Công nghệ xử lý chất thải là gì? Vì sao phải xử lý chất thải?
Cách thức chôn lấp đã dần lỗi thời và không còn hiệu quả. Thậm chí chôn rác còn gây tiêu tốn tài nguyên đất và tác động tiêu cực cho môi trường và sức khỏe người dân. Tại Việt Nam, tỉ lệ chôn lấp lên tới 70%. Trong khi đó tại các nước phát triển, tỉ lệ này chỉ là khoảng 25% ở Bỉ, 1% tại Thụy Điển.
Vì vậy rất cần công nghệ xử lý rác thải ở Việt Nam cũng như các giải pháp xử lý tối ưu, hiệu quả các loại rác thải. Đó là lý do các công nghệ xử lý rác tiên tiến ra đời. Vậy “Công nghệ xử lý chất thải là gì? Vì sao cần phải xử lý chất thải?”. Bài viết sau RX Tradex sẽ phân tích một cách chi tiết!
Công nghệ xử lý chất thải là gì? Lý do vì sao cần phải xử lý chất thải.
Công nghệ xử lý chất thải là gì?
Là các phát minh, sáng chế tiên tiến trong lĩnh vực môi trường nhằm hỗ trợ cho việc xử lý chất thải hiệu quả, triệt để, giảm các tác động tiêu cực của rác thải đến sức khỏe con người và hệ sinh thái trên trái đất.
Các công nghệ thường sẽ dùng các phương pháp đốt nhiệt, sinh học, khí học, vật lý, hóa học hoặc kết hợp để xử lý chất thải.
Tìm hiểu công nghệ xử lý chất thải là gì? Công nghệ xử lý rác thải là các phát minh, sáng chế tiên tiến trong lĩnh vực môi trường nhằm hỗ trợ cho việc xử lý chất thải hiệu quả và triệt để, giúp giảm các tác động tiêu cực của rác thải đến sức khỏe con người, cũng như hệ sinh thái trên trái đất. Do đó, người ta thường sử dụng một số công nghệ xử lý chất thải phổ biến gồm có: Phương pháp đốt nhiệt, sinh học, khí học, vật lý, hóa học hoặc kết hợp chúng với nhau.
Các lợi ích của công nghệ xử lý rác thải ở Việt Nam.
Các công nghệ này mang lại nhiều lợi ích về môi trường, kinh tế, xã hội trong việc quản lý rác thải. Đơn cử như:
- Giảm ô nhiễm không khí và nguồn nước.
- Giảm tình trạng gia tăng của hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu.
- Tiết kiệm nguồn nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Giúp ngăn ngừa tác hại của rác thải đến sức khỏe người dân.
Thực trạng chất thải tại Việt Nam.
Thực trạng rác thải ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Đứng trước nhu cầu của cuộc sống tăng lên, con người ngày càng mua sắm vô tội vạ, bất kể họ có sử dụng đồ dùng đó hay không. Vì thế mà, rác được thải ra ở khắp mọi nơi, với đủ mọi loại rác. Nói không ngoa rằng dường như chúng ta đang sống giữa những núi rác khổng lồ, mà các con số thống kê hàng năm khiến cho ai cũng phải giật mình:
- Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam cho biết: “Mỗi ngày toàn quốc phát sinh hơn 64 ngàn tấn chất thải sinh hoạt. Trong đó, khu vực đô thị chiếm 55%, nông thôn chiếm 45%”.
- Tại Việt Nam, mỗi năm ước tính thải ra khoảng 3,1 triệu tấn rác thải nhựa trên đất liền, còn đổ ra đại dương dao động khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn. Thực trạng này khiến cho nước ta được xếp hạng trong top các quốc gia phát sinh chất thải nhựa lớn nhất thế giới (Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới – World Bank).
- Mỗi ngày cả nước phát sinh hơn 64 ngàn tấn rác thải, nhưng trong số ấy chỉ có 15% được tái chế hoặc tái sử dụng. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2019, chi tiết mỗi năm số lượng rác thải ra như sau:
- Chất thải rắn sinh hoạt lên tới 23,3 triệu tấn/năm.
- Chất thải rắn công nghiệp 25 triệu tấn/năm.
- Chất thải nguy hại 1,1 triệu tấn/năm.
- Chất thải rắn phụ phẩm nông nghiệp 93 triệu tấn/năm.
- Chất rắn y tế 96 nghìn tấn/năm.
- Khối lượng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật 438.032 kg.
Vì sao cần phải xử lý chất thải?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như một lượng rác khổng lồ như thế tồn tại ở ngoài môi trường mà không hề có sự kiểm soát, cũng như không được xử lý nào? Sau đây là một số vấn đề mà chúng ta cần phải đối mặt, bao gồm:
- Rác thải có mặt trên đường và tại các bãi rác lớn nhỏ làm mất vệ sinh và mỹ quan đô thị. Đồng thời ảnh hưởng đến ngành du lịch, làm giảm lượng khách tham quan và lợi ích kinh tế quốc gia.
- Gây ô nhiễm không khí, tạo mùi khó chịu. Rác phân hủy hoặc phản ứng tạo nên các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tăng hiệu ứng nhà kính, khiến tình trạng nóng lên toàn cầu nặng nề hơn.
- Ô nhiễm nguồn nước ngầm do nước rỉ rác vốn chứa nhiều tác nhân gây bệnh hoặc chất độc hại, thấm qua các tầng đất đá. Từ đó gián tiếp tác động đến nguồn nước cung ứng cho con người.
- Các chất tẩy rửa, rác thải, hóa chất tràn ra kênh rạch, ao hồ gây ô nhiễm các khu vực tự nhiên khiến các sinh vật sống bị đe dọa và tiêu diệt. Hệ sinh thái tự nhiên bị mất cân bằng và ảnh hưởng đến môi trường và chuỗi thức ăn của các giống loài trên trái đất.
- Các hoạt động sản xuất đặc biệt là nông nghiệp và thực phẩm bị ảnh hưởng. Chất lượng nguồn cung suy giảm do ô nhiễm rác thải. Đầu ra thành phẩm kém chất lượng khiến thu nhập và các lợi ích kinh tế đi xuống, còn có thể kéo theo hệ lụy các tệ nạn xã hội gia tăng.
- Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe và sự sống còn của con người. Các khí độc, chất nguy hại, ô nhiễm tác động đến thực phẩm, không khí và nguồn nước mà người dân sử dụng. Bên cạnh đó, hệ sinh thái khó khôi phục do ô nhiễm kéo dài. Thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra khiến con người chật vật chống đỡ, suy giảm sức khỏe và thiệt hại của cải.
Do đó, việc xử lý chất thải trước khi đổ ra môi trường vô cùng cấp thiết. Và nên chăng là mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu của cả các cá nhân và doanh nghiệp? Chúng ta cần có sự nhận thức và can thiệp thích đáng để bảo vệ chính môi trường sống và tương lai của con người và thế hệ sau.
Các công nghệ xử lý chất thải tiên tiến hiện nay tại Việt Nam và thế giới.
Mục đích của các công nghệ ra đời là để hỗ trợ quản lý rác thải tốt hơn, giảm thiểu tối đa tác hại của rác đối với môi trường và con người. Hiện nay, trên thị trường có nhiều công nghệ xử lý chất thải phù hợp cho từng loại rác, cũng như có công suất khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực. Trong phạm vi bài viết này, RX Tradex xin giới thiệu top 5 công nghệ xử lý chất thải tiên tiến dưới đây:
Công nghệ đốt rác phát điện tại Việt Nam.
Điện rác là một công nghệ xử lý rác thải ở Việt Nam phổ biến, có sự tiến vượt bậc về công nghệ so với các nước trong khu vực, giúp chuyển đổi rác thải thành tài nguyên. Theo như công nghệ này, nước rỉ từ rác sẽ được tách riêng để xử lý nước thải, khí và mùi hôi, còn các phụ phẩm như tro, khói thải,… cũng được làm giảm độc tố trước khi thải ra môi trường. Công nghệ điện rác được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, vì có thể xử lý triệt để một lượng rác lớn, giúp giảm ô nhiễm môi trường.
Công nghệ sinh học tái chế nhựa PET của Áo.
Rất nhiều quốc gia đang đau đầu với vấn nạn rác thải nhựa, bởi vì loại rác này rất khó phân hủy, chúng vừa chiếm nhiều diện tích mà lại còn phá hủy môi trường tự nhiên. Chúng ta có thể hiểu, PET là một loại nhựa nhiệt dẻo, thường được tái chế bằng cách đốt chảy hoặc nghiền nhỏ, do đó sản phẩm tạo ra có chất lượng rất kém. Thế nhưng một quốc gia nhỏ bé như Áo, lại có bước đột phá trong việc xử lý loại chất thải này bằng công nghệ sinh học tái chế nhựa PET.
Một công ty ở Áo đã sử dụng enzyme lấy từ một loại nấm để tái chế nhựa PET, dưới sự tác động của enzyme, nhựa sẽ bị phân hủy thành phân tử nhỏ rồi biến đổi thành nhựa chất lượng cao. Trong khi enzyme này hoàn toàn không có chất độc, rất dễ phân hủy và có thể sản xuất số lượng lớn.
Công nghệ xử lý nước với màng siêu lọc ZeeWeed.
Màng siêu lọc ZeeWeed là một trong những công nghệ tiên tiến được ưu tiên lựa chọn trong ngành xử lý nước thải công nghiệp hiện nay ở trên thế giới cũng như tại Việt Nam. ZeeWeed sử dụng công nghệ sợi rỗng siêu lọc, có thể xử lý hầu như mọi chất lượng nước, bao gồm nước thô, nước uống, nước thải cũng như nước công nghiệp,… được dùng trong hàng ngàn ứng dụng đô thị, công nghiệp và thương mại trên toàn thế giới.
Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi CFB của Nhật.
Công nghệ xử lý CFB xử lý được đánh giá là rất hiệu quả bằng cách vùi rác trong một lớp cát, sau đó dùng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy rác. CFB có thể đốt cháy cả những chất liệu khó xử lý nhất với tốc độ nhanh, giá thành rẻ hơn nhiều cách khác. Ngoài ra, lượng khí thải độc hại như NO và SO2 ít hơn nhiều so với các lò đốt khác vì nhiệt độ buồng đốt thấp, chỉ cần đạt khoảng 800 độ C, và nhiệt lượng tỏa ra có thể dùng để sản xuất điện.
Công nghệ sinh học Monsal của Veolia Mỹ.
Công nghệ sinh học Monsal là một giải pháp xử lý chất thải và sản xuất năng lượng tái tạo được phát triển bởi Veolia Environmental Services tại Mỹ. Monsal sử dụng quá trình phân hủy kỵ khí để biến chất thải hữu cơ thành khí sinh học (biogas làm năng lượng), và chất rắn thành phân bón. Ngoài ra, việc xử lý bùn thải vừa giúp tạo ra phân hữu cơ sạch, vừa tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Một tin vui cho các cơ quan và tổ chức trong nước là Suez Veolia (công ty sở hữu giải pháp Monsal) sẽ tham gia Triển lãm Quốc tế đầu tiên về Công nghệ xử lý và Tái chế chất thải Waste and Recycling Vietnam 2023 (WRV23).
Tổng kết.
Như vậy, qua nội dung của bài “Công nghệ xử lý chất thải là gì cùng các lý do vì sao cần phải xử lý chất thải?”, RX Tradex hy vọng đã cung cấp nhiều thông tin và góc nhìn mới về công nghệ xử lý rác thải ở Việt Nam và thực trạng xử lý chất thải tại Việt Nam. Nếu như bạn quan tâm đến lĩnh vực môi trường và quản lý rác thải thì có thể tham khảo thêm các xu hướng mới của ngành, cùng các công nghệ tân tiến tại WRV23.
Triển lãm sẽ là điểm đến lý tưởng để gặp gỡ nhiều thương hiệu quốc tế dẫn đầu về công nghệ xử lý chất thải và các giải pháp hữu ích phù hợp cho từng doanh nghiệp. Hơn thế nữa, WRV23 còn mang đến cơ hội giao lưu, trực tiếp đặt câu hỏi với các chuyên gia đầu ngành về tình trạng xử lý rác thải trong doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, RX Tradex còn tổ chức các Triển lãm Quốc tế khác trong năm 2023 như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam, NEPCON Vietnam cũng nhằm các mục đích tương tự.