Dây chuyền công nghệ sản xuất là gì và các loại nào phổ biến?
Sự xuất hiện của dây chuyền sản xuất đã tạo nên một cuộc cách mạng trong hầu hết lĩnh vực sản xuất thuộc các ngành nghề khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo số lượng sản phẩm chất lượng đến với khách hàng. Ngoài ra, dây chuyền sản xuất kết hợp với các máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại là yếu tố không thể thiếu của các nhà máy, xí nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường kinh doanh khốc liệt hiện nay. Vậy, “Dây chuyền công nghệ sản xuất là gì và có những loại nào phổ biến?”, cùng RX Tradex tham khảo cụ thể qua bài viết sau.
1. Dây chuyền sản xuất là gì? Và dây chuyền công nghệ sản xuất là gì?
Dây chuyền sản xuất lần đầu tiên được lên ý tưởng bởi nhà phát minh người Mỹ nổi tiếng Eli Whitney, nhưng chỉ đến năm 1913, khi Henry Ford – người sáng lập Công ty Ford motor, đã đưa khái niệm này vào hoạt động sản xuất ô tô hàng loạt. [1] Ford có thể tạo ra một dây chuyền ô tô di chuyển và thực hiện các giai đoạn lắp ráp khác nhau. Khi những chiếc xe đến mỗi trạm của công nhân nhà máy, một bộ phận được thêm vào và gửi đến trạm tiếp theo. Ngày nay, khái niệm này đã được phát triển xa hơn và tạo ra nhiều đột phá trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Dây chuyền sản xuất là gì? Dây chuyền sản xuất là một chuỗi các hoạt động tuần tự được thiết lập sẵn, từ bước xử lý các nguyên liệu đầu vào cho đến khi tạo ra thành phẩm cuối cùng. Sản phẩm đó có thể là một hàng hóa tiêu dùng hoàn chỉnh hay một nguyên phụ liệu cung cấp cho một quá trình sản xuất công nghiệp nào đó (kim loại, nhựa, gạch, tôn, xi măng,,…), hoặc các bộ phận, phụ kiện sẽ được lắp ráp để chế tạo ra các thiết bị khác.
Dây chuyền công nghệ sản xuất là gì? Từ định nghĩa trên có thể hiểu đơn giản thì dây chuyền công nghệ sản xuất là dây chuyền sản xuất với sự hỗ trợ của các máy móc thiết bị, quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm tối ưu hóa hệ thống hiện có, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đột phá hơn, tăng năng suất vượt trội và thậm chí giảm bớt các yếu tố rủi ro, nguy hại cho con người và hệ sinh thái. Dây chuyền công nghệ sản xuất có thể sử dụng tự động hóa một phần hoặc toàn phần và trang bị các máy móc thiết bị tùy theo: Quy mô xí nghiệp, loại hàng hóa, vật liệu liên quan, số lượng hay nhu cầu của người dùng,…
1.1. Ưu điểm của dây chuyền công nghệ sản xuất.
Chắc chắn rằng dây chuyền công nghệ sản xuất mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất của mỗi nhà máy. Điển hình là một số lợi thế như sau:
- Tăng năng suất sản xuất: Việc vận hành theo dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, tốc độ xử lý nhanh chóng, tránh bớt các thao tác dư thừa, tập trung chuyên môn hóa giúp tăng hiệu quả làm việc và số lượng thành phẩm. Ngoài ra máy móc tự động thay thế cho lao động thủ công, từ đó tiết kiệm thời gian sản xuất, đáp ứng được sản lượng cần thiết.
- Nâng cao và đồng nhất chất lượng, thẩm mỹ của sản phẩm: Với sự hỗ trợ của công nghệ sản xuất hiện đại làm việc theo khuôn mẫu, sản phẩm làm ra ít gặp sai sót và có sự tương đồng về chất lượng. Ngoài ra dây chuyền thường trang bị thêm công cụ kiểm tra chất lượng tự động hoặc có bộ phận nhân công chuyên biệt giúp cho sản phẩm làm ra chất lượng cao hơn.
- Chuyên môn hóa tay nghề cho lực lượng lao động: Nhân công hỗ trợ thạo tay nghề hơn vì được đào tạo và làm việc chuyên môn một công đoạn, đảm bảo hạn chế sai sót và quên thao tác.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất: Sản xuất hàng loạt thông qua lắp ráp dây chuyền giúp giá thành giảm và chất lượng các sản phẩm cuối cùng của quy trình sản xuất tăng cao hơn. Bên cạnh đó, nhờ cải thiện được năng suất lao động, giảm bớt các khâu không cần thiết, hạn chế các sai sót không đáng có giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất hay xử lý các rủi ro sai hỏng sản phẩm, tăng số lượng thành phẩm trong cùng một thời gian vận hành.
- Giảm bớt các yếu tố rủi ro tại nhà máy: Quá trình tự động hóa đã giúp giảm bớt yếu tố con người khỏi các công việc nguy hiểm, và sử dụng máy móc để hoàn thành các nhiệm vụ mà trước đây yêu cầu công nhân phải mạo hiểm tính mạng hoặc sức khỏe để thực hiện.
Các lợi thế này sẽ được tiếp tục gia tăng một khi doanh nghiệp hiểu rõ đặc trưng của đơn vị mình và các xu hướng về các máy móc công nghệ mới và phù hợp nhất.
1.2. Hạn chế của dây chuyền công nghệ sản xuất.
Bên cạnh các lợi ích của dây chuyền công nghệ cho các lĩnh vực sản xuất thì vẫn còn các hạn chế như:
- Thiếu linh hoạt: Vì dây chuyền sản xuất được thiết lập sẵn, theo một thứ tự cụ thể nên không dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của thị trường hay nhu cầu khách hàng. Do đó sẽ cần tính toán kỹ lưỡng khả năng thay đổi về chủng loại, mẫu mã, dự đoán được nhu cầu thị trường và việc mở rộng quy mô sản xuất.
- Công nghệ càng cao chi phí càng lớn: Để có một dây chuyền càng hiệu quả, máy móc tối tân và linh hoạt, có tính cạnh tranh cao so với thị trường, hay áp dụng công nghệ tự động hóa toàn phần thì chi phí đầu tư sẽ càng lớn.
- Tiêu thụ năng lượng lớn: Do số lượng máy móc thiết bị lắp ráp cho dây chuyền nhiều và tính năng đa dạng nên lượng điện năng hoặc các năng lượng khác tiêu tốn lớn hơn.
- Chi phí nhân công có tay nghề chuyên môn cao: Dây chuyền hiện đại, ứng dụng nhiều công nghệ sẽ cần có lực lượng nhân công am hiểu và vận hành hiệu quả, do đó chi phí để thuê kỹ sư, công nhân như thế sẽ cao hơn thông thường.
Các khuyết điểm này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu doanh nghiệp lên kế hoạch cụ thể, tìm hiểu các yếu tố tác động đến quy trình sản xuất và các chi phí sẽ phát sinh. Sau đó nghiên cứu chiến lược, tìm kiếm công nghệ phù hợp và nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành.
2. Phân loại dây chuyền công nghệ sản xuất.
Có nhiều cách phân loại dây chuyền công nghệ sản xuất dựa theo nguyên liệu đầu vào, vai trò, mục đích của từng loại dây chuyền hay số lượng sản phẩm và đặc điểm của từng loại hàng hóa để phân chia phù hợp, chẳng hạn như:
- Dựa vào nguyên liệu đầu vào sẽ có các loại như: Dây chuyền công nghệ sản xuất cho nguyên liệu thô, cho thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp, may mặc, bao bì,…
- Theo vai trò hay mục đích sẽ có: Dây chuyền công nghệ phân loại, sấy sản phẩm, dây chuyền làm sạch, đóng gói và dán nhãn, dây chuyền kiểm tra chất lượng, lắp đặt sản phẩm hay dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử, các bộ phận của sản phẩm,…
- Tùy theo số lượng và đặc điểm của từng loại hàng hóa bao gồm: Dây chuyền công nghệ sản xuất một loại đơn vị sản phẩm, sản xuất hàng loạt, rời rạc, liên tục,…
Mỗi hệ thống sản xuất sẽ có sự kết hợp của các loại dây chuyền khác nhau trong từng giai đoạn vận hành. Trong phạm vi bài viết này, RX Tradex sẽ giới thiệu về cách phân loại dựa trên nguồn nguyên liệu đầu vào, cụ thể như sau:
2.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất cho nguyên liệu thô.
Dây chuyền công nghệ sản xuất này được dùng để tạo ra các loại nguyên liệu thô, không phải là sản phẩm cuối cùng để tiêu dùng mà thường là thành phẩm được tạo ra để dùng cho các quy trình công nghiệp khác. Một số loại nguyên liệu được sản xuất từ dây chuyền này như: Gạch, tôn, inox, xi măng, gỗ, ống nhựa, giấy,…
2.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất cho sản phẩm nông nghiệp.
Dây chuyền sản xuất này dùng các nguyên liệu từ nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm tiêu dùng, có thể là thực phẩm ăn uống hoặc các đồ mỹ nghệ như: Sản xuất sữa, cá hộp, xúc xích, thức ăn chăn nuôi, vật dụng từ mây tre,…
2.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất thực phẩm.
Dây chuyền công nghệ sản xuất thực phẩm sẽ bao gồm các loại hàng hóa như: Bánh kẹo, nước ngọt, bia rượu, mì ăn liền,…
2.4. Dây chuyền công nghệ sản xuất bao bì.
Dây chuyền này sẽ sản xuất ra các loại bao bì chất liệu khác nhau như: Bao nilon, PP, bìa giấy, thùng carton, túi lọc,… Đây là đây chỉ không chỉ phục vụ cho ngành sản xuất bao bì nói chung, mà còn có thể ứng dụng vào khâu bao bì của bất kỳ ngành công nghiệp nào.
2.5. Dây chuyền công nghệ sản xuất may mặc.
Dây chuyền sản xuất may mặc sẽ tạo ra các sản phẩm về dệt may, thời trang như: Quần áo, mũ nón, giày dép,…
2.6. Dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.
Dây chuyền này chuyên sản xuất các vật liệu dùng trong ngành xây dựng như: Gang, thép, bê tông tươi, sơn,…
Mỗi dây chuyền này sẽ ứng dụng các loại công nghệ khác nhau, các máy móc thiết bị, thậm chí là các dây chuyền nhỏ chức năng khác biệt để thực hiện được các công đoạn chế tạo ra sản phẩm hoàn thiện.
3. Tổng kết.
Với những gì bài viết đã chia sẻ , hy vọng đã cung cấp các thông tin cần cho doanh nghiệp về dây chuyền công nghệ sản xuất là gì? Các ưu nhược điểm và có các loại nào phổ biến? Để hiểu rõ hơn mỗi loại dây chuyền, các giải pháp, máy móc, thiết bị công nghệ phù hợp sẽ cần sự tham vấn với các chuyên gia đầu ngành, các thương hiệu có cùng đặc điểm ngành hàng, cũng như cập nhật các xu hướng mới từ hội nghị, hội thảo tại các sự kiện chuyên ngành. Một số Triển lãm quốc tế hàng đầu khu vực mà doanh nghiệp có thể tham gia để nhận được các lợi ích này như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam, NEPCON Vietnam trong năm 2023 và Waste and Recycling Vietnam.
Chú thích: