Hóa giải thách thức và nâng giá trị cho sản xuất công nghiệp?
Hiện nay, ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam đang đối diện với rất nhiều thách thức từ những biến động kinh tế chung cho đến cuộc suy thoái toàn cầu năm 2022. Theo Bộ Công Thương, trong quý 1/2023, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu giảm 11,9% so với cùng kỳ, trong đó có tới 4 trung tâm phát triển công nghiệp tại Việt Nam là: Bắc Ninh, Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Phúc tăng trưởng âm trong quý 1/2023. [1] Từ những điểm trên, có thể nói doanh nghiệp Việt cần phải nỗ lực rất nhiều để tìm hướng phát triển trong thời gian hiện tại. Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp hóa giải thách thức và nâng cao giá trị cho sản xuất công nghiệp? Cùng RX Tradex giải đáp qua bài viết sau đây.
1. Doanh nghiệp Việt cần làm gì để hóa giải thách thức và nâng cao giá trị cho sản xuất công nghiệp?
1.1. Hóa giải thách thức cho ngành sản xuất công nghiệp.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng cao giá trị cho sản xuất công nghiệp?
1.1.1. Tập trung vào công tác đào tạo và quản lý nhân sự.
Thời điểm hiện tại, nhân sự đang là một trong những thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, ngành sản xuất công nghiệp đang gặp vấn đề về mặt nhân sự lao động từ số lượng lẫn chất lượng, chủ yếu là các doanh nghiệp Việt ở phía Nam. [2] Có thể nói, bài toán nhân sự đang là một nút thắt cho cả ngành sản xuất công nghiệp, kể cả trong thời điểm Việt Nam bước vào giai đoạn “dân số vàng”.
Vì vậy, đứng trước nhu cầu nguồn lực lượng lao động lớn như hiện nay, doanh nghiệp Việt cần phải chủ động về công tác đào tạo và quản lý nhân sự. Trong đó, doanh nghiệp cần tăng cường hỗ trợ lao động tiếp cận các công nghệ mới, tham gia khóa học chứng chỉ nhằm nâng cao tay nghề và cải thiện năng suất làm việc. Ngoài ra, việc kết hợp với các cơ sở giáo dục, dạy nghề, trường đại học để đào tạo lao động chất lượng cao cũng là một giải pháp doanh nghiệp nên hướng đến. Nếu không tăng tốc phát triển nhân lực có kỹ năng, tay nghề cao trong ngành sản xuất công nghiệp thời điểm hiện nay, rất có thể doanh nghiệp sẽ bị hụt hơi trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu.
1.1.2. Tận dụng các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh thế giới tiếp tục biến động phức tạp, cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt hơn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc, linh hoạt trong điều hành để hài hòa các mục tiêu trước mắt và lâu dài. Từ đó, phát huy tính chủ động, sáng tạo, thực hiện quyết liệt các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. [3]
Qua đó, trong thời điểm hiện tại, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ, ngành sản xuất công nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng và phát triển, hóa giải các thách thức trên thị trường hiện nay. Những sự hỗ trợ này phần lớn sẽ đến từ các chính sách xuất, nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu và đảm bảo chống gian lận trong hoạt động kinh doanh. Với những thuận lợi được Chính phủ chủ trương tạo ra trong thời gian sắp tới, doanh nghiệp trong ngành sản xuất cần tận dụng thật tốt để đẩy mạnh tính cạnh tranh của sản phẩm, tiến bước lên thị trường toàn cầu.
1.1.3. Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư và FDI.
Trên thực tế, Việt Nam đang phải nhập khẩu hàng tỷ USD mỗi năm cho các máy móc thiết bị khi mà các doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể tự sản xuất. Ngoài ra, những mặt hàng máy móc chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn thì có đến 75% là của doanh nghiệp FDI. [4] Điều này cho thấy năng lực của doanh nghiệp nội địa còn kém, vẫn chưa tận dụng tốt nguồn vốn đầu tư và hạn chế trong việc chuyển giao công nghệ từ các đơn vị FDI.
Vì vậy, để doanh nghiệp Việt hóa giải thách thức trên, Ông Lê Thủy Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ, cho rằng, cần có quy định ràng buộc các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam phải chuyển giao công nghệ, đồng thời cam kết tăng tỷ lệ nội địa hóa. [5] Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đang được xem là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu khu vực, bên cạnh Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Mặc dù vậy, công tác quản lý của các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đạt hiệu quả cao, cần cải thiện nhiều mặt trong mô hình kinh doanh để sử dụng và phân bổ nguồn vốn đầu tư này hợp lý nhất.
1.1.4. Tích cực tìm kiếm khách hàng mới trong và ngoài nước.
Năm 2023, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, nhu cầu về hàng hóa công nghiệp chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh. Trong đó, nhiều nhóm ngành sản xuất công nghiệp như: Dệt may, gia công, gỗ,… bị cắt giảm đơn hàng. Điều này khiến doanh nghiệp sản xuất phải nhanh chóng tìm kiếm những thị trường mới để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Ngoài ra, các hoạt động giao thương trong nước như: Triển lãm, hội chợ,… cũng là điểm đến mang lại cơ hội tiếp cận với tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp ngành sản xuất công nghiệp. Đồng thời, trong giai đoạn khó khăn này, chuỗi cung ứng nguyên, nhiên liệu và logistics cũng cần được doanh nghiệp quan tâm, chú trọng khi giao thương với đối tác quốc tế. Các đơn vị sản xuất cần đảm bảo nguồn cung ứng không bị đứt gãy, giảm tải tối thiểu hàng tồn kho trong quá trình tăng cường xúc tiến thương mại với đối tác tiềm năng mới.
1.2. Nâng cao giá trị cho sản xuất công nghiệp.
1.2.1. Học hỏi những mô hình sản xuất công nghiệp thành công trên thế giới.
Học hỏi những mô hình sản xuất công nghiệp thành công trên thế giới.
Để nâng cao giá trị công ty, doanh nghiệp ngành sản xuất công nghiệp Việt cần phải học hỏi từ những mô hình đã thành công trên thế giới. Trong đó, tiêu biểu là những dây chuyền sản xuất của các tập đoàn như: Samsung, Toyota, Apple,… Từ đó, cải thiện hoạt động kinh doanh và tìm kiếm phương hướng phát triển sản xuất bền vững trong tương lai.
Ngoài ra, các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất tiên tiến như: Hàn, Nhật, Mỹ,… cũng là những kiểu mẫu để doanh nghiệp Việt học hỏi, nghiên cứu. Thực tế tại nước ta, Bộ Công Thương và Samsung đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, đưa nhân viên, lao động Việt Nam sang Hàn Quốc để cải thiện khả năng chuyên môn, tiếp cận những công nghệ sản xuất mới nhất. Giai đoạn từ năm 2020 – 2023, Chương trình đào tạo chuyên gia khuôn mẫu kết hợp với Samsung đã diễn ra với nhiều nội dung đa dạng như: Hoạt động thiết kế và sản xuất khuôn mẫu, đào tạo kỹ thuật viên về quản lý hệ thống, quản lý nguồn thiết kế, thực hành trực tiếp,… [6]
1.2.2. Tập trung chuyên sâu vào ngành hàng sản xuất chủ lực.
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, điều này tạo ra cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp nội địa, nhưng cũng đặt ra nhiều sức ép về cạnh tranh, đặc biệt là đối với ngành sản xuất công nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp Việt đã có thể bắt đầu tự chủ một số sản phẩm công nghiệp như: Linh kiện ô tô, may mặc, hàng tiêu dùng, chế biến,.. Tuy nhiên, những lĩnh vực cần đầu tư nghiên cứu chuyên sâu, đòi hỏi dây chuyền sản xuất công nghệ cao, thì doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thể đáp ứng được theo tiêu chuẩn quốc tế.
Vì vậy, việc tập trung tăng cường vào nghiên cứu chuyên sâu mặt hàng sản xuất chủ lực sẽ là hướng đi chiến lược của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới. Thay vì chỉ lắp ráp hoặc gia công đơn thuần, doanh nghiệp nên tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ thị trường quốc tế, từ đó đem lại nguồn lợi nhuận lớn hơn.
1.2.3. Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất công nghiệp.
Bằng việc ứng dụng các thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất, doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị sản phẩm, giảm chi phí vận hành và tránh tình trạng phụ thuộc nhân công lao động.
Hiện nay, nhiều công nghệ như: Công nghệ in 3D, trí tuệ nhân tạo, robot tự động,… đã giúp doanh nghiệp cải thiện và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Từ đó, ngành sản xuất công nghiệp trong nước có thể nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường toàn cầu.
Thực tế, theo Bộ Công Thương, thông qua nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ, các lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản đã đạt được nhiều thành tựu như: Lượng than toàn ngành bình quân 9,4%/năm, chất lượng được nâng cao, giảm giá thành sản phẩm. Trong đó, tỷ lệ cơ giới hóa khai thác hầm lò đã tăng vượt bậc, từ 10% lên 80% trong nhiều năm qua. [7]
2. Tổng kết.
Hóa giải thách thức và nâng giá trị cho sản xuất công nghiệp là quá trình đòi hỏi sự đầu tư lâu dài đối với doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, việc cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng giá trị cho hoạt động sản xuất là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh. Và trong năm nay, nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm hướng đi mới trong hoạt động sản xuất, công ty RX Tradex Vietnam sẽ tổ chức Triển lãm Quốc tế Vietnam Manufacturing Expo với sự tham gia của hàng trăm thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra cũng trong năm 2023, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm khác như: NEPCON Vietnam, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam.
Chú thích:
[1], [4], [5]: VietnamPlus
[2]: Thời báo Ngân hàng
[6]: Cơ quan Ngôn luận Bộ Công Thương
[7]: Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong phát triển công nghiệp