VME – Vietnam Manufacture Expo

Xu hướng công nghệ sản xuất xi măng công trình xanh và bền vững

Xu hướng công nghệ sản xuất xi măng công trình xanh và bền vững

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới về sản xuất xi măng và đây cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất xi măng theo công nghệ cũ đang tạo ra rất nhiều khí thải như: CO2, CO, Nox, Sox,… đang là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Vì vậy, để hướng tới một nền sản xuất xanh bền vững, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật để giảm phát thải nhà kính cũng như xử lý rác thải trong hoạt động sản xuất xi măng. Hãy cùng RX Tradex tìm hiểu về những xu hướng công nghệ sản xuất xi măng công trình xanh và bền vững và ưu điểm của chúng qua bài viết dưới đây.

1. 5 xu hướng công nghệ sản xuất xi măng công trình xanh và bền vững.

1.1. Xu hướng công nghệ sản xuất xi măng sử dụng nguyên liệu xanh.

Vì sao công nghệ sản xuất xi măng sử dụng nguyên liệu xanh trở thành xu hướng? Hiện nay, ngành xây dựng đang ưu tiên phát triển các công nghệ xanh mới thân thiện môi trường, bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Trong đó, tiêu biểu là việc ứng dụng nguyên liệu xanh như: Tro xỉ, vỏ hạt điều, rác thải hữu cơ,… vào trong hoạt động sản xuất xi măng. Đây là một trong những phương pháp chính, được nhà nước và doanh nghiệp Việt chú trọng đầu tư nhằm thay thế vật liệu hóa thạch trong quy trình tạo ra sản phẩm, hướng tới phát triển sản xuất xanh bền vững, tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

5 xu hướng công nghệ sản xuất xi măng công trình xanh và bền vững

Trong thực tế, công ty Vicem Hà Tiên đã tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ đi như tro, xỉ lò vào trong hoạt động sản xuất xi măng. Từ đó, doanh nghiệp có thể giải quyết tình trạng tồn đọng tro của các nhà máy nhiệt điện và xỉ đáy của sản xuất gang thép. [1] Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đang nghiên cứu việc ứng dụng bùn thải làm nguyên liệu sản xuất.

Ưu điểm của xu hướng công nghệ sản xuất xi măng sử dụng nguyên liệu xanh:

  • Thay thế nguyên liệu hóa thạch như: Xăng, dầu, khí đốt,…
  • Giảm lượng rác thải công nghiệp.
  • Gia tăng tính cạnh tranh sản phẩm.

1.2. Xu hướng công nghệ sản xuất xi măng áp dụng hệ thống giám sát, phân tính chất lượng.

Tại sao công nghệ sản xuất xi măng  áp dụng hệ thống giám sát, phân tính chất lượng trở thành xu hướng? Việc ứng dụng các hệ thống quản lý, phân tích chất lượng vào trong hoạt động sản xuất xi măng đã và đang được nhiều doanh nghiệp triển khai, nhằm giải quyết bài toán tiết kiệm chi phí, hướng đến phát triển bền vững. Trong đó, các nhà máy sẽ được đầu tư các thiết bị hiện đại, phục vụ các khâu như: Đo lường, kiểm tra, giám sát cảm biến,… để đảm bảo thành phẩm đáp ứng đầy đủ yêu cầu chất lượng đầu ra.

Một ví dụ tiêu biểu là tại nhà máy xi măng Bình Phước, đơn vị đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý tích hợp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt là những tiêu chuẩn như: Quản lý chất lượng ISO 9001, quản lý môi trường ISO 14001, quản lý năng lượng ISO 50001,… [2]

Ưu điểm của xu hướng công nghệ sản xuất xi măng áp dụng hệ thống giám sát, phân tính chất lượng:

  • Nâng cao chất lượng xi măng thành phẩm.
  • Tiết kiệm chi phí sản xuất.
  • Kiểm soát vấn đề cần bằng sản xuất và bảo vệ môi trường.
Xu hướng công nghệ sản xuất xi măng áp dụng hệ thống giám sát, phân tính chất lượng

1.3. Xu hướng công nghệ sản xuất xi măng cân bằng sinh khối.

Tại sao công nghệ sản xuất xi măng cân bằng sinh khối trở thành xu hướng? Công nghệ cân bằng sinh khối trong sản xuất xi măng là sự hòa trộn giữa vật liệu gốc hóa thạch và sinh học, giúp tạo ra sản phẩm với nhiều lợi thế cạnh tranh như: An toàn, thân thiện với môi trường, tăng tuổi thọ thành phẩm,… Qua đó, công nghệ sản xuất này sẽ giải quyết được bài toán về sự cạn kiệt nguồn tài nguyên hóa thạch là: Dầu mỏ, khí đốt, xăng,.. trong tự nhiên.

Theo báo Công Thương, hiện nay công ty Sika đã phát triển sản phẩm lớp phủ bảo vệ bê tông Sikagard®-5500 với việc ứng dụng công nghệ sản xuất cân bằng sinh khối dành cho vật liệu xây dựng. Từ đó, sản phẩm này cho phép giảm hàm lượng clinker cao trong xi măng, ít ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt là bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. [3]

Ưu điểm của xu hướng công nghệ sản xuất xi măng cân bằng sinh khối:

  • Tăng tuổi thọ cho các công trình xây dựng.
  • Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
  • Đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân công lao động và khách hàng sử dụng.

1.4. Xu hướng công nghệ sản xuất xi măng ứng dụng năng lượng sạch.

Vì sao công nghệ sản xuất xi măng ứng dụng năng lượng sạch trở thành xu hướng? Để giảm bớt việc sử dụng các nguồn nguyên liệu chi phí cao như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,… các nhà máy sản xuất xi măng bắt đầu sử dụng nhiều hơn các nguồn năng lượng tái chế và sạch thay thế. Cụ thể, các loại nhiên liệu thay thế thường là: Dầu đã qua sử dụng, lốp xe, gỗ phế liệu, nhựa hỗn hợp, giấy, vật liệu tổng hợp,… Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, giảm phát thải công nghiệp trong hoạt động sản xuất xi măng.

Ngoài ra, nhiều đơn vị cũng chú trọng vào việc tiết kiệm điện trong sản xuất xi măng nhằm giảm giá thành phẩm, gia tăng lợi nhuận. Tiêu biểu là tập đoàn Xi măng The Vissai, doanh nghiệp này đã ứng dụng hệ thống phát điện nhiệt khí dư vào hoạt động sản xuất xi măng, làm giảm lượng lớn khí thải ra môi trường. [4] Qua đó, đơn vị có thể cung cấp cho thị trường sản phẩm xi măng chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo quá trình vận hành, sản xuất đáp ứng tiêu chí xanh bền vững.

Ưu điểm của xu hướng công nghệ sản xuất xi măng ứng dụng năng lượng sạch:

  • Giảm lượng nhiệt thải ra của hệ thống lò nung.
  • Tiết kiệm năng lượng điện trong sản xuất.
  • Giảm giá thành sản xuất và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Xu hướng công nghệ sản xuất xi măng ứng dụng năng lượng sạch

1.5. Xu hướng công nghệ sản xuất xi măng số hóa.

Tại sao công nghệ sản xuất xi măng số hóa trở thành xu hướng? Hiện nay, xu hướng công nghệ sản xuất xi măng số hóa là quá trình sử dụng dữ liệu, để cải thiện khả năng quản lý tài nguyên, giảm chi phí vận hành và cải thiện chỉ số bền vững của doanh nghiệp. Trong thực tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn không ngừng ứng dụng những công nghệ để số hóa các hoạt động trong quá trình sản xuất của mình. Thông qua việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, các đơn vị sản xuất có thể đảm bảo tối ưu hóa được quy trình vận hành, tiết kiệm tối đa chi phí nhiên liệu, sản xuất và giảm phát thải carbon.

Theo PGS.TS Lương Đức Long, việc ứng dụng số hóa, dữ liệu đám mây sẽ giúp cho quá trình vận hành sản xuất tốt hơn, giảm được các tổn thất năng lượng ra môi trường, góp phần giảm lượng phát thải CO2. [5] Từ đó cho thấy, số hóa hoạt động sản xuất xi măng sẽ là xu hướng công nghệ sản xuất tất yếu, cần áp dụng toàn diện trong kinh doanh để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.

Ưu điểm của xu hướng công nghệ sản xuất xi măng số hóa:

  • Tối ưu hoá lợi nhuận kinh doanh.
  • Thực hiện mục tiêu phát triển xanh bền vững cho doanh nghiệp.
  • Giải pháp ứng phó trước thách thức thời đại như biến đổi khí hậu.

2. Tổng kết.

Trên đây là bài viết của RX Tradex về xu hướng công nghệ sản xuất xi măng công trình xanh và bền vững, hy vọng qua đó, doanh nghiệp hiểu rõ hơn các công nghệ hiện đại và có thể ứng dụng cải tiến quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh được tốt hơn. Và trong năm nay, quý doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu thêm về các phương pháp sản xuất xanh mới nhất, có thể tham gia ngay Triển lãm Quốc tế Vietnam Manufacturing Expo do công ty RX Tradex Vietnam tổ chức. Ngoài ra cũng trong năm 2023, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khác như: NEPCON Vietnam, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam được tổ chức vào năm 2024.

Chú thích:
[1]: DN sản xuất xi măng sử dụng nhiên liệu ‘xanh’, hướng tới phát triển bền vững.

[2]: Nhà máy Xi măng Bình Phước: Vì một VICEM xanh, vì một xã hội phát triển bền vững.

[3]: Sika® Việt Nam ứng dụng công nghệ sản xuất cân bằng sinh khối.

[4]: Nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất xi măng.

[5]: Xanh hóa ngành xi măng bằng số hóa và năng lượng sạch.