VME – Vietnam Manufacture Expo

Top 10 xu hướng công nghệ sản xuất ô tô hàng đầu hiện nay

Top 10 xu hướng công nghệ sản xuất ô tô hàng đầu hiện nay

Nhờ sự phát triển của khoa học, kỹ thuật trong nhiều năm trở lại đây, ngành công nghiệp ô tô đã và đang có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, sự bùng nổ về công nghệ: AI, Internet vạn vật, 5G,… đã giúp các sản phẩm ô tô trở nên thông minh, nhiều tính năng cũng như tiện ích thiết hiện đại hơn. Hãy cùng RX Tradex tìm hiểu về top 10 xu hướng công nghệ sản xuất ô tô hàng đầu hiện nay trong bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu top 10 xu hướng công nghệ sản xuất ô tô hàng đầu hiện nay.

1.1. Xu hướng công nghệ sản xuất ô tô ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động sản xuất ô tô đã không còn quá xa lạ. Trên thế giới, nhiều doanh nghiệp sản xuất xe hơi hàng đầu như: Tesla, Toyota,… đã nghiên cứu và phát triển nhiều dòng sản phẩm kết hợp với AI, đem đến những bước đột phá mạnh mẽ cho cả ngành công nghiệp ô tô. Tiêu biểu là việc sản xuất những chiếc xe tự lái, bao gồm nhiều tính năng: Kiểm soát hành trình, xác định khoảng cách giữa các xe liền kề trong cùng một làn, tự điều chỉnh tốc độ, duy trì khoảng cách an toàn,… Có thể thấy, AI đã và đang trở thành xu hướng công nghệ tất yếu trong tương lai đồng thời thay đổi hoàn toàn ngành sản xuất ô tô toàn cầu.

Một số ứng dụng cụ thể của công nghệ sản xuất ô tô ứng dụng AI là:

  • Tự động phát hiện lỗi: Với khả năng theo dõi và phân tích hàng nghìn điểm dữ liệu mỗi giây, AI có thể tự động phát hiện và chỉ ra lỗi của các thành phần, linh kiện trong quá trình sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra tốt nhất.
  • Nâng cao tính năng an toàn cho xe ô tô: Bằng cách tích hợp các hệ thống AI vào sản xuất, xe ô tô sẽ có nhiều tính năng đảm bảo an toàn khác nhau như: Phanh tự động, phát hiện lái xe buồn ngủ, cảnh báo chệch làn đường,…
  • Tự động hóa với robot tích hợp AI: Hiện nay, hệ thống robot sản xuất ô tô tích họp AI có thể tương tác với các công nhân làm việc trong xưởng, từ đó hỗ trợ cải thiện quá trình làm việc và nâng cao năng suất.

1.2. Xu hướng công nghệ sản xuất ô tô Big Data.

Big Data đóng vai trò quan trọng trong ngành ô tô toàn cầu, giúp cải thiện khả năng sản xuất và vận hành dây chuyền, nhà máy, thiết bị lắp ráp. Nhờ có Big Data, dữ liệu và thông tin đầu vào được phân tích một cách chuẩn xác, đem đến khả năng phát triển trong toàn bộ chuỗi giá trị, từ sản xuất đến tiếp thị sản phẩm. Qua đó, doanh nghiệp có thể thay đổi thiết kế của ô tô sao cho phù hợp với thị trường, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ngoài ra, bằng cách sử dụng dữ liệu về nhu cầu khách hàng đã thu thập được, doanh nghiệp sẽ có căn cứ chính xác cho hướng đi trong tương lai, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường và tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững.

Một số ứng dụng cụ thể của công nghệ sản xuất ô tô Big Data là:

  • Dự báo thị trường: Công nghệ Big Data giúp doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu đa chiều, từ nhiều nguồn khác nhau như: Mạng xã hội, internet, phỏng vấn,… để đánh giá tình hình thị trường, qua đó, đưa ra những dự báo chính xác nhất để điều chỉnh hoạt động sản xuất ô tô.
  • Phân tích khách hàng: Big Data giúp doanh nghiệp có thể theo dõi mọi trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng ô tô bằng các cảm biến hiện địa. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh tính năng trên xe hơi sao cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
top-10-xu-huong-cong-nghe-san-xuat-o-to-hang-dau01.jpg

1.3. Xu hướng công nghệ sản xuất ô tô giao diện người – máy (HMI).

Giao diện người-máy (HMI) là hệ thống bao gồm phần cứng và ứng dụng phần mềm cần thiết cho việc trao đổi thông tin giữa người vận hành với máy móc. Trong quy trình sản xuất ô tô, HMI là công cụ giúp doanh nghiệp điều hành, giám sát dây chuyền và điều phối toàn bộ hoạt động của nhà máy. Tại nhà máy, hệ thống HMI cho phép người vận hành tối ưu hóa quy trình sản xuất một cách hiệu quả, bao gồm các công tác như: Phân bổ nhân viên, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, khắc phục các vấn đề về hiệu suất,… Hiện nay, công nghệ HMI có thể cài đặt trên máy tính, trong thiết bị di động cầm tay và phòng điều khiển trung tâm.

Một số ứng dụng cụ thể của công nghệ sản xuất ô tô HMI là:

  • Kiểm soát máy móc: Công nghệ HMI có thể được sử dụng để điều khiển hệ thống máy móc tự động trong nhà máy sản xuất ô tô, giúp tăng năng suất và giảm thiểu sai sót của con người.
  • Giám sát hệ thống: Doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ HMI để giám sát và phát hiện sự cố trong dây chuyền sản xuất, từ đó lên kế hoạch khắc phục sớm nhất.

1.4. Xu hướng công nghệ sản xuất ô tô Internet vạn vật (IoT).

Trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, công nghệ Internet vạn vật (IoT) cho phép các phương tiện, máy móc kết nối với internet và trao đổi dữ liệu cùng các thiết bị khác, giúp kích hoạt nhiều tính năng như: Giám sát xe từ xa, bảo dưỡng dự đoán, cập nhật thông tin dây chuyền nhà máy,… Hiện nay, xu hướng hướng công nghệ sản xuất ô tô này đang được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng về tiện ích được tích hợp trên xe hơi, bao gồm: Kết nối wifi, trao đổi dữ liệu với thiết bị thông minh, điện thoại, laptop,…

Một số ứng dụng cụ thể của công nghệ sản xuất ô tô Internet vạn vật là:

  • Theo dõi quy trình sản xuất: Bằng việc kết nối với hệ thống thiết bị, máy móc sử dụng công nghệ Internet vạn vật, doanh nghiệp có thể theo dõi và cập nhật liên tục tình hình dây chuyền sản xuất ô tô tại nhà máy.
  • Quản lý kho: Công nghệ sản xuất này hỗ trợ doanh nghiệp giám sát, quản lý hàng tồn kho, tối ưu chuỗi cung ứng và kiểm soát nguồn nguyên vật liệu đầu vào.
  • Khai thác dữ liệu sử dụng ô tô: Ngày nay, Internet vạn vật đã có thể kết hợp cùng hệ thống cảm biến trên xe, giúp doanh nghiệp thu thập và khai thác dữ liệu từ xa, đảm bảo xe hơi hoạt động tốt trong quá trình vận hành.

1.5. Xu hướng công nghệ sản xuất ô tô gia công cơ khí CNC.

Gia công cơ khí CNC là một xu hướng mới trong ngành sản xuất ô tô hiện nay. Với việc ứng dụng công nghệ CNC sử dụng hệ thống máy tính để điều khiển tự động các khâu như: Phay, tiện, khoan, cắt,… là giải pháp sẽ giải phóng nhiều sức lao động, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công nhưng chất lượng công việc vẫn không đổi.

Một số ứng dụng cụ thể của công nghệ sản xuất ô tô gia công cơ khí CNC là:

  • Gia tăng tốc độ sản xuất: Gia công cơ khí CNC giúp doanh nghiệp thực hiện nhiều động tác lặp đi, lặp lại với tốc độ cao bằng những thiết bị như cánh tay robot.
  • Tự động hóa: Thiết bị gia công cơ khí CNC hoàn toàn có thể thay thế con người trong nhiều khâu sản xuất đơn giản. Vì vậy, hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng đang hướng đến tự động hóa bằng cách sử dụng máy móc gia công CNC.
  • Đảm bảo độ chính xác cao: Quá trình hàn, cắt bằng thiết bị CNC sẽ giảm thiểu tối đa lỗi trên sản phẩm so với những phương pháp khác, từ đó đảm bảo độ chính xác gần như tuyệt đối trên thành phẩm sản xuất.

1.6. Xu hướng công nghệ sản xuất ô tô chế tạo kim loại tấm (Sheet Metal Fabrication).

Đây là xu hướng công nghệ sản xuất thường được áp dụng trong việc chỉnh sửa và đáp ứng nhu cầu của khách hàng về xe ô tô. Trong hoạt động sản xuất thì kim loại tấm dạng lá được sử dụng nhiều bởi có tính đàn hồi và dễ chế tạo thành các bộ phận xe hơi như: Các bộ phận nguyên khối, khung bảo vệ,… Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đang tập trung vào việc nâng cao an toàn cho người lái, vậy nên các ứng dụng về kim loại tấm cũng được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

Một số ứng dụng cụ thể của công nghệ sản xuất ô tô chế tạo kim loại tấm là:

  • Gia công kết cấu chắc chắn: Công nghệ chế tạo kim loại tấm được sử dụng để gia công các bộ phận kết cấu chắc chắn của xe, như: Khung gầm, vỏ, thân xe hơi,…
  • Tích hợp công nghệ IoT: Các tấm kim loại có thể được tích hợp với công nghệ IoT, cho phép xe ô tô kết nối và gửi dữ liệu, giúp theo dõi trạng thái và hiệu suất của xe.
Xu hướng công nghệ sản xuất ô tô chế tạo kim loại tấm (Sheet Metal Fabrication)

1.7. Xu hướng công nghệ sản xuất ô tô điện khí hóa (Electrification).

Điện khí hóa ô tô đã và đang trở thành mục tiêu hướng đến của nhiều nhà sản xuất xe hơi toàn cầu, nhờ khả năng giải quyết mối lo ngại về vấn đề môi trường và phát triển bền vững trong tương lai. Cụ thể, điện khí hóa ô tô là công nghệ cung cấp năng lượng cho xe điện bằng việc tập trung vào hệ thống truyền động như: Pin lithium, hybrids, nhiên liệu hydrogen,…  Ngoài ra, công nghệ điện khí hóa còn được điều khiển thông qua các thiết bị phụ trợ là sạc, truyền điện không dây.

Một số ứng dụng cụ thể của công nghệ sản xuất ô tô điện khí hóa là:

  • Hướng đến sản xuất xanh: Hiện nay, xu hướng công nghệ điện khí hóa là một mảnh ghép cực kỳ quan trọng của quá trình xanh hóa ngành sản xuất ô tô, hướng tới phát triển bền vững và giảm phát khí thải ra môi trường.
  • Thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch: Trong sản xuất xe ô tô, công nghệ điện khí hóa giúp doanh nghiệp thay thế các động cơ cũ, sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch như: Xăng, dầu,… Qua đó, giảm tác động xấu đến môi trường.

1.8. Xu hướng công nghệ sản xuất ô tô in 3D (Sản xuất bồi đắp).

Trong tương lai, xu hướng công nghệ In 3D được dự đoán sẽ là “chìa khóa” cho sự phát triển đột phá của ngành sản xuất ô tô toàn cầu. Đây là công nghệ cho phép các quy trình sản xuất được thực hiện nhanh hơn nhờ vào khả năng tùy biến vô tận, linh hoạt và mô phỏng, chế tạo lại các bộ phận để thay thế một cách dễ dàng. Trong thực tế, nhiều bộ phận trên ô tô đã được in bằng công nghệ 3D, bao gồm: Cửa hút khí, ống xả, ống dẫn,…

Một số ứng dụng cụ thể của công nghệ sản xuất ô tô điện khí hóa là:

  • Sản xuất mẫu thử: Công nghệ in 3D cho phép tạo ra các mẫu thử nhanh chóng với chi phí thấp, giúp doanh nghiệp kiểm định các thiết kế trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt.
  • Tùy chỉnh thiết kế: In 3D giúp doanh nghiệp sản xuất các linh kiện ô tô tùy chỉnh dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng, với khả năng thay đổi kiểu dáng theo xu hướng thị trường.
  • Sản xuất theo yêu cầu: Với các dòng ô tô được sản xuất theo yêu cầu, đặc biệt là: Xe thể thao, xe hạng sang,… thì khách hàng luôn có những yêu cầu riêng về thiết kế, mang đậm dấu ấn cá nhân. Trong trường hợp này, công nghệ in 3D được ứng dụng trong sản xuất ô tô để thực hiện theo những yêu cầu riêng này, chẳng hạn như: In chữ ký, in logo,…

1.9. Xu hướng công nghệ sản xuất ô tô Blockchain.

Với công nghệ Blockchain, doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý chuỗi cung ứng trong quá trình sản xuất ô tô. Cụ thể, giới chuyên gia kỳ vọng rằng đây sẽ là giải pháp giúp quản lý, đánh giá một cách minh bạch cho toàn bộ quy trình chế tạo, sản xuất ô tô. Ngoài ra, nhiều tập đoàn cũng ứng dụng chuỗi Blockchain để ghi chép dữ liệu, thay thế việc sử dụng giấy tờ, giảm rủi ro trong việc bảo mật thông tin.

Xu hướng công nghệ sản xuất ô tô Blockchain.

Một số ứng dụng cụ thể của công nghệ sản xuất ô tô Blockchain là:

  • Theo dõi chuỗi cung ứng: Công nghệ Blockchain được sử dụng để ghi lại các thông tin về nguồn gốc và lịch trình của các linh kiện, phụ tùng ô tô, từ quá trình sản xuất cho đến địa điểm giao hàng cuối cùng. Điều này giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
  • Chia sẻ dữ liệu: Blockchain có thể tạo nền tảng cho các phương tiện tự động chia sẻ dữ liệu về quá trình sử dụng ô tô, giúp doanh nghiệp thu thập thông tin để cải thiện quy trình sản xuất.

1.10. Xu hướng công nghệ sản xuất ô tô ép phun (Injection Molding).

Công nghệ ép phun (Injection Molding) là phương pháp sản xuất các bộ phận ô tô bằng cách bơm vật liệu nóng chảy vào khuôn định hình. Quá trình ép phun có thể thực hiện với các vật liệu chủ yếu là: Kim loại, thủy tinh, chất đàn hồi, polyme nhiệt dẻo,… Trong hoạt động sản xuất ô tô, công nghệ ép phun thường được sử dụng để chế tạo phụ tùng, linh kiện, từ các bộ phận nhỏ nhất đến toàn bộ tấm thân xe ô tô.

Một số ứng dụng cụ thể của công nghệ sản xuất ô tô ép phun là:

  • Chế tạo các bộ phận thân xe: Công nghệ ép phun được sử dụng để tạo ra nhiều bộ phận trên thân xe, bao gồm: Mui xe, nắp ca-pô, cửa sổ,…
  • Chế tạo nội thất: Ép phun được sử dụng để chế tạo nội thất ô tô, bao gồm: Bảng điều khiển, ghế ngồi, tay lái và vô lăng.
  • Chế tạo hệ thống truyền động: Công nghệ ép phun giúp chế tạo nhiều bộ phận trong hệ thống truyền động, bao gồm: Bộ tản nhiệt, bộ làm mát và ống dẫn khí.

2. Tổng kết.

Trên đây là bài viết của RX Tradex về top 10 xu hướng công nghệ sản xuất ô tô hàng đầu hiện nay. Hy vọng, qua qua doanh nghiệp có thêm nhiều góc nhìn về sự thay đổi của công nghệ sản xuất lĩnh vực ô tô, từ đó xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong tương lai. Bên cạnh đó, trong năm nay, doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu thêm về các công nghệ sản xuất mới nhất có thể tham gia ngay Triển lãm Quốc tế Vietnam Manufacturing Expo do công ty RX Tradex Vietnam tổ chức. Ngoài ra cũng trong năm 2023, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khu vực như: NEPCON Vietnam, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam sẽ diễn ra vào năm 2024.