SMT là gì? Vai trò của SMT trong ngành sản xuất linh kiện
Hiện nay, SMT được biết đến là một công nghệ quan trọng trong ngành sản xuất linh kiện điện tử. Nhiều doanh nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc nhờ áp dụng công nghệ SMT vào trong hoạt động sản xuất của mình. Trong bài viết hôm nay, cùng RX Tradex tìm hiểu về công nghệ SMT và vai trò của công nghệ này trong ngành sản xuất linh kiện.
Giải thích SMT là gì? Ưu nhược điểm, quy trình hoạt động và vai trò của SMT trong ngành sản xuất linh kiện.
SMT là gì?
Thuật ngữ SMT là viết tắt của cụm từ tiếng anh Surface Mount Technology có nghĩa là công nghệ gắn kết bề mặt. Đây là một trong các các công nghệ điện tử phổ biến nhất hiện nay. Công nghệ SMT là một phương pháp được sử dụng để gắn trực tiếp các linh kiện điện tử lên bề mặt của bảng mạch in (PCB). Hiện nay SMT đã rất phổ biến trên thế giới, được ứng dụng vào nhiều hệ thống sản xuất tự động nhằm giảm chi phí và tăng sản lượng tối đa cho dây chuyền lắp ráp.
Được ra đời từ những năm 1960, SMT đã dần thay thế cho các phương pháp cũ với các lợi thế vượt trội. Trong quá khứ, các linh kiện điện tử được gắn lên bo mạch thông qua các lỗ cắt cụ thể, rất tốn thời gian và công sức. Với công nghệ SMT, các linh kiện điện được sắp xếp và gắn lên phía trên PCB bằng các chân rất nhỏ hoặc không có chân. Từ đó, công nghệ SMT giúp doanh nghiệp cải thiện được năng suất làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường sản xuất linh kiện điện tử.
Dây chuyền SMT và các cách phân loại.
Dây chuyền SMT là gì? Dây chuyền SMT là dây chuyền sử dụng công nghệ gắn kết bề mặt, thường được ứng dụng trong quy trình sản xuất mạch điện tử. Hiện nay, dây chuyền SMT đã phổ biến trên toàn thế giới, trong khâu gắn các thiết bị linh kiện như: Diot, điện trở, tụ điện. Các thiết bị trong dây chuyền SMT bao gồm: Máy nạp PCB (PCB loader), máy in stencil tự động, băng tải PCB, máy Pick & Place, lò nung SMT.
Dây chuyền SMT hiện nay được chia làm hai loại chính:
- Dây chuyền SMT tự động: Hoàn toàn không cần các thao tác thủ công của con người can thiệp vào quá trình vận hành và gắn kết linh kiện.
- Dây chuyền SMT bán tự động: Vẫn cần những thao tác thủ công trong một số khâu nhất định của quy trình gắn kết linh kiện lên bảng mạch in.
Ưu và nhược điểm của công nghệ SMT.
Ưu điểm của SMT là gì? Hiện nay, với việc ứng dụng rộng rãi SMT vào trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy các lợi ích từ công nghệ này, bao gồm:
- SMT cho phép sử dụng các linh kiện điện tử nhỏ hơn trong quá trình sản xuất điện tử. Linh kiện nhỏ nhất được lắp đặt bằng SMT có kích thước 0.1×0.1mm.
- Độ chính xác của máy có thể sắp xếp các linh kiện nhỏ thành một bo mạch với mật độ dày đặc hơn, giúp thiết kế nhiều chức năng hơn.
- Các linh kiện có thể được đặt trên cả hai mặt của bảng mạch in PCB.
- Ít lỗi nhỏ hơn các công nghệ cũ.
- Cải thiện hiệu suất cơ học khi gặp va đập hoặc rung động.
- Trở kháng và tụ tích thấp hơn tại điểm kết nối.
- Các lỗi nhỏ trong việc đặt linh kiện được tự động sửa chữa bởi lực căng bề mặt khi hàn nóng.
- Cần ít hoặc không cần lỗ cắt.
- Giá thành thấp và thời gian thiết lập hệ thống sản xuất tự động hóa ít hơn.
- Các linh kiện rẻ hơn.
Nhược điểm của SMT là gì? Đi cùng với những ưu điểm vượt trội ở trên, công nghệ SMT thời điểm hiện tại vẫn gặp một số nhược điểm nhất định, cụ thể:
- Mặc dù chi phí lắp ráp bo mạch điện tử thấp hơn khi sử dụng công nghệ SMT. Vốn đầu tư ban đầu cho dây chuyền lắp ráp sử dụng công nghệ này vẫn rất đáng kể.
- Công nghệ SMT không phù hợp cho các thiết bị cần được gắn vào và tháo ra thường xuyên từ những linh kiện khác.
- Việc lắp ráp và sửa chữa đòi hỏi các công cụ đắt tiền và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này.
- Các kết nối hàn của linh kiện nhỏ hơn và có thể bị hư hỏng bởi chất bịt trong quá trình tuần hoàn nhiệt.
- Nhiều linh kiện SMT không tương thích với các ổ cắm.
- Do kích thước của linh kiện gắn trên bề mặt nhỏ hơn và bảng mạch in có mật độ lắp rất cao, mã số phần cần phải làm rất nhỏ và thường được mã hóa hoặc viết tắt. Điều này gây ra khó khăn cho người sử dụng hoặc sửa chữa.
Quy trình hoạt động của dây chuyền SMT.
Dây chuyền công nghệ SMT hoạt động như thế nào? SMT là một phương pháp được sử dụng để gắn kết các linh kiện điện tử nhỏ lên một bo mạch in PCB, cụ thể quy trình thực hiện như sau:
- Bắt đầu với bo mạch in bất kỳ cùng linh kiện điện tử cần gắn.
- Các bo mạch sẽ được phủ trong các miếng hàn bằng thiếc, chì, bạc hoặc mạ vàng.
- Sau đó, phủ lên miếng hàn bằng keo hàn chuyên dụng và được đặt trong một khuôn thép không gỉ hoặc niken.
- Khi miếng hàn vào đúng vị trí, bo mạch in được đưa xuống dây chuyền lắp ráp để đặt các linh kiện cần thiết vào đúng chỗ.
- Tiếp theo bảng mạch được đưa qua một lò nung nóng bằng bức xạ hồng ngoại.
- Keo hàn sẽ tan chảy và tạo thành các mối nối.
- Cuối cùng, bảng mạch in PCB phải trải qua nhiều đợt kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng. Bao gồm việc căn chỉnh linh kiện điện tử và kiểm tra cầu hàn.
Trong trường hợp phải gắn linh kiện lên hai mặt của bảng mạch thì quá trình in, đặt, chỉnh lại có thể được lặp lại bằng cách sử dụng keo hàn để giữ các linh kiện ở đúng vị trí.
Vai trò của SMT trong ngành sản xuất linh kiện.
Kể từ khi xuất hiện, SMT đã có vai trò không thể thay thế trong ngành sản xuất linh kiện điện tử nói riêng và ngành công nghiệp điện tử nói chung. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ này vào mô hình sản xuất và gặt hái được những thành công đáng kể. SMT có thể được sử dụng để tạo ra các bảng mạch có thể sử dụng trong hầu hết thiết bị điện tử trên thế giới. Các sản phẩm phổ biến hiện nay như TV, máy ảnh kỹ thuật số, máy tính, điện thoại thông minh đều có sự đóng góp không nhỏ của công nghệ SMT.
Có thể nói SMT đã mở ra một chương mới cho ngành sản xuất linh kiện điện tử. Và vai trò của SMT ngày càng được củng cố thông qua những lợi ích thiết thực, cụ thể như:
- Tiết kiệm chi phí và diện tích của dây chuyền sản xuất. Giúp dây chuyền trở nên tinh gọn và tự động hóa được nhiều khâu trong quy trình sản xuất linh kiện điện tử.
- Tăng tính ổn định của sản phẩm với độ chính xác cao, ít lỗi và đảm bảo chất lượng đầu ra.
- Tăng độ bền của sản phẩm bảng mạch điện tử, giảm khả năng bị hỏng do tác động từ bên ngoài.
- Đẩy mạnh năng suất với việc giảm thiểu các thao tác thủ công và nhân công trong quá trình tạo ra sản phẩm.
- Đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng cao của ngành linh kiện điện tử, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường đầy biến động như hiện tại.
Tổng kết.
RX Tradex vừa chia sẻ thông tin về “SMT là gì? Vai trò của SMT trong ngành sản xuất linh kiện”, từ đó giúp doanh nghiệp hiểu được khái niệm cơ bản về công nghệ gắn kết bề mặt này. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nắm bắt được các lợi ích cũng như vai trò quan trọng của công nghệ SMT trong ngành sản xuất linh kiện điện tử hiện nay. Ngoài ra, trong năm 2023, RX Tradex sẽ tổ chức triển lãm Điện tử hàng đầu Việt Nam NEPCON 2023, giúp quý doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về SMT cũng như các công nghệ đột phá khác trên thế giới. Đặc biệt là cơ hội tham gia Dự án Cộng đồng Sáng kiến Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, RX Tradex cũng còn tổ chức các triển lãm hàng đầu khu vực như: Waste and Recycling Vietnam, METALEX Vietnam, và Vietnam Manufacturing Expo.