Công nghệ xử lý chất thải và bước tiến mới trong công nghệ tái chế
Mặc dù lượng chất thải ở Việt Nam nằm trong “top” thế giới nhưng công nghệ xử lý chất thải vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Như vậy việc xử lý chất thải rắn, xử lý chất thải công nghiệp, hệ thống chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ tại các nước tiên tiến trên thế giới đang được quan tâm và phát triển như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề toàn cầu này trong bài viết dưới đây.
1. Các ngành cần ứng dụng tốt công nghệ xử lý chất thải
1.1. Xử lý rác thải lĩnh vực y tế
Lượng rác thải phát sinh từ ngành y tế là rất lớn và việc thải các chất độc hại ra môi trường thông qua dụng cụ y tế, phế phẩm và dược phẩm là một vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu.
Do đó, trong những năm gần đây, việc quản lý và xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện đã trở thành một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Các bệnh viện cũng đề xuất và tham mưu với các cơ quan nhà nước về việc đầu tư và chọn lựa công nghệ xử lý rác thải phù hợp.
1.2. Xử lý chất thải lĩnh vực chăn nuôi
Các chất thải chăn nuôi hầu hết được xử lý bằng các phương pháp thủ công hoặc máy xử lý chất thải chăn nuôi nhằm tạo ra các nguồn nhiên vật liệu phục vụ chính trong sản xuất nông nghiệp và đời sống. Ngoài giải pháp lâu dài bền vững là dùng hầm Biogas xử lý chất thải, lọc và tưới tiêu trực tiếp cũng là các giải pháp được sử dụng.
Tuy nhiên, với một lượng chất thải lớn và không được xử lý bởi những giải pháp và công nghệ xử lý chất thải triệt để thì chất thải lĩnh vực chăn nuôi vẫn là nỗi trăn trở lớn của các nước nông nghiệp.
1.3. Xử lý chất thải lĩnh vực điện tử
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp sản xuất điện tử khiến nó trở thành một trong các lĩnh vực có lượng rác thải lớn nhất thế giới.
Đáng lưu ý hơn là việc xuất hiện các chất gây ô nhiễm môi trường trong các sản phẩm điện tử như cadmium trong điện trở, chì và thuỷ ngân.
Ngoài việc áp dụng các giải pháp tái chế hiện có, các công nghệ xử lý chất thải điện tử đối với các linh kiện, sản phẩm không có khả năng tái chế sẽ là một thách thức không hề nhỏ dành cho nhiều nền công nghiệp và quốc gia khác nhau.
1.4. Xử lý rác thải lĩnh vực công nghiệp
Công nghiệp được xem là ngành có số lượng chất thải đáng bận tâm nhất. Đó là những chất thải được xả ra môi trường trong quá trình sản xuất của các công ty hay xí nghiệp.
Xử lý chất thải đang trở thành vấn đề nan giải của nhiều quốc gia trên thế giới.
Phần lớn chúng đều là những chất thải làm ảnh hưởng đến con người lẫn các sinh vật sống bên trong môi trường.
Tuy nhiên, rác thải công nghiệp cũng đầy tiềm năng trở thành nguồn nguyên liệu tái chế giúp cung cấp nguồn năng lượng vô tận nếu chúng ta biết cách áp dụng các biện pháp tái chế tiên tiến như nhiều quốc gia phát triển trên thế giới hiện nay.
2. Công nghệ xử lý chất thải của các nước tiên tiến
2.1. Công nghệ xử lý rác thải ở Thụy Điển
Thụy Điển sử dụng công nghệ xử lý chất thải để xử lý lượng rác khổng lồ từ các quốc gia lớn như Anh, Na Uy, Ireland, Italia. Không chỉ có thu nhập từ xử lý rác cho các quốc gia khác, họ còn biến rác thành nguồn năng lượng thay thế hay năng lượng tái chế.
Ở Thụy Điển, thay vì rác được xử lý tại những bãi chôn lấp, chúng được đưa đến các nhà máy để tạo ra năng lượng. Sau đó, chúng được phân phối dưới dạng điện năng tới các hộ gia đình và doanh nghiệp.
2.2. Quy trình quản lý rác tại Bỉ
Bỉ được đánh giá là một trong số quốc gia dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải. Đặc biệt, Bỉ cũng được thế giới biết đến với các quy trình quản lý chuyên sâu trong các khâu thu gom và tính toán lượng phát thải.
Hiện nay, có 2 quy trình quản lý chất thải cực kỳ tiên tiến ở Bỉ. Đó là Ecolizer và Green Events.
- Ecolizer là một hệ thống quản lý sản xuất dựa trên web. Hệ thống phân tích, tính toán sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ năng lượng và xử lý chất thải. Nhờ vậy, các nhà sản xuất có thể đánh giá tác động môi trường của sản phẩm.
- Green Events cũng là một hệ thống quản lý dựa trên web như Ecolizer nhưng dành cho các sự kiện. Hệ thống này giúp đánh giá tổng lượng chất thải được tạo ra từ sự kiện.
2.3. Xử lý rác thải bằng công nghệ sinh học tại Áo
Áo là quốc gia tuy có diện tích nhỏ nhưng đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong việc xử lý rác thải. Trong đó, nổi trội nhất có thể kể đến việc áp dụng công nghệ sinh học cho sản xuất nhựa tái chế để tái chế nhựa PET.
Cụ thể hơn, có một công ty tại Áo đã phát triển giải pháp công nghệ cao bằng cách sử dụng enzyme từ một loại nấm để tái chế nhựa PET. Dưới tác dụng của các enzyme, nhựa PET bị phân hủy thành các phân tử. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc xử lý rác thải đô thị trước các ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa hiện nay.
2.4. Singapore đầu tư công nghệ đốt rác phát điện
Singapore được xếp vào danh sách quốc gia sạch nhất toàn cầu. Đó là vì nước này luôn đầu tư vào công nghệ xử lý chất thải và có các quy định nghiêm ngặt trong việc quản lý và xử lý chất thải ra môi trường.
Nhằm cắt giảm số lượng rác thải phải xử lý bằng hình thức chôn lấp, Singapore đã triển khai các dự án như đầu tư xây dựng lò đốt rác phát điện; phân loại rác thải tại nguồn rõ ràng, xử phạt nặng đối với các hành vi xả rác không đúng quy định; không ngừng đào tạo và khuyến khích tái chế rác thải.
2.5. Công nghệ xử lý rác thải tại Nhật bản
Một trong những lý do khiến Nhật luôn nằm trong top những quốc gia sạch sẽ nhất thế giới chính là việc họ rất thành công trong việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải và vận hành hệ thống phân loại rác. Bên cạnh đó, ý thức phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định của người dân cũng cực kỳ cao.
Nhờ áp dụng những công nghệ hiện đại mà Nhật Bản đã giải được bài toán xử lý chất thải.
Tuy tiếp nhận hơn 45 triệu tấn rác mỗi năm nhưng Nhật Bản vẫn phát triển thành công hệ thống xử lý rác hiệu quả để trở thành một trong những quốc gia sạch nhất thế giới. Nhờ áp dụng công nghệ CFB, lượng rác tại đây được xử lý triệt để lên đến 99%.
3. Hướng đi nào cho xử lý chất thải tại Việt Nam?
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường Việt Nam, mỗi năm có khoảng 3,9 tấn rác thải nhựa PET, LDPE, HDPE và PP được thu gom tại Việt Nam. Trên thực tế, chỉ có 33% tổng lượng rác thải được tái chế.
Cũng theo báo cáo trên, mỗi năm có khoảng 2,62 tấn rác thải nhựa không được tái chế, dẫn đến lãng phí 75% giá trị vật liệu của nhựa – tương đương 2,2 – 2,9 tỉ USD mỗi năm. Qua đó cho thấy một thực trạng rõ ràng: ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú nhưng chưa phát triển xứng tầm.
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – EPR (Extended Producer Responsibility) đã được cân nhắc thực hiện nhằm khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp tái chế trong nước. Nắm bắt xu hướng và cơ hội này, các doanh nghiệp và tập đoàn lớn tại Việt Nam như Coca-Cola hay Unilever Việt Nam cũng đang chạy đua và nỗ lực đóng góp trong việc xử lý chất thải.
Các quốc gia trên thế giới đang ngày càng quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải.
Nhìn chung, ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam vẫn chưa phát triển. Trong tương lai, cần rà soát sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật nhằm nới lỏng cơ chế, thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận và dần chuyển qua áp dụng các công nghệ xử lý chất thải tiến tiến.
4. Triển lãm về thiết bị và giải pháp xử lý chất thải – công nghệ tái chế bảo vệ môi trường – Waste and Recycling Expo Vietnam 2023
Triển lãm về thiết bị và giải pháp xử lý chất thải – công nghệ tái chế bảo vệ môi trường – Waste and Recycling Expo Vietnam 2023 là 1 trong những sự kiện triển lãm hàng đầu trong lĩnh vực xử lý chất thải và công nghệ tái chế tại Việt Nam. Sự kiện này dự kiến thu hút hàng trăm doanh nghiệp, chuyên gia và nhà quản lý đến từ khắp mọi miền đất nước để trưng bày sản phẩm, dịch vụ và công nghệ mới nhất trong lĩnh vực quản lý chất thải và tái chế.
Triển lãm mang đến cho các doanh nghiệp tham dự nhiều cơ hội để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm cùng các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Đây cũng là dịp để các nhà quản lý đánh giá, tìm kiếm và chọn lựa các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ phù hợp với nhu cầu của họ, để tối ưu hóa quy trình quản lý chất thải và tái chế trong doanh nghiệp của mình.
Đừng bỏ lỡ sự kiện liên quan đến vấn đề môi trường và công nghệ xử lý chất thải được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam bởi công ty RX Tradex. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin liên quan cũng như đăng ký tham gia sớm tại đây.