Các xu hướng công nghệ sản xuất đáng được mong đợi
Có thể thấy trong vài năm trở lại đây, công nghệ sản xuất đang có nhiều đóng góp to lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc ứng dụng khoa học công nghệ cùng nhiều thiết bị mới để cải thiện quy trình sản xuất đã giúp doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong bài viết hôm nay, RX Tradex sẽ giới thiệu các xu hướng công nghệ sản xuất đáng được mong đợi trong tương lai.
1. Các xu hướng công nghệ sản xuất được doanh nghiệp mong đợi nhất trong tương lai.
1.1. Xu hướng công nghệ sản xuất sử dụng năng lượng sạch.
Hiện nay, công nghệ sản xuất sử dụng năng lượng tái chế hay năng lượng sạch đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trên thế giới. Những công nghệ này được phát triển nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất đến môi trường và thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Trong xu hướng này, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm: Điện mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển, thủy điện,… Điều này giúp giảm thiểu chất thải công nghiệp lên môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế xanh bền vững. Các ứng dụng của công nghệ sản xuất sử dụng năng lượng sạch là:
- Cung cấp năng lượng cho hệ thống máy móc sản xuất: Các nguồn năng lượng sạch như: Năng lượng mặt trời, gió và thủy điện,… có thể được sử dụng để cung cấp cho quá trình vận hành máy móc, thiết bị sản xuất. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch như: Xăng, dầu, khí đốt,…
- Tạo nhiệt năng và điện năng cho quá trình sản xuất chế biến: Năng lượng sạch được sử dụng để cung cấp nhiệt hoặc điện cho quy trình sản xuất, bao gồm các ngành chế biến như: Lương thực – thực phẩm, thủy hải sản, gỗ,…
- Chiếu sáng và làm mát: Các nguồn năng lượng sạch có thể được sử dụng để cung cấp ánh sáng cho khu vực làm việc, nhà máy sản xuất và khu công nghiệp. Ngoài ra, nhiều hệ thống sử dụng công nghệ làm mát và sưởi bằng năng lượng mặt trời cũng đang được doanh nghiệp sử dụng, góp phần giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
1.2. Xu hướng công nghệ sản xuất thực tế ảo.
Công nghệ sản xuất thực tế ảo (Virtual Reality – VR) đang ngày càng phát triển và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Với khả năng tạo ra vật thể và môi trường ảo, VR đang dần trở thành công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các kỹ sư, nhân viên trong quá trình thiết kế, sản xuất sản phẩm trong tương lai. Một số ứng dụng tiêu biểu của xu hướng công nghệ sản xuất thực tế ảo là:
- Mô phỏng quy trình sản xuất: Thực tế ảo cho phép doanh nghiệp tạo ra mô hình 3D chính xác của quy trình sản xuất. Nhờ đó, công nhân có thể được đào tạo trong môi trường ảo và học cách thao tác với các thiết bị, máy móc sản xuất mà không cần đến mô hình vật lý. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian trong quá trình đào tạo nhân công sản xuất.
- Thiết kế và phát triển sản phẩm: Công nghệ thực tế ảo cho phép các nhà thiết kế và kỹ sư tạo ra mô hình 3D của sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất. Từ đó, bộ phận thiết kế có thể thay đổi hình dáng, chỉnh sửa chức năng và cải thiện sản phẩm đã lỗi thời.
- Quản lý hệ thống sản xuất: Công nghệ sản xuất thực tế ảo cung cấp một cách tiếp cận mới để quản lý và giám sát quy trình sản xuất bằng mô phỏng 3D. Ngoài ra, hệ thống VR giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất, tìm ra vấn đề phát sinh và tối ưu hóa hiệu suất.
1.3. Xu hướng công nghệ sản xuất ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã bùng nổ trong nhiều năm trở lại đây, nhiều chuyên gia dự đoán, công nghệ này sẽ trở thành tương lai của cả ngành công nghiệp sản xuất trong thời gian sắp tới.
Nhiều doanh nghiệp đã kết hợp AI vào quy trình sản xuất và đem lại hiệu suất vượt trội khi so sánh với những phương pháp truyền thống khác. Các hệ thống AI trong tương lai sẽ có khả năng học tập và phân tích mạnh mẽ. Qua đó, AI sẽ là trợ thủ đắc lực, hỗ trợ cho nhân viên trong hoạt động sản xuất. Hiện tại, doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ sản xuất AI này vào trong các lĩnh vực như:
- Tự động hóa: Công nghệ AI cho phép doanh nghiệp xây dựng các hệ thống tự động hóa trong sản xuất. Những hệ thống này sẽ thực hiện các tác vụ sản xuất mà không cần sự can thiệp của con người. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất trong kinh doanh.
- Phân tích dữ liệu và tối ưu hóa quy trình: Bằng cách sử dụng các cảm biến và hệ thống giám sát, AI có khả năng xử lý và phân tích dữ liệu của toàn bộ quy trình sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu suất làm việc, cải thiện những khâu chưa tốt trong quy trình sản xuất.
- Hệ thống tự học: Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học và cải thiện liên tục theo thời gian. Trong tương lai, hệ thống AI có thể sử dụng dữ liệu từ quá trình sản xuất nhằm cải thiện chất lượng công việc.
1.4. Xu hướng công nghệ sản xuất Internet vạn vật (IoT).
Với công nghệ Internet vạn vật (IoT) doanh nghiệp có thể tạo mạng lưới liên kết các thiết bị, máy móc trong hệ thống sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều khiển và quản lý tự động toàn bộ quy trình sản xuất từ xa. Trong tương lai, công nghệ IoT hứa hẹn sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn diện mọi hoạt động của nhà máy, dây chuyền sản xuất và điều hành công việc kinh doanh tại bất kỳ đâu. Những ứng dụng của công nghệ IoT trong sản xuất được mong chờ ở tương lai là:
- Tự động hóa sản xuất: Bằng cách sử dụng cảm biến và thiết bị kết nối với mạng lưới IoT, doanh nghiệp có thể giám sát và điều khiển các hoạt động sản xuất một cách tự động.
- Quản lý chuỗi cung ứng trong sản xuất: IoT cung cấp khả năng giám sát và quản lý toàn diện trong chuỗi cung ứng sản phẩm, từ việc theo dõi vị trí hàng hóa trong quá trình vận chuyển cho đến quản lý kho. Qua đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong sản xuất và giảm chi phí vận hành trong kinh doanh.
1.5. Xu hướng công nghệ sản xuất linh hoạt (Flexible Manufacturing).
Công nghệ sản xuất linh hoạt (Flexible Manufacturing) là một phương pháp sản xuất giúp doanh nghiệp đáp ứng nhanh chóng theo các nhu cầu thị trường. Bằng cách sử dụng các thiết bị sản xuất, được lắp đặt thành một chuỗi và kết nối với nhau bởi một hệ thống máy tính, doanh nghiệp có thể giám sát đối tượng, đánh giá kết quả, can thiệp và hiệu chỉnh quá trình trong thời gian thực. Ngoài ra, công nghệ sản xuất linh hoạt còn cho phép doanh nghiệp tự động hóa quy trình sản xuất hàng loạt với các thiết bị, máy móc như: Máy CNC, robot công nghiệp, hệ thống vận chuyển,… Những ứng dụng của xu hướng công nghệ sản xuất linh hoạt là:
- Tùy chỉnh quy trình sản xuất: Công nghệ sản xuất linh hoạt cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh máy móc, thiết bị sản xuất để thay đổi sản phẩm đầu ra, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Quản lý kho: Hệ thống sản xuất linh hoạt cung cấp khả năng kiểm soát linh hoạt hơn cho quá trình lưu trữ và quản lý kho hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thời gian thực hiện các công việc liên quan đến kho hàng như: Vận chuyển, kiểm kê nguyên vật liệu, nhập, xuất hàng,…
- Tiết kiệm chi phí sản xuất: Sử dụng công nghệ sản xuất linh hoạt giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng vật liệu và giảm chi phí sản xuất.
1.6. Xu hướng công nghệ sản xuất bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance).
Bảo trì dự đoán là quá trình đưa ra các đánh giá về sự cố, hỏng hóc hoặc các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình bảo trì của một hệ thống hoặc thiết bị. Mục đích chính của phương pháp này là dự đoán các lỗi có khả năng xảy ra với thiết bị và cung cấp thông tin chi tiết giúp doanh nghiệp giảm tần suất bảo trì, tránh sự cố trong quá trình sản xuất. Một số ứng dụng của xu hướng công nghệ sản xuất bảo trì dự đoán là:
- Dự đoán hỏng hóc thiết bị sản xuất: Công nghệ bảo trì dự đoán giúp doanh nghiệp phát hiện sớm các lỗi trong quá trình vận hành thiết bị sản xuất. Bằng cách sử dụng các cảm biến và dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp có thể phân tích về thời điểm xảy ra sự cố, giảm nguy cơ hỏng hóc máy móc, thiết bị sản xuất.
- Lên kế hoạch bảo trì định kỳ: Với nguồn dữ liệu được thu thập, doanh nghiệp có thể lên lịch bảo trì định kỳ cho các thiết bị sản xuất. Thay vì dựa vào lịch trình bảo trì cố định, hệ thống sẽ đánh giá trạng thái thực tế của thiết bị để xác định thời điểm cần thực hiện công tác bảo trì.
- Tối ưu hóa chi phí bảo trì hệ thống sản xuất: Công nghệ bảo trì dự đoán giúp doanh nghiệp có thể quyết định phương pháp bảo trì tối ưu nhất, bao gồm: Sửa chữa, thay thế linh kiện hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị.
1.7. Xu hướng công nghệ sản xuất sử dụng robot tự động hóa.
Công nghệ sản xuất sử dụng robot tự động hóa được sử dụng nhằm thay thế con người trong các phân đoạn sản xuất từ đơn giản tới phức tạp hoặc đòi hỏi độ chính xác cao.
Thông thường, công nghệ robot tự động được doanh nghiệp sử dụng trong các quy trình sản xuất như: Xử lý vật liệu, dịch chuyển hàng hóa, lắp ráp, kiểm tra sản phẩm,… Hiện nay, xu hướng công nghệ sản xuất sử dụng robot tự động hóa có nhiều ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực công nghiệp, tiêu biểu như:
- Dây chuyền sản xuất tự động: Hệ thống robot tự động có thể thay thế con người để thực hiện các tác vụ như: Lắp ráp, hàn, sơn, kiểm tra chất lượng, đóng gói,… Điều này giúp doanh nghiệp giảm nhân công lao động, tăng tốc độ sản xuất.
- Tự động hóa quá trình đóng gói: Hiện nay, doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ robot tự động hóa để thực hiện việc xếp, đóng gói và kiểm tra hàng hóa với độ chính xác cao.
- Tự động hóa hoạt động kiểm tra: Robot tự động hóa có thể quét, đo lường, phân loại và xử lý dữ liệu. Từ đó, công nghệ này giúp thay thế nhân công trong khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm.
1.8. Xu hướng công nghệ sản xuất chuỗi cung ứng.
Đây là xu hướng kết hợp các công nghệ và quy trình quản lý nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất và cung ứng hàng hóa. Công nghệ sản xuất chuỗi cung ứng tập trung vào việc quản lý thông tin, quy trình hoạt động của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối cho đến khâu phân phối sản phẩm.
- Quản lý nguồn cung cấp nguyên liệu: Công nghệ sản xuất chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp kiểm soát nguồn nguyên vật liệu được cung cấp cho hoạt động sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa việc quản lý kho hàng và đảm bảo tính liên tục quy trình cung cấp nguyên liệu và vật tư.
- Theo dõi và vận chuyển hàng hóa: Công nghệ này cho phép theo dõi và giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến khách hàng, bao gồm: Thông tin về vị trí, thời gian và tình trạng sản phẩm.
1.9. Xu hướng công nghệ sản xuất Blockchain.
Công nghệ Blockchain giúp lưu trữ thông tin về nguồn gốc vật liệu, quá trình vận chuyển và lưu trữ trên một hệ thống bảo mật. Từ đó, doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin chính xác về hoạt động sản xuất của công ty. Trong tương lai, công nghệ Blockchain sẽ đem đến những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp như:
- Bảo mật thông tin: Công nghệ Blockchain giúp doanh nghiệp đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu và ngăn chặn các hành vi tấn công nhằm đánh cắp thông tin quan trọng trong hoạt động sản xuất.
- Quản lý nguồn lực trong hoạt động sản xuất: Bằng việc sử dụng công nghệ Blockchain, doanh nghiệp có thể theo dõi và nắm bắt tình trạng thực tế của hệ thống sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực sao cho hợp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Tổng kết.
Trên đây là tổng hợp của RX Tradex về các xu hướng công nghệ sản xuất được doanh nghiệp mong đợi nhất trong tương lai, giúp doanh nghiệp cải thiện lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có mong muốn tìm hiểu thêm về những công nghệ sản xuất mới, đem lại hiệu quả cao, hãy tham gia ngay Triển lãm Quốc tế Vietnam Manufacturing Expo do RX Tradex Vietnam tổ chức. Ngoài ra cũng trong 2023 này, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khác trong năm nay là: NEPCON Vietnam, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam.