩm công nghệ điện tử được sản xuất trong nước đã đáp ứng tính đa dạng về chủng loại, màu sắc, mẫu mã, từ đó giải quyết phần lớn nhu cầu nội địa và có khả năng xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành công nghệ điện tử chủ yếu đến từ nguồn vốn đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,… ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Vì vậy, trong tương lai, đây vẫn là ngành nghề chiếm thị phần rất lớn trong cơ cấu kinh tế nước ta, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp, startup vươn lên bứt phá.

Ngoài ra, để tạo đà phát triển cho ngành công nghệ điện tử, Chính phủ Việt Nam cũng đang có nhiều chính sách hỗ trợ đường dài, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Trong thực tế, Bộ Công Thương đã chủ động tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng, góp phần giúp các công ty trong nước kết nối với các tập đoàn đa quốc gia, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, Bộ còn rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm điện tử. [2] Nhìn chung, ngành công nghệ điện tử tại nước ta đang có bức tranh cực kỳ tươi sáng, là mảnh đất màu mỡ để nhiều đơn vị sản xuất tập trung phát triển với hàng loạt chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

4. Giới thiệu một số công nghệ điện tử dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Những công nghệ điện tử nào sẽ phát triển trong tương lai? Dưới đây là một số công nghệ điện tử mới, hứa hẹn sẽ đem đến những bước tiến đột phá trong các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như đời sống hiện nay:

  • 5G và Mạng di động thế hệ mới: Với sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, công nghệ 5G đang sẽ mang đến tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu kết nối và trải nghiệm trực tuyến ngày càng cao.
  • Internet of Things (IoT): Công nghệ IoT giúp kết nối các thiết bị thông minh và cảm biến với nhau qua Internet, tạo ra mạng lưới thông tin nhằm theo dõi, quản lý và tương tác với môi trường xung quanh. Trong tương lai, công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp kết nối và kiểm soát từ xa toàn bộ quy trình sản xuất.
  • Trí tuệ nhân tạo (AI): Sự phát triển thần tốc của công nghệ AI đã khiến cả thế giới bắt đầu cuộc chạy đua công nghệ điện tử này, bao gồm các ứng dụng như: Hệ thống robot thông minh, ứng dụng dự đoán, phân tích dữ liệu,… Dự kiến với đà tăng trưởng như hiện nay, AI sẽ là hạt nhân trong cuộc cách mạng 4.0, thay đổi toàn bộ nền kinh tế thế giới.
  • Ô tô tự hành: Hiện nay, công nghệ điện tử ô tô tự hành được xem là tương lai của ngành xe hơi, với khả năng tự lái và hệ thống hỗ trợ lái an toàn cao.
  • Hệ thống nhận dạng khuôn mặt và vân tay: Với việc bảo mật thông tin đang trở nên cực kỳ quan trọng như thời điểm hiện nay, các công nghệ nhận dạng vân tay và khuôn mặt được kỳ vọng sẽ là giải pháp để đảm bảo an toàn dữ liệu cá nhân một cách hiệu quả.
  • Năng lượng xanh: Trong tương lai, công nghệ điện tử này sẽ đem đến các giải pháp về nguồn năng lượng xanh tái tạo như: Pin năng lượng mặt trời, hệ thống điện gió, lưu trữ năng lượng sạch,… đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững và giảm khí nhà kính.
  • Đô thị thông minh (Smart Cities): Dự kiến, công nghệ điện tử sẽ giúp các nhà quản lý có thể tự động kiểm soát về lưu lượng giao thông, chất thải và hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công cộng thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị.

5. Tổng kết.

Trên đây là bài viết của RX Tradex về “Công nghệ điện tử là gì? Tương lai của ngành công nghệ điện tử?”. Hy vọng, qua những thông tin trên, doanh nghiệp có thể hiểu rõ về công nghệ điện tử cũng như góc nhìn về tương lai đầy tiềm năng của lĩnh vực này. Bên cạnh đó, trong năm nay, doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu thêm về các công nghệ, thiết bị điện tử mới nhất, có thể tham gia ngay Triển lãm Quốc tế NEPCON Vietnam do công ty RX Tradex Vietnam tổ chức. Ngoài ra cũng trong năm 2023, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khu vực như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam.

Chú thích:
[1], [2]: Tạo vị thế cho ngành công nghiệp điện tử.