Công nghệ sản xuất là gì? Vai trò của công nghệ sản xuất
Ngày nay, thế giới đang có sự thay đổi chóng mặt về công nghệ cũng như những tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu đã và đang áp dụng những công nghệ đột phá giúp nâng cao hiệu quả vào hệ thống sản xuất. Trong bài viết hôm nay, cùng RX Tradex tìm hiểu về vai trò của công nghệ sản xuất và điểm danh những công nghệ sản xuất đang phổ biến trong thời điểm hiện tại.
Vai trò của công nghệ trong sản xuất là gì? Những công nghệ sản xuất phổ biến nhất hiện nay.
Công nghệ sản xuất là gì?
Giải thích công nghệ sản xuất là gì? Công nghệ sản xuất là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào hoạt động sản xuất nhằm gia tăng hiệu quả, năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang tiến tới mô hình công nghệ tự động hóa, áp dụng nhiều tiến bộ trong cách mạng công nghiệp 4.0 vào quy trình, dây chuyền công nghệ sản xuất.
Với sự phát triển như vũ bão của các công nghệ hiện đại, chắc chắn mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất sẽ ngày càng cao. Điều này sẽ đặt ra các thách thức cho doanh nghiệp phải bắt kịp xu hướng chung của thị trường, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ trong sản xuất.
Vai trò của công nghệ trong sản xuất.
Ngày nay, máy móc thiết bị là một phần cực kỳ quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của hầu hết doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời, nhiều cải tiến về khoa học, kỹ thuật đã ra đời. Các tập đoàn trên thế giới đang đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu, phát triển quy trình công nghệ sản xuất. Chính vì thế, công nghệ trong sản xuất đang có vai trò chủ đạo, là một trong những yếu tố chính, ảnh hưởng đến thành công của cả mô hình kinh doanh. Cụ thể, vai trò của công nghệ trong sản xuất được biểu hiện qua những tiêu chí chính sau đây:
- Tiết kiệm sức lao động: Ngày nay, máy móc thay thế con người, thay thế rất nhiều công đoạn thủ công trong dây chuyền sản xuất. Doanh nghiệp sẽ không cần một bộ máy nhân sự quá cồng kềnh như trong quá khứ nữa. Cùng với đó, công nghệ hiện đại còn có thể đảm nhiệm rất nhiều phân đoạn khó trong sản xuất, giúp tiết kiệm sức lao động cũng như giải quyết một số vấn đề chuyên môn, đòi hỏi nhân sự có tay nghề cao.
- Giảm chi phí và cải thiện năng suất: Áp dụng công nghệ vật liệu trong quy trình sản xuất giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm lượng lớn nguyên vật liệu, giảm khấu hao và cải thiện năng suất. Tiêu biểu là công nghệ in 3D ra đời đã thay đổi hoàn toàn lĩnh vực sản xuất. Với việc sử dụng công nghệ in 3D, mẫu thử được tạo ra với tốc độ nhanh hơn hẳn những phương pháp truyền thống khác, trong khi chi phí phải bỏ ra thấp hơn nhiều lần.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Trong một số lĩnh vực sản xuất, công nghệ là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tiêu biểu là ngành điện tử với những sản phẩm mũi nhọn như: Điện thoại, linh kiện điện tử, máy ảnh kỹ thuật số,… Tất cả đều phải chịu ảnh hưởng dưới cuộc chạy đua công nghệ của các ông lớn trong ngành như: Samsung, Apple, Intel,…
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Việc áp dụng công nghệ cao sẽ giúp cho quy trình sản xuất được tối ưu hóa. Nhiều công nghệ hiện đại đã có thể giúp tự động hóa quy trình sản xuất trong thời điểm hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quá trình sản xuất, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Những công nghệ sản xuất phổ biến nhất hiện nay.
Hiện nay, có nhiều công nghệ đang được áp dụng vào lĩnh vực sản xuất, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Công nghệ dần trở thành vũ khĩ mũi nhọn, được doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ nhằm cải thiện quy trình sản xuất. Dưới đây là tổng hợp những công nghệ sản xuất phổ biến nhất hiện nay:
Công nghệ 4.0 trong sản xuất phổ biến nhất hiện nay.
- Internet vạn vật (IoT): Đây là công nghệ kết nối tất cả các thiết bị bằng mạng lưới Internet. IoT được xem là công cụ đắc lực, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất như: Lập kế hoạch, kiểm soát, phân tích và tối ưu quy trình.
- Quy trình tự động hóa bằng Robot (RPA): Đây là công nghệ được tạo ra nhằm sử dụng Robot để thay thế con người trong một số hoạt động cụ thể. RPA có thể thay thế nhân công trong nhiều lĩnh vực có môi trường độc hại, nguy hiểm và cải thiện hiệu quả của quy trình sản xuất.
- In 3D: Công nghệ in này áp dụng nguyên lý xếp chồng lớp để tạo ra các mô hình phức tạp dưới dạng 3D. Hiện nay, in 3D giúp cho bộ phận thiết kế và kỹ sư làm việc hiệu quả hơn trong quá trình sản xuất.
- Trí tuệ nhân tạo (AI): Hiện nay, ứng dụng trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến nhằm thu thập dữ liệu, học các mô hình hoàn chỉnh để kiểm soát cũng như cải thiện dây chuyền sản xuất.
- Big Data: Công nghệ Big Data giúp doanh nghiệp tìm kiếm ý tưởng, ra quyết định, điều chỉnh giá, cải thiện chất lượng sản phẩm sao cho hợp lý với thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện dây chuyền sản xuất để đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh.
Công nghệ sản xuất trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí phổ biến nhất hiện nay.
- Công nghệ gia công áp lực: Là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại để tác động ngoại lực nhằm biến đổi hình dạng theo yêu cầu.
- Công nghệ hàn: Là công nghệ làm nóng chảy kim loại hoặc vật liệu bổ sung chuyển đổi từ thể rắn sang thể lỏng, tạo được độ kết dính và ghép nối các phần kim loại lại với nhau. Ngày nay, công nghệ hàn được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất, gia công kim loại với ưu điểm là tiết kiệm nhiều thời gian.
- Công nghệ luyện kim: Là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim từ các loại quặng hoặc nguyên liệu khác. Đây là một lĩnh vực còn rất mới tại Việt Nam nhưng đã có lịch sử lâu đời tại các nước phát triển trên thế giới.
- Công nghệ gia công CNC: Là công nghệ gia công cơ khí bằng các máy móc ứng dụng công nghệ hiện đại, nhằm đạt độ chính xác cao và tăng tốc độ sản xuất.
- Công nghệ đúc kim loại: Là công nghệ sản xuất bằng phương pháp rót vật liệu ở dạng lỏng vào khuôn để tạo hình sản phẩm.
- Công nghệ rèn kim loại: Là phương pháp sử dụng trang thiết bị hiện đại để gia công kim loại bằng áp lực ở trạng thái nóng. Công nghệ rèn kim loại được ứng dụng phổ biến trong sản xuất cơ khí.
Công nghệ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp điện tử phổ biến nhất hiện nay.
- Công nghệ điện – quang: Là một trong những công nghệ sản xuất tiên tiến nhất hiện nay. Công nghệ điện – quang giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu lên hàng trăm lần so với các phương pháp thông thường. Hiện nay, công nghệ này được áp dụng cho các hoạt động sản xuất trong ngành thiết bị điện tử như: Đèn LED, đèn sợi đốt, bảng điều khiển thông minh,…
- Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông: Đây là công nghệ thường được sử dụng trong các khu công nghiệp, với việc kết nối dữ liệu không dây giữa các nút mạng. Hiện nay, công nghệ này được ứng dụng trong quy trình động hóa, sản xuất các sản phẩm như: Ô tô, vận tải và hậu cần, công nghiệp dầu khí,…
- Công nghệ cơ điện tử: Đây là công nghệ biến đổi điện năng thành cơ năng dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Thông thường, các hoạt động sản xuất cần hệ thống trang thiết bị sử dụng động cơ điện đều ứng dụng công nghệ này.
- Công nghệ SMT: Hay còn gọi là công nghệ gắn kết bề mặt. Đây là một công nghệ được sử dụng để gắn trực tiếp các linh kiện điện tử lên bề mặt của bảng mạch in (PCB).
- Công nghệ sản xuất chip điện tử: Là công nghệ cực kỳ quan trọng trong việc sản xuất ô tô và đặc biệt không thể thiếu trong các thiết bị điện tử.
- Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô: Công nghệ này rất phổ biến ở các quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã có chuỗi dây chuyền sản xuất và lắp ráp ô tô tại các công ty hàng đầu như VinFast hay Thaco Trường Hải.
Công nghệ trong sản xuất nhiệt, năng lượng tái tạo, môi trường phổ biến nhất hiện nay.
- Công nghệ xử lý rác thải: Hiện nay, công nghệ xử lý rác thải được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất nhiệt năng và điện năng.
- Công nghệ tái chế chất thải: Công nghệ này thường được sử dụng trong các quy trình sản xuất nhựa, bao bì và đồ dùng tái chế khác. Chúng bao gồm: Tái chế nhựa, tái chế lốp ô tô, tái chế giấy, tái chế thủy tinh,…
- Công nghệ xử lý nước thải: Đây là công nghệ được ứng dụng phổ biến trong nhiều nhà máy bia, rượu, khu công nghiệp bằng việc tái sử dụng nguồn nước vào các hoạt động sản xuất.
- Công nghệ sản xuất pin lithium: Đây là công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu, đặc biệt trong ngành sản xuất ô tô điện và xe máy điện.
Các công nghệ sản xuất ngành công nghiệp phổ biến khác.
- Công nghệ sản xuất tái chế chất thải nhựa.
- công nghệ sản xuất điện năng.
- công nghệ sản xuất than không khói.
- Công nghệ sản xuất bia.
- Công nghệ sản xuất giấy công nghệ sản xuất bánh kẹo.
- Công nghệ sản xuất viên nén xơ dừa.
- Công nghệ sản xuất nước giải khát.
- Công nghệ sản xuất mì ăn liền.
- Công nghệ sản xuất đường mía.
- Công nghệ sản xuất gạch tuynel.
- Công nghệ sản xuất giấy.
- Công nghệ sản xuất viên nén gỗ.
- Công nghệ sản xuất xi măng.
- Công nghệ sản xuất mì ăn liền.
- Công nghệ sản xuất dược phẩm.
- Công nghệ sản xuất sơn nước.
- Công nghệ sản xuất rượu vang.
- Công nghệ sản xuất sữa.
- Công nghệ sản xuất sữa chua.
- Công nghệ sản xuất enzyme.
- Công nghệ sản xuất mỹ phẩm.
- Công nghệ sản xuất nhựa.
- Công nghệ sản xuất sơn.
- Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Công nghệ sản xuất bột giấy.
- Công nghệ sản xuất bao bì.
- Công nghệ sản xuất cà phê.
- Công nghệ sản xuất gốm sứ.
- Công nghệ sản xuất gạch.
- Công nghệ sản xuất nước giặt.
- Công nghệ sản xuất rượu.
- Công nghệ sản xuất giày dép.
- Công nghệ sản xuất gạo.
- Công nghệ sản xuất kẹo dẻo.
- Công nghệ sản xuất may công nghiệp.
- …
Tổng kết.
Trên đây là bài viết của RX Tradex về “Vai trò của công nghệ trong sản xuất? Có những công nghệ sản xuất phổ biến nào?”. Hy vọng những thông tin đã được cung cấp trong bài viết sẽ giúp đỡ doanh nghiệp hiểu rõ về công nghệ sản xuất thời điểm hiện nay. Ngoài ra, trong năm 2023, RX Tradex còn tổ chức các Triển lãm Quốc tế như: Vietnam Manufacturing Expo, Waste and Recycling Vietnam, METALEX Vietnam, và NEPCON Vietnam, hứa hẹn sẽ là điểm đến để doanh nghiệp có thể tham quan, tìm hiểu sâu hơn và ứng dụng công nghệ đột phá trong sản xuất, kinh doanh.