MXV – METALEX Việt Nam

Ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí và giải pháp khắc phục

Ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí và giải pháp khắc phục

Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đang tích cực định hướng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường, xanh bền vững. Trong đó, tiêu biểu là việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn những hiệp định bảo vệ môi trường: EVFTA và EVIPA vào năm 2020. Vì vậy, có thể nói một trong những xu hướng cốt lõi trong tương lai của lĩnh vực sản xuất là tiến đến phát triển xanh bền vững. Tuy nhiên, dù biết rằng ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp thiết, nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt đang loay hoay tìm kiếm phương án giải quyết, nhất là đối với những đơn vị hoạt động trong ngành sản xuất cơ khí. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, cùng RX Tradex tìm hiểu về ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí và giải pháp khắc phục hiệu quả hiện nay.

1. Thực trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí tại Việt Nam.

Hiện nay, hoạt động sản xuất công nghiệp đã và đang gây ra những vấn đề về ô nhiễm, đặc biệt là việc xả những chất thải rắn, gây nguy hại đến hệ sinh thái môi trường. Trong đó, ngành sản xuất cơ khí là một trong những lĩnh vực có lượng xả thải độc hại hàng đầu, bao gồm những loại hợp chất và rác công nghiệp, sản xuất cơ khí gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống.

Trong thực tế tại Việt Nam, theo báo Tài Nguyên và Môi Trường, trên địa bàn T.P Hà Nội hiện nay có nhiều làng nghề hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, với lịch sử tồn tại hàng trăm năm. Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội, ông Lê Tuấn Định cho biết, công nghệ sản xuất của các cơ sở làng nghề gia công cơ kim khí này còn tương đối thô sơ, chủ yếu làm thủ công hoặc kết hợp một phần sử dụng máy móc. Trong đó, các loại nguyên vật liệu sử dụng chủ yếu cho sản xuất cơ khí là: Sắt hình, tôn, thép, inox,… Từ đó, phát sinh ra các vấn đề ô nhiễm do: Gia công sơ bộ, đột dập, hàn, tẩy rỉ, làm sạch, mạ kẽm, sơn. Điều này làm xuất hiện chất thải cơ khí như: Bụi, gỉ sắt, tiếng ồn, khói, nước thải với các độc tố như CTR, axit, Zn, Ni, Cr,… làm ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất. [1]

Bên cạnh đó, các cơ sở, nhà máy và khu công nghiệp ngành sản xuất cơ khí cũng đang gây ra những vấn đề nhức nhối về môi trường. Hằng ngày, những hợp chất độc hại như: Khí hàn xì, bụi kim loại, sơn PU,.. được thải ra môi trường từ những cơ sở sản xuất cơ khí. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất cơ khí, các nhà xưởng hoặc khu công nghiệp này còn trực tiếp xả nguồn nước thải ra môi trường. Từ đó, sản xuất cơ khí gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương, gây ra các bệnh nghiêm trọng: Ung thư, hen phế quản, viêm phổi, viêm mũi, xơ phổi,…

hực trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí tại Việt Nam.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí.

 Hiện nay, hoạt động sản xuất cơ khí nếu không có các giải pháp, công nghệ nhằm thực hiện loại trừ hợp chất độc hại, sẽ trực tiếp xả thải ra ngoài môi trường, bao gồm:

  • Khói hàn, CO2, SO2, bụi silic, … trong quá trình hàn, cắt, dập kim loại.
  • Bụi kim loại, mạt sắt, gỉ sắt, bụi nhôm sinh ra trong quá trình cắt gọt kim loại.
  • Bụi sơn phát sinh trong quá trình sơn sản phẩm.
  • Khí thải sinh ra từ các thiết bị vận hành.
  • Nước thải từ hoạt động gia công kim loại.
  • Ô nhiễm tiếng ồn từ: Máy cắt gọt kim loại, máy khoan, máy hàn, máy
  • tiện, máy mài, quá trình dập sắt,…
  • Mảnh vụn kim loại, sắt vụn, giẻ lau thiết bị, các bao bì,…
  • Cặn dầu nhớt, thùng chứa hóa chất,…

3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí.

Ngày nay, hậu quả của hoạt động sản xuất cơ khí lên ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các vấn đề về môi trường còn gây tổn thất kinh tế và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của ngành sản xuất cơ khí. Trong thực tế, nước và đất bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn làm suy giảm năng suất nông nghiệp, chăn nuôi. Đồng thời, gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu và uy tín của các doanh nghiệp trong ngành cơ khí. Cụ thể, những hậu quả đáng báo động của sản xuất cơ khí lên môi trường là:

  • Ô nhiễm không khí.
  • Ô nhiễm nước.
  • Mất cân bằng hoặc hủy hoại hệ sinh thái.
  • Biến đổi khí hậu.
  • Tạo lượng lớn chất thải công nghiệp và không phân hủy trong môi trường tự nhiên.

4. Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường đối với sản xuất cơ khí, doanh nghiệp cần tìm kiếm và áp dụng các giải pháp phù hợp. Trong đó có thể bao gồm việc đầu tư vào: Công nghệ, dây chuyền sản xuất sạch, vật liệu mới, xây dựng bể xử lý nước thải,… Từ đó, giảm thiểu việc sử dụng vật liệu, hợp chất gây ô nhiễm trong quy trình sản xuất và cải thiện khả năng xử lý chất thải một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo hoặc tái chế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong ngành cơ khí. Dưới đây là một số phương án cụ thể, giúp doanh nghiệp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí:

  • Áp dụng công nghệ 4.0: Thay thế máy móc, thiết bị thủ công bằng hệ thống, dây chuyền sử dụng công nghệ 4.0 như: IoT, trí tuệ nhân tạo,… Từ đó, cải thiện quy trình vận hành, hạn chế sản xuất dư thừa và giảm nguồn năng lượng tiêu hao.
  • Tích hợp hệ thống quản lý môi trường: Với việc sử dụng các cảm biến về: Nhiệt độ, áp suất, đo nồng độ kim loại trong nước,… doanh nghiệp sẽ theo dõi và đo lường được lượng chất thải ra môi trường.
  • Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo: Thay thế nguồn nhiên liệu từ xăng, dầu bằng năng lượng tái tạo như: Điện mặt trời, điện gió,… Qua đó, giảm lượng khí thải ra môi trường.
  • Vật liệu mới: Đổi mới nguồn nguyên vật liệu sản xuất cơ khí bằng các hợp chất xanh, ít ảnh hưởng đến môi trường và có khả năng tự hủy, tái chế được. Bao gồm: Bao bì xanh, thép tái chế, hợp kim nhôm tái chế,…
o-nhiem-moi-truong-trong-san-xuat-co-khi-va-giai-phap-khac-phuc1.jpg

5. 5 lợi ích của việc bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.

5.1. Cải thiện hình ảnh và uy tín.

Bằng cách tập trung đầu tư cho hoạt động sản xuất cơ khí hướng đến môi trường, doanh nghiệp sẽ cải thiện được hình ảnh thương hiệu, thu hút sự quan tâm và tín nhiệm từ khách hàng, đối tác. Tăng khả năng ký kết các dự án đầu tư nước ngoài, với những tập đoàn từ những khu vực phát triển, rất quan tâm đến vấn đề môi trường như: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,…

5.2. Đáp ứng các quy định về pháp lý.

Giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí là một trong những tiêu chí bắt buộc phải có trong tương lai. Qua đó, giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý về môi trường, tránh các hình phạt pháp lý, từ đó giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

5.3. Giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.

Sử dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất cơ khí giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn tài nguyên liệu được sử dụng. Từ đó giảm thiểu lượng rác thải kim loại gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguồn lực và chi phí sản xuất.

5.4. Môi trường làm việc an toàn.

Từ việc ứng dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, doanh nghiệp sản xuất cơ khí sẽ tạo ra một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên. Qua đó, nâng cao sức khỏe lao, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển bền vững của công ty.

5.5. Nâng cao cạnh tranh.

Việc tập trung nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, nhằm tạo ra các sản phẩm, quy trình sản xuất cơ khí thân thiện với môi trường giúp tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường khốc liệt hiện nay. Đồng thời, mở ra cơ hội phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí trong tương lai, khi sản xuất xanh đang trở thành xu hướng trên toàn cầu.

Tổng kết.

Trên đây là bài viết của về ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí và giải pháp khắc phục. Hy vọng, qua những thông tin được RX Tradex tổng hợp và giới thiệu, quý doanh nghiệp sẽ xác định được phương án và chiến lược cụ thể nhằm cải thiện quy trình sản xuất cơ khí để hướng đến phát triển xanh bền vững trong tương lai. Và trong năm 2023 này, để tìm hiểu sâu hơn về các xu hướng công nghệ trong ngành công nghiệp gia công kim loại một cách hiệu quả, quý doanh nghiệp có thể tham gia ngay Triển lãm METALEX Việt Nam 2023 được tổ chức bởi RX Tradex Vietnam, với nhiều hoạt động giao lưu, học hỏi, tìm kiếm cơ hội để nâng cao giá trị công ty trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Ngoài ra, RX Tradex cũng tổ chức các triển lãm quốc tế hàng đầu khu vực như: Vietnam Manufacturing ExpoNEPCON Vietnam và Waste and Recycling Vietnam, hứa hẹn sẽ là nơi lý tưởng để kết nối giao thương và tham quan các sản phẩm máy móc, công nghệ mới và giải pháp xử lý chất thải hiện đại nhất hiện nay.

Chú thích:

[1]: Làng nghề gia công cơ kim khí: Nỗi lo về ô nhiễm.