VME – Vietnam Manufacture Expo

Sản xuất bền vững – chiến lược phát triển lâu dài

Sản xuất bền vững – chiến lược phát triển lâu dài

Sản xuất bền vững đang là xu hướng toàn cầu và là mô hình được nhiều doanh nghiệp hướng đến trong năm 2023. Để tạo ra các giá trị mang tính bền vững, việc ứng dụng công nghệ hiện đại là không thể thiếu. Tìm hiểu bài viết để hiểu hơn về chiến lược xanh mang tính toàn cầu này.

1. Sản xuất bền vững là gì?

Sản xuất bền vững, hay còn được gọi là sản xuất xanh, thể hiện cách tiếp cận toàn diện đối với quá trình tạo ra hàng hóa, mục tiêu chính là giảm tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội và nền kinh tế. 

Mô hình này từng được đề cập ở các diễn đàn được tổ chức bởi RX Tradex Việt Nam phối hợp với Hội tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

Phat-trien-ben-vung-la-gi-tieu-chi-vai-tro-noi-dung-phat-trien-ben-vung.jpeg

Cụ thể hơn, ngành công nghiệp thế giới đang phát triển chóng mặt. Hệ lụy kéo theo là những vấn đề về rác thải, vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường… nhưng các chất kém an toàn vẫn được sử dụng trong sản xuất vì “cuộc đua” lợi nhuận của các doanh nghiệp. 

Trong khi đó, người tiêu dùng ngày càng thông thái và các sản phẩm được làm ra từ một quy trình sản xuất bền vững ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm.

Các nhà chức trách cũng rất quyết liệt với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm kém an toàn, gây nguy hại cho môi trường và xã hội. Vì vậy, hiện nay sản xuất kinh doanh với tầm nhìn về tương lai xanh, hướng tới một sự phát triển lâu dài đang dần trở thành xu hướng của tất cả doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nền kinh tế là nơi giá cả hàng hoá phải tuân theo quy luật cung cầu. Vai trò của người tiêu dùng đối với sản xuất là rất quan trọng.

Do đó, sản xuất và tiêu dùng bền vững sẽ là chìa khóa cho phép cá nhân lẫn cộng đồng tạo ra một nền kinh tế và một thế giới phát triển ổn định. Khi đó, sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng được đảm bảo một cách tốt hơn.

Hơn nữa, việc sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả hơn, giảm thiểu lượng chất thải và khí thải trong quá trình sản xuất, song song với việc lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ bền vững sẽ giúp tăng cường sự chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn, tiết kiệm chi phí cho cá nhân và gia đình, đồng thời đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bản thân và môi trường sống.

2. Tìm hiểu về mô hình và lợi ích sản xuất bền vững

Mô hình sản xuất sạch và xanh

Một trong những mô hình sản xuất bền vững phổ biến là sản xuất sạch và xanh. Đây là một phương pháp đặc biệt tập trung vào các quy trình không gây ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ sức khỏe cho con người, bao gồm cả việc tận dụng lại các sản phẩm thải và tái chế chúng.

Mô hình chu trình đóng (circular economy)

Mô hình tiếp theo là sản xuất hướng tới chu trình đóng (circular economy). Mô hình này nhằm tận dụng và tái chế các vật liệu, đồng thời giảm thiểu lượng chất thải đầu ra. Nó bao gồm việc sử dụng các nguyên liệu có thể tái chế và phát triển các sản phẩm có khả năng tái sử dụng.

Mô hình có trách nhiệm xã hội (socially responsible production)

Cuối cùng là sản xuất có trách nhiệm xã hội (socially responsible production) – hướng những giá trị và ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng. Nó bao gồm việc cải thiện điều kiện, thúc đẩy sự công bằng và an toàn trong lao động, giám sát chặt chẽ các nguồn cung cấp về chất lượng và trách nhiệm xã hội.

3. Làm sao để doanh nghiệp đạt được sản xuất bền vững?

Có rất nhiều cách giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước có mô hình sản xuất xanh và bền vững. Đó là:

Các công ty có thể tối ưu hóa các quy trình sản xuất của mình để đảm bảo rằng họ có thể sử dụng ít năng lượng và tài nguyên thiên nhiên hơn bằng cách sử dụng các giải pháp thay thế “xanh” hơn và các vật liệu thân thiện với môi trường hơn.

Quy trình phát triển bền vững có thể tốn kém ở thời gian đầu, nhưng việc đầu tư vào công nghệ mới sẽ giúp tối ưu hóa quy trình tạo nguyên vật liệu của doanh nghiệp hoặc làm cho hoạt động sản xuất tinh gọn hơn, về lâu dài sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.

Một cách khác chính là trở thành một doanh nghiệp bền vững đóng góp vào nền kinh tế tuần hoàn khép kín. Bằng cách tận dụng các nguyên vật liệu từ ngành công nghiệp tái chế, bạn sẽ giữ được chi phí sản xuất và lượng khí thải độc hại tiềm ẩn ở mức tối thiểu.

Việc liên kết các mục tiêu bền vững với các doanh nghiệp khác cũng có thể giúp bạn hợp tác với một “cộng đồng giảm lãng phí”. Có ý kiến cho rằng rác thải cũng là một dạng kho báu nếu bạn có một quy trình tái chế có hiệu quả để tận dụng chất thải thành tài nguyên cho doanh nghiệp của mình.

Sustainability-AdobeStock_188333840_1440x960.png

4. Những ví dụ thực tế về sản xuất bền vững

4.1 Xe BMW

BMW là một trong những thương hiệu sản xuất xe hơi hàng đầu đang tập trung mạnh vào sản xuất lâu dài. Mục tiêu của họ là tạo ra một “chuỗi giá trị bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của chính mình bằng vật liệu tái chế và nguyên liệu tái tạo – bao gồm cả năng lượng”.

Gần đây, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ngoài việc chuyển đổi sang xe hybrid và xe điện thì việc sản xuất tạo ra pin được chế tạo từ CO2 cao cũng rất quan trọng và đó là mục tiêu trong việc xây dựng quy trình sản xuất vững vàng của họ. 

Thông qua việc sử dụng nguồn tài nguyên “xanh” và kế hoạch tái chế pin, BMW đang hướng tới việc giảm lượng khí thải CO2 trong suốt quá trình sản xuất, giúp giảm tác động xấu đến môi trường.

Nguồn tin: VnEconomy

4.2 Samsung

Samsung là một doanh nghiệp toàn cầu khác cam kết hành động vì sự phát triển bền vững. Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt luật môi trường, họ còn làm việc trong một nền kinh tế tuần hoàn để giảm thiểu tài nguyên thiên nhiên sử dụng và tận dụng tối đa vật liệu tái chế. 

Họ cũng đã nâng cao vòng đời sản phẩm để bảo tồn và giảm lượng tài nguyên sử dụng. Với các hệ thống quản lý nước và tái chế trong khu vực, Samsung đã đại tu các quy trình sản xuất của mình để đảm bảo rằng họ đang tạo ra các sản phẩm mới trong một môi trường công bằng và bền vững.

Nguồn tin: Samsung

5. Công nghệ và công cụ ứng dụng trong sản xuất bền vững

Sự tiến bộ của nền công nghệ 4.0 được hỗ trợ bởi các giải pháp tiên tiến, thông minh, đang giúp các nỗ lực sản xuất bền vững trở nên khả thi và hiệu quả hơn bao giờ hết.

5.1 Giải pháp quản lý dữ liệu khổng lồ cho doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp có lượng cơ sở dữ liệu lớn, việc đầu tư một nền tảng quản lý tiên tiến là hết sức quan trọng. Các nền tảng công nghệ tiên tiến có thể phân biệt được dữ liệu cần gửi lên đám mây và dữ liệu nên giữ nguyên cục bộ, từ đó giúp giảm độ trễ và chi phí truyền dữ liệu. 

Dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc sản xuất bền vững của doanh nghiệp.

SMART-PM-–-Sustainable-Manufacturing-by-Automated-Real-Time-Performance-management.jpeg

5.2 Trí tuệ nhân tạo (AI)

Tập trung khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) là một chìa khóa khác cho sự bền vững. Tận dụng AI trên dây chuyền lắp ráp để kiểm tra chất lượng có thể giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất. 

Đối với trí tuệ nhân tạo, các thuật toán có thể kết hợp và phân tích các dữ liệu, từ đó xác định các rủi ro tiềm ẩn nhằm nâng cao hiệu quả hoặc loại bỏ các quy trình có vấn đề.

6. Khám phá công nghệ sản xuất bền vững cùng chúng tôi

RX Tradex tự hào là nhà tổ chức triển lãm hàng đầu Đông Nam Á. Chúng tôi là thành viên của RX – công ty hàng đầu thế giới chuyên tạo ra các sự kiện nổi bật – phục vụ 43 ngành tại 22 quốc gia. 

Tại triển lãm VME – Vietnam Manufacturing Expo 2023, các doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm những công nghệ sản xuất bền vững tiên tiến nhất, giúp tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Ngoài ra, VME còn cung cấp thông tin về các mô hình sản xuất bền vững đang được áp dụng thành công trên thế giới, giúp doanh nghiệp  tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp phù hợp với nhu cầu thực tế. 

Triển lãm công nghiệp quốc tế VME sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp cơ hội hợp tác và kết nối với các bên mua và bên bán, đối tác thương mại. Nếu doanh nghiệp đang quan tâm đến sản xuất bền vững và các vấn đề quảng bá thương hiệu, tìm kiếm những đối tác mới, hãy đến với triển lãm công nghiệp quốc tế VME và trải nghiệm những hoạt động kết nối kinh doanh thiết thực.