Những công nghệ sản xuất gạch tuynel hiện nay? Ưu và nhược điểm?
Gạch tuynel là sản phẩm được gia công từ đất sét, có mẫu mã đẹp và chất lượng tốt, với khả năng chịu lực cao hơn nhiều so với các loại gạch thông thường. Vì vậy, đây là loại gạch nung được ứng dụng nhiều trong các công trình hiện nay và được lựa chọn khi xây dựng: Nhà ở, cơ quan, công trình công cộng khác,… Vậy hiện nay có những công nghệ sản xuất gạch tuynel nào đang phổ biến? Ưu và nhược điểm của chúng ra sao? Hãy cùng RX Tradex tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. 4 công nghệ sản xuất gạch tuynel và ưu, nhược điểm.
1.1. Công nghệ sản xuất gạch tuynel lò bầu.
Công nghệ sản xuất gạch tuynel lò bầu là gì và có ưu, nhược điểm ra sao? Công nghệ sản xuất này là phương pháp chế tạo gạch nung phổ biến, sử dụng lò bầu có hình ống dài, được chia làm nhiều ngăn. Và trong quá trình sản xuất, gạch được xếp vào từng ngăn của lò và nung theo tuần tự, từ ngăn đầu tiên đến cuối cùng. Trong đó, lò bầu có nguồn đốt di động với thành và vòm được xây bằng vật liệu chịu lửa. Các ngăn trước sẽ được dùng để nung gạch ở nhiệt độ cao và các ngăn sau đóng vai trò nâng nhiệt độ và sấy sản phẩm.
Ưu điểm của công nghệ sản xuất gạch tuynel lò bầu:
- Năng suất cao: Lò bầu có thể sản xuất hàng triệu viên gạch tuynel mỗi năm, đem lại năng suất cao cho doanh nghiệp.
- Chất lượng gạch đồng đều: Gạch tuynel được sản xuất bằng công nghệ lò bầu có chất lượng đồng đều, không bị vỡ, nứt.
- Sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu: Lò tuynel dạng bầu sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn các phương pháp sản xuất gạch nung truyền thống với phương pháp lửa đảo.
Nhược điểm của công nghệ sản xuất gạch tuynel lò bầu:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Lò tuynel dạng bầu có chi phí đầu tư cao, và để xây dựng một nhà máy sản xuất gạch tuynel, doanh nghiệp cần bỏ nhiều vốn đầu tư hơn các phương pháp khác.
- Yêu cầu về kỹ thuật cao: Công nghệ sản xuất gạch tuynel đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, vì vậy việc vận hành và bảo trì lò tuynel cũng đòi hỏi đội ngũ nhân viên có tay nghề lâu năm.
- Thải khí thải ra môi trường: Lò tuynel sử dụng nhiên liệu như: Than, gas,.. để nung gạch, vì vậy sẽ thải ra môi trường một lượng khí thải, bao gồm: CO2, SO2, NOx,… gây ô nhiễm môi trường.
1.2. Công nghệ sản xuất gạch tuynel lò ống.
Công nghệ sản xuất gạch tuynel lò ống là gì và có ưu, nhược điểm ra sao? Đây là phương pháp chế tạo gạch tuynel thường dùng trong sản xuất hàng loạt. Khác với dạng lò bầu, công nghệ sản xuất gạch tuynel lò ống không chia làm nhiều ngăn mà có dạng đường hầm thẳng. Trong quá trình nung, sản phẩm sẽ được chuyển từ đầu đến cuối hầm liên tục mà không thông qua một khâu trung gian nào cả, tạo thành quy trình sản xuất khép kín.
Ưu điểm của công nghệ sản xuất gạch tuynel lò ống:
- Sản lượng lớn: Thông thường, mỗi lò ống sản xuất gạch tuynel có thể cho ra sản lượng 100 – 300 triệu viên tùy theo mô hình sản xuất. Từ đó, công nghệ này rất phù hợp để doanh nghiệp ứng dụng vào sản xuất hàng loạt.
- Đảm bảo chất lượng gạch đầu ra: Lò ống được thiết kế và vận hành theo một quy trình khép kín, đảm bảo nhiệt độ và thời gian nung đồng đều cho tất cả sản phẩm. Từ đó, gạch tuynel đầu ra có chất lượng tốt, hiếm bị nứt, vỡ khi nung đúng quy trình.
- An toàn lao động: Thông thường, lò ống sản xuất gạch tuynel sẽ được doanh nghiệp thiết kế và vận hành theo các tiêu chuẩn an toàn lao động, đảm bảo nhân công không gặp tai nạn trong quá trình làm việc.
Nhược điểm của công nghệ sản xuất gạch tuynel lò ống:
- Cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên: Thông thường, lò ống sản xuất gạch tuynel không có hệ thống kiểm tra nhiệt độ, vì vậy trong quá trình sản xuất chất lượng sản phẩm sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm của thợ đốt lò.
- Môi trường làm việc có nhiệt độ cao: Khí thải (bụi và khói đen) thoát ra từ phía trên và khả năng cách nhiệt của thành lò kém khiến môi trường làm việc rất nóng, giảm năng suất làm việc của công nhân.
1.3. Công nghệ sản xuất gạch tuynel lò kiểu đứng.
Công nghệ sản xuất gạch tuynel lò kiểu đứng là gì và có ưu, nhược điểm ra sao? Lò tuynel kiểu đứng là công nghệ nung gạch sử dụng lò có hình dạng ống dài và thẳng đứng. Thông thường loại lò này được xây bằng vật liệu chịu lửa và sử dụng nhiên liệu như: Than, dầu, gas,… trong quá trình sản xuất gạch nung. Cụ thể, gạch được xếp vào lò theo hàng ngang và được nung dần từ đầu đến cuối, với thời gian cho một mẻ gạch thường kéo dài từ 12 đến 24 giờ.
Ưu điểm của công nghệ sản xuất gạch tuynel lò kiểu đứng:
- Giảm thiểu khí thải ra môi trường: Bằng việc tận dụng tốt nhiệt năng trong quá trình nung gạch, lò kiểu đứng có khả năng tái sử dụng năng lượng và giảm khí thải ra môi trường.
- Tiết kiệm được nhiên liệu: Với việc không có sự gián đoạn trong quy trình sản xuất, lò kiểu đứng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn nguyên liệu làm chất đốt như: Than, gas,…
- Giảm chi phí xây dựng: So với xu hướng sản xuất bằng lò thủ công, lò này có giá thành đầu tư ít hơn và không chiếm nhiều diện tích xây dựng, giúp doanh nghiệp tối ưu ngân sách cho hoạt động kinh doanh.
Nhược điểm của công nghệ sản xuất gạch tuynel lò kiểu đứng:
- Yêu cầu về kỹ thuật cao: Lò tuynel kiểu đứng là công nghệ nung gạch hiện đại, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Vì vậy việc vận hành và bảo trì cũng đòi hỏi đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao.
- Vẫn cần thao tác thủ công trong hoạt động sản xuất: Khi sử dụng lò tuynel kiểu đứng, các khâu như: Xếp gạch vào lò, lấy gạch thành phẩm,… vẫn phải thực hiện thủ công và chưa thể áp dụng công nghệ tự động hóa.
1.4. Công nghệ sản xuất gạch tuynel bằng hệ thống lò nung tuynel.
Công nghệ sản xuất gạch tuynel bằng hệ thống lò nung tuynel là gì và có ưu, nhược điểm ra sao? Lò nung tuynel có dạng đường hầm thẳng, với các kích thước khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng, chúng thường dài từ 25-150 m. Lò này có thể làm việc liên tục, thích hợp cho doanh nghiệp sản xuất gạch công nghiệp hàng loạt. Cụ thể, lò nung tuynel được chia làm 3 phần: Vùng đốt nóng, vùng nung và vùng làm nguội. Đồng thời trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể sử dụng máy móc thiết bị hiện đại để theo dõi và can thiệp vào khâu vận hành bằng hệ thống SCADA.
Ưu điểm của công nghệ gạch tuynel với hệ thống lò nung tuynel:
- Có thể tự động hóa quy trình sản xuất: Bằng việc ứng dụng hệ thống SCADA nhờ đó giúp doanh nghiệp vận hành dễ dàng và tự động hóa bằng cách thay đổi các thông số công nghệ cho phù hợp với quá trình sản xuất.
- Dễ dàng thay đổi nguồn nhiên liệu: Thông thường, lò nung tuynel sẽ sử dụng dầu FO làm nguồn nhiên liệu chính, tuy nhiên, công nghệ sản xuất gạch này cũng có thể đổi sang các loại vật liệu đốt khác một cách dễ dàng, cụ thể là: Gas, khí đốt, than đá,…
- Giảm thiểu lượng bụi và nhiệt thải ra trong sản xuất: Lò nung tuynel sẽ sử dụng nhiệt thừa của khói thải trong quá trình sản xuất để sấy mộc, nhằm tiết kiệm than. Điều này giúp cho lượng bụi và nhiệt thải ra được giảm tới mức tối thiểu.
Nhược điểm của công nghệ sản xuất gạch tuynel bằng hệ thống lò nung tuynel:
- Giá thành cao: Tuy lò nung tuynel có thể xây bằng phần lớn vật liệu sản xuất trong nước, nhưng chi phí đầu tư vẫn cao hơn các lò truyền thống.
- Cần nhiều diện tích xây dựng: Lò nung tuynel thường tốn rất nhiều diện tích để xây dựng so với các công nghệ sản xuất gạch khác. Tùy vào mục đích sử dụng mà chiều dài lò sẽ từ khoảng 25 – 150m.
2. Tổng kết.
Qua bài viết những công nghệ sản xuất gạch tuynel hiện nay? Ưu và nhược điểm ở trên, RX Tradex hy vọng giúp doanh nghiệp có thể tìm hiểu những phương pháp sản xuất gạch tuynel tiên tiến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, cũng trong năm nay, doanh nghiệp có mong muốn tìm hiểu các công nghệ sản xuất mới nhất có thể tham gia Triển lãm Quốc tế Vietnam Manufacturing Expo do công ty RX Tradex tổ chức. Ngoài ra cũng trong năm 2023, RX Tradex Vietnam còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khu vực như: NEPCON Vietnam, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam sẽ diễn ra vào năm 2024.