VME – Vietnam Manufacture Expo

Những đổi mới trong công nghệ sản xuất giấy đáng mong chờ

Những đổi mới trong công nghệ sản xuất giấy đáng mong chờ

Trong thời điểm hiện tại, giấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, gắn liền với hầu hết hoạt động của con người như: Học tập, giải trí, nghiên cứu,… Trải qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, sản xuất giấy đã có nhiều bước cải tiến vượt bậc, qua đó mang đến những sản phẩm chất lượng cao phục vụ đời sống con người. Và trong bài viết hôm nay, cùng RX Tradex tìm hiểu về những đổi mới trong công nghệ sản xuất giấy đáng mong chờ trong tương lai.

1. Những đổi mới trong công nghệ sản xuất giấy đáng mong chờ ở tương lai.

1.1. Quy trình sản xuất giấy hiện nay.

Giấy được sản xuất với quy trình ra sao? Hiện nay, giấy được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thô chính là gỗ, nhờ vào sự kết hợp của nhiều kỹ thuật chế tạo khác nhau, doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm có chất liệu, màu sắc và đặc tính tùy theo mục đích cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung thì quy trình làm giấy được chia ra làm 4 giai đoạn, bao gồm:

  • Làm bột giấy: Giai đoạn đầu tiên trong quy trình sản xuất giấy là xử lý nguyên liệu gỗ thành dạng bột. Cụ thể, quá trình làm bột giấy sẽ trải qua các bước như sau: Bóc vỏ, nghiền gỗ thành dạng bột bằng hóa chất hoặc thiết bị cơ khí, làm sạch và cuối cùng là xử lý tẩy trắng.
  • Bổ sung chất phụ gia: Ở giai đoạn này đơn vị sản xuất sẽ bổ sung chất phụ gia để nâng cao chất lượng và thay đổi một số đặc tính của sản phẩm giấy. Cụ thể, những chất phụ gia khác nhau như: Cao lanh, phấn, oxit titan,… sẽ được trộn thêm vào nhằm gia tăng độ nhẵn mịn hay sần sùi của giấy sau quá trình hoàn thiện.
  • Kéo giấy: Bột giấy sau khi được tẩy trắng, thông qua quá trình xử lý hóa chất phụ gia thì sẽ đến bước bơm vào máy kéo giấy tự động. Thông thường, giấy công nghiệp sẽ được đem đi ép, sấy rồi tiếp tục ép và cuối cùng là cuộn tròn.
  • Hoàn thiện: Ở giai đoạn cuối cùng, giấy sẽ được đem sấy khô và cuộn lại để lưu trữ. Tùy vào mục đích sử dụng, các cuộn giấy này sẽ trải qua quá trình làm nhẵn, nén chặt hoặc cắt theo kích cỡ khác nhau.
doi-moi-trong-cong-nghe-san-xuat-giay-dang-mong-cho01.jpg

1.2. Giới thiệu 3 công nghệ sản xuất giấy đáng mong chờ trong tương lai.

1.2.1. Công nghệ sản xuất giấy theo xu hướng “xanh hóa”.

Có những công nghệ sản xuất giấy nào đáp ứng xu hướng “xanh hóa”? Theo báo Công Thương, cùng với việc xúc tiến thương mại toàn cầu, ngành giấy cần chú trọng tới các yếu tố xanh trong dây chuyền sản xuất. Nguyên nhân do yêu cầu về “xanh hóa” trong quy trình sản xuất sản phẩm hiện nay được đặt ra từ các khách hàng lớn như: Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ,… và người tiêu dùng ở khu vực ASEAN cũng như ngay tại thị trường nội địa Việt Nam. [1] Từ đó, những doanh nghiệp ngành bao bì gây ô nhiễm, không áp dụng các giải pháp, sản xuất bền vững, công nghệ tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên,… có nguy cơ bị từ chối đơn đặt hàng. Chính vị vây, doanh nghiệp cần quan tâm và đầu tư những công nghệ nhằm đáp ứng xu hướng “xanh hóa” ngành công nghiệp giấy tiêu biểu hiện nay là:

  • Công nghệ xử lý chất thải.
  • Công nghệ tự động hóa trong quy trình sản xuất giấy.
  • Công nghệ lò hơi động lực.
  • Xử lý nước thải bằng công nghệ thu hồi kiềm.
  • Công nghệ thay đổi tính chất của lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy.

Việc ứng dụng các công nghệ “xanh hóa” vào quy trình sản xuất giấy không chỉ giúp sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường mà còn gia tăng khả năng cạnh tranh. Qua đó, doanh nghiệp Việt có thể đảm bảo các tiêu chuẩn cần thiết, nắm bắt cơ hội xuất khẩu giấy sang các thị trường tiềm năng trên thế giới.

Công nghệ sản xuất giấy theo xu hướng “xanh hóa

1.2.2. Công nghệ sản xuất giấy ứng dụng công nghệ sinh học.

Có những công nghệ sinh học nào được ứng dụng vào ngành sản xuất giấy? Theo ông Nguyễn Văn Liễu, Vụ trưởng KHCN và Các ngành Kinh tế Kỹ thuật cho rằng hoạt động sản xuất bột giấy ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa trên công nghệ hóa học. Chúng không chỉ mang lại hiệu suất thấp mà còn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường còn rất cao. 

Do đó, doanh nghiệp Việt cần tìm ra phương pháp sản xuất bột giấy hiệu quả về cả kinh tế và môi trường, bởi đó là yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong tương lai, và việc ứng dụng công nghệ sinh học sẽ một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cần được áp dụng. [2] Có thể thấy, sản xuất ngành bao bì nói riêng và tất cả ngành công nghiệp khác, đều chú trọng phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo thân thiện môi trường đang trở thành xu hướng tất yếu. Chính vì vậy, trong ngành giấy hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt đầu quan tâm và đưa công nghệ sinh học vào quá trình sản xuất, điển hình như:

  • Sản xuất bột giấy bằng công nghệ sinh học.
  • Công nghệ sản xuất bột giấy từ chế phẩm sinh học.
  • Ứng dụng enzyme trong sản xuất giấy.

Tuy nhiên, việc áp dụng các công nghệ sinh học này vào ngành giấy Việt Nam vẫn còn khá mới nên sẽ có nhiều thách thức và vấn đề cần giải quyết. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu cũng như thử nghiệm và đúc kết kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, nhằm đảm bảo ứng dụng hiệu quả công nghệ sản xuất giấy tiên tiến này. Ngoài ra, nhờ có tín hiệu tích cực từ mối quan hệ và sự hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới hiện nay, doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong việc chủ động tiếp cận, học hỏi những phương pháp sản xuất bền vững như ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành giấy. Bên cạnh đó, hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất từ các công ty có vốn đầu tư FDI cũng là giải pháp khả quan được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Công nghệ sản xuất giấy ứng dụng công nghệ sinh học

1.2.3. Công nghệ sản xuất giấy sử dụng vật liệu mới.

Công nghệ sản xuất giấy sử dụng những vật liệu mới nào? Hiện nay, giá nguyên vật liệu để sản xuất giấy đang gia tăng, lý do chính đến từ những biến động trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì vậy, một số doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng vật liệu mới trong quy trình sản xuất giấy với mục tiêu giảm thiểu tối đa chi phí kinh doanh. Ngoài ra, với tiêu chí hướng đến sản xuất thân thiện môi trường, doanh nghiệp Việt cũng đang dần thay đổi bột gỗ bằng các vật liệu mới, nhằm hạn chế tình trạng khai thác rừng để làm giấy. Những công nghệ sản xuất giấy sử dụng vật liệu mới tiêu biểu nhất hiện nay là:

  • Công nghệ sản xuất giấy từ đá.
  • Công nghệ sản xuất giấy từ vỏ sầu riêng.
  • Công nghệ sản xuất giấy từ nông sản.
  • Công nghệ sản xuất giấy từ chất thải công nghiệp.

Ngành sản xuất giấy sử dụng vật liệu mới trên thế giới vẫn còn khá mới mẻ và đầy tiềm năng để phát triển. Do đó, để nắm bắt thật tốt cơ hội khi tham gia thị trường này, doanh nghiệp Việt cần nâng cấp hoặc thay đổi hệ thống nhà máy và máy móc thiết bị sản xuất, cải thiện quy trình cung ứng nguyên vật liệu, đồng thời cũng cần phải đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản phẩm giấy chất lượng hơn.

2. Tổng kết.

Trên đây là bài viết của RX Tradex về những đổi mới trong công nghệ sản xuất giấy đáng mong chờ trong tương lai. Có thể nói, với nhiều xu hướng như hiện tại, ngành sản xuất giấy tại Việt Nam hứa hẹn sẽ có nhiều bước đột phá đầy mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, trong năm nay, doanh nghiệp với mong muốn tìm hiểu thêm về các công nghệ mới nhất trong ngành công nghiệp và sản xuất có thể tham gia ngay Triển lãm Quốc tế Vietnam Manufacturing Expo do công ty RX Tradex tổ chức. Bên cạnh đó, cũng trong năm 2023, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khu vực như: NEPCON Vietnam, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam sẽ diễn ra vào năm 2024.

Chú thích:

[1]: Ứng dụng khoa học và công nghệ: Tạo động lực phát triển ngành giấy

[2]: Ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp sản xuất giấy