Nhiều thách thức của ngành sản xuất công nghiệp cần đối diện
Hiện nay, doanh nghiệp Việt đang đối diện với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi những biến động về lãi suất, chiến tranh Nga-Ukraine và đại dịch Covid. Và để làm rõ những trở ngại trên, trong bài viết hôm nay, hãy cùng RX Tradex tìm hiểu về những thách thức của ngành sản xuất công nghiệp cần đối diện trong năm 2023.
1. Tổng quan chung về khó khăn của ngành sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023.
Theo Báo Đầu Tư, tốc độ tăng chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) chậm lại từ quý IV/2022 (tăng 3%) và bắt đầu giảm trong các tháng đầu năm 2023. Nhiều chuyên gia nhận định, đây là chu kỳ giảm hiếm thấy trong nhiều năm trở lại đây.
Ngành công nghiệp sản xuất Việt Nam gặp nhiều thách thức trong 6 tháng đầu năm 2023
Đáng chú ý, tình trạng chỉ số IIP giảm/tăng diễn ra ở 2 ngành sản xuất công nghiệp chủ lực là: Chế biến, chế tạo và khai khoáng. Ngoài ra, ngành sản xuất và phân phối điện tăng nhẹ 0,8%, cấp nước và xử rác thải tăng 6,4%, nhưng 2 ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế. Đồng thời, một số sản phẩm công nghiệp có chỉ số IIP giảm sâu (trên 10%) là: Dầu thô, khí đốt, vải dệt, quần áo, giày dép da, xi măng, thép, linh kiện điện thoại, lắp ráp ô tô, xe máy… Đó là những sản phẩm vốn có thế mạnh về lao động, kỹ thuật tại Việt Nam. [1]
Còn theo VnEconomy, nguyên nhân chỉ số sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm 2023 giảm là do kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia. Từ đó, nhu cầu tiêu dùng suy giảm và các đối tác thương mại lớn bắt đầu hạn chế nhập khẩu, ký kết đơn hàng sản xuất công nghiệp mới. [2]
Có thể nói, trong năm 2023, tình hình chung của ngành sản xuất công nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tại, để duy trì hoạt động, doanh nghiệp Việt bắt buộc phải đưa ra những phương án ngắn hạn, giảm thiểu tổn thất lớn nhất trước những biến động trên thị trường và chờ đợi sự phục hồi từ nền kinh tế toàn cầu, có thể phải đến cuối năm 2023.
2. Những thách thức và khó khăn của ngành sản xuất công nghiệp doanh nghiệp cần đối diện trong năm 2023.
2.1. Sức mua hồi phục chậm.
Theo Báo Công Thương, doanh nghiệp Việt đang đối diện với rất nhiều khó khăn với tỷ lệ tồn kho cao, các đơn hàng mới từ tháng 8/2022 đến quý I/2023 cũng vô cùng khó khăn. [3] Nhiều doanh nghiệp đối diện với tình trạng thiếu đơn hàng đã phải dừng sản xuất hoặc cắt giảm nhân sự để đảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động kinh doanh.
Còn theo Báo Lao Động, nền kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia, làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn, bao gồm: Châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc,… Đây được xem là nguyên nhân chính, ảnh hưởng đến sự sụt giảm của sản xuất công nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2023. [3]
2.2. Hạn chế về công nghệ sản xuất.
Đây là một trong những khó khăn phổ biến của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Bên cạnh những tiến bộ vượt bậc trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều hạn chế, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất.
Công nghệ sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế
Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp Việt có quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn đầu tư để xây dựng, mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp trong nước chủ yếu chỉ tham gia ở các công đoạn sản xuất tạo giá trị gia tăng thấp như: Gia công, lắp ráp, chế biến,… Do đó, các sản phẩm công nghiệp khó có thể cạnh tranh trên trường quốc tế.
2.3. Chưa bắt kịp với xu hướng chuyển đổi số.
Trong tương lai, chuyển đổi số được xem là xu hướng sản xuất tất yếu đối với ngành sản xuất công nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp Việt vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận công nghệ, chưa bắt kịp xu hướng số hóa này. Trên thực tế, một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ nguồn lực để thực hiện quá trình chuyển đổi hoặc thiếu nhân sự để triển khai, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào hoạt động sản xuất.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Giang – Phó Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (VINASA), thách thức trong chuyển đổi số liên quan đến một số vấn đề như: Định hướng phát triển, lựa chọn giải pháp, dịch vụ phù hợp với mô hình kinh doanh, bảo mật,… [4] Từ đó, việc chuyển đổi số trong sản xuất cần có sự phối hợp giữa các cấp quản lý, ban giám đốc điều hành và bộ phận chuyên môn để tạo ra hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi số, văn hoá công ty, quy trình sản xuất và khâu đào tạo nâng cao trình độ cho nhân sự cũng cần doanh nghiệp chú trọng đầu tư.
2.4. Thủ tục hành chính còn nhiều khúc mắc.
Một hạn chế khác trong ngành sản xuất công nghiệp là thủ tục hành chính, đây được xem là rào cản đối với doanh nghiệp Việt, nhất là trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy vấn đề này đã được nhà nước quan tâm và đang triển khai nhiều chính sách khắc phục, giải quyết. Nhưng nhìn chung, doanh nghiệp vẫn gặp khó trong các thủ tục hành chính công, nhiều tầng nấc trung gian và cả sự bất cập trong một số hoạt động kinh doanh.
Thủ tục hành chính còn nhiều khúc mắc
Theo ông Nguyễn Kim Hùng, chủ tịch Tập đoàn Kim Nam, hiện chưa có bộ tiêu chuẩn quản trị chi tiết cho hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và đơn vị SME. [5] Ngoài ra, các vấn đề về huy động vốn và thuê mua tài chính cũng đang là bài toán nan giải, cần chính phủ quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng.
2.5. Thiếu nguồn nhân lực lao động.
Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và dự báo đến năm 2030, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam sẽ tăng lên 17%. [6] Quá trình già hóa dân số trên sẽ khiến nguồn nhân lực lao động bị thu hẹp, ảnh hưởng trực tiếp toàn nền kinh tế, tác động lâu dài đến ngành sản xuất công nghiệp. Đây là một thách thức lớn, cần được doanh nghiệp hoạch định chiến lược dài hạn trong tương lai, khi mà Việt Nam bắt đầu thiếu nhân công lao động trẻ, không còn lợi thế cạnh tranh về dân số so với các quốc gia khác trong khu vực.
Đồng thời, một thách thức khác về nhân lực đối với doanh nghiệp Việt là thiếu lao động chất lượng cao. Nhiều doanh nghiệp ngành sản xuất công nghiệp hiện thiếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, chuyên gia và lao động lành nghề. Những hạn chế này đã cản trở sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt, trình độ lao động thấp sẽ khiến các đơn vị sản xuất ở Việt Nam khó dịch chuyển sang các ngành nghề, công đoạn có giá trị gia tăng cao, bắt kịp với thị trường quốc tế và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.
3. Tổng kết.
Trên đây là bài viết về “Nhiều thách thức của ngành sản xuất công nghiệp cần đối diện” trong năm 2023. Hy vọng thông qua bài viết, RX Tradex đã cung cấp một góc nhìn đầy đủ về tình hình chung, với nhiều khó khăn trong ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam. Và trong năm nay, nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm hướng đi mới, RX Tradex Vietnam sẽ tổ chức Triển lãm Quốc tế Vietnam Manufacturing Expo giúp kết nối nhiều đối tác giao thương và đẩy mạnh hoạt động mua bán hàng hóa. Bên cạnh đó, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khác như: NEPCON Vietnam, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam.
Chú thích:
[1]: Báo Đầu Tư
[2]: VnEconomy.
[3]: Báo Lao Động.
[4]: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp – xu hướng tất yếu
[5]: Báo Tuổi Trẻ.
[6]: Cổng thông tin Điện tử Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội