Lợi ích của việc tái chế pin, pin được tái chế như thế nào?
Tìm hiểu quy trình tái chế pin và lợi ích của việc tái chế pin giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tái tạo năng lượng bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh mà pin thải nguy hại có thể được tìm thấy ở bất cứ hộ gia đình nào. Cùng RX Tradex tìm hiểu về quy trình và lợi ích của việc tái chế pin có tác động như thế nào đến môi trường và đời sống con người trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên vật liệu dùng làm Pin
Những loại pin khác nhau có những thành phần cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, có các thành phần chủ yếu bao gồm: chì, ion lithium (Li-ion), niken-kim loại hydrua (Ni-MH), niken-cadmium (Ni-Cd), polymer lithium-ion, niken-kẽm và kiềm. Các nhà sản xuất tạo ra các loại pin khác nhau từ những thành phần trên căn cứ vào nhu cầu sử dụng. Do đó, các loại pin này có thể khác nhau về thành phần cấu tạo, nguyên lý hoạt động, nguồn điện và có quy trình tái chế khác nhau.
2. “Pin chết” là gì?
Khi pin không còn khả năng cung cấp năng lượng hoặc không thể sạc được nữa khi đó được gọi là “pin chết”. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng mà quá trình “chết” của pin diễn ra nhanh hay chậm. Mặc dù pin luôn có một hạn sử dụng nhất định nhưng tuổi thọ của pin hoàn toàn chịu tác động của những yếu tố sau: yếu tố môi trường (ẩm ướt, nhiệt độ cao), tác động vật lý (rơi rớt, ma sát, va đập), cách sử dụng,… Vì thế tuổi thọ thực tế của pin thường thấp hơn tuổi thọ tiêu chuẩn mà nhà sản xuất công bố dẫn đến lượng pin thải ra luôn ở mức cao, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Vì thế, việc xử lý “pin chết” đúng cách phải tuân thủ theo quy trình rõ ràng.
3. Quy trình tái chế pin
- Bước 1: Thu gom
Pin thải được thu gom từ những nguồn như: hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
- Bước 2: Phân loại
Pin được phân loại theo loại (lithium-ion, alkaline, NiMH,…) để đảm bảo quy trình xử lý phù hợp cho từng loại.
- Bước 3: Nghiền nhỏ
Pin được nghiền thành các mảnh nhỏ để tiếp cận các thành phần bên trong.
- Bước 4: Tách chiết
Sử dụng phương pháp hóa học hoặc vật lý để tách chiết kim loại giá trị như lithium, coban, niken, chì,… ra khỏi vỏ và các vật liệu khác.
- Bước 5: Sấy khô và tinh chế
Kim loại thu được sau khi tách chiết được sấy khô và tinh chế để loại bỏ tạp chất.
- Bước 6: Tái sử dụng
Kim loại tinh chế được sử dụng để sản xuất pin mới hoặc các sản phẩm khác.
Tái chế pin là một quá trình dài, bước đầu tiên và là tiên quyết để quá trình này được phép diễn ra phụ thuộc vào người sử dụng và người tạo ra nó.
4. Một số lợi ích của việc tái chế pin
Rác thải công nghệ cũng như bao loại rác thải sinh hoạt khác, tái chế nghĩa là cho rác thải một cuộc đời khác, tái chế pin là tạo ra một vòng tuần hoàn khép kín của quá trình chuyển hóa giúp tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Cùng điểm qua một vài lợi ích cơ bản mà việc tái chế pin cũ đem lại nhé!
4.1. Giảm ô nhiễm môi trường
Pin thải chứa nhiều kim loại độc hại như chì, thủy ngân, cadmium,… khi xử lý không đúng quy trình gây ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước, đất và không khí. Tái chế giúp giảm thiểu lượng pin thải ra môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.
4.2. Giải quyết vấn đề về việc làm
Việc tái chế pin thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp tái chế, tạo việc làm và góp phần phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Tại thị trường tái chế Mỹ, có hơn 5000 cơ sở tái chế sử dụng 36.000 công nhân giúp đem lại thu nhập, giải quyết tình trạng thất nghiệp cho hàng ngàn hộ gia đình.
4.3. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
Quá trình khai thác và chế biến nguyên liệu sản xuất pin mới cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như phá rừng, ô nhiễm nguồn nước, khí thải,… Tái chế pin giúp giảm nhu cầu khai thác nguyên liệu mới, góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động môi trường.
5. Thị trường tái chế pin toàn cầu hiện nay
Nền công nghiệp tái chế nói chung và tái chế pin thải nói riêng phát triển mạnh mẽ ở những nước Châu Âu và Bắc Âu, với những công nghệ tiên tiến độc quyền mang tính chuyên môn đặc thù cao.
Tại Việt Nam, ngày 12/4/2023, VinES Energy Solutions (VinES) và Li-Cycle Holdings Corp (Li-Cycle) công bố chính thức ký hợp đồng tái chế pin dài hạn. Theo đó, bắt đầu từ năm 2024, Li-Cycle sẽ trở thành đối tác tái chế chiến lược cho các vật liệu pin do VinES sản xuất tại Việt Nam. Quyết định đầu tư liên quan đến nhà máy dự kiến sẽ được đưa ra vào năm 2025. Trước mốc thời gian này, Li-Cycle sẽ sử dụng mạng lưới cơ sở tái chế pin ở Bắc Mỹ để triển khai thỏa thuận tái chế với VinES.
Li-Cycle là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tái chế pin lithium-ion ở Bắc Mỹ.
VinES là công ty duy nhất ở Việt Nam sản xuất pin lithium-ion với công nghệ và chất lượng cao ứng dụng cho xe điện, hệ thống lưu trữ năng lượng và các ứng dụng khác.
Tháng 10 này, tại Thành phố Hồ Chí Minh triển lãm WASTE AND RECYCLING VIETNAM EXPO do RX Tradex tổ chức mang đến những giải pháp, công nghệ xử lý và tái chế rác thải hiện đại nhất cho doanh nghiệp, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và sự phát triển bền vững.
Kết luận
Pin có lịch sử chế tạo và phát triển hơn 200 năm, mang lại nhiều tiện ích cho đời sống con người. Tuy nhiên, mỗi viên pin đều chứa rất nhiều hóa chất độc hại, nguy hiểm như chì, thủy ngân, cadimi… Pin đã qua sử dụng nếu bị vứt bỏ ra môi trường, chôn lấp hoặc đốt cùng rác thải sinh hoạt sẽ phát thải những hợp chất chứa kim loại nặng và chất độc vào đất, nước, không khí, tác động nhiều mặt đến sức khỏe con người cũng như môi trường sống của các loại sinh vật khác. Để tìm kiếm giải pháp cho việc tái chế những phế phẩm công nghiệp hãy đăng ký tham gia triển lãm của chúng tôi ngay!