Tái chế kim loại phế liệu là gì? Lợi ích và quy trình tái chế
Kim loại phế liệu là một loại rác thải phổ biến trong quá trình sản xuất công nghiệp, bao gồm: Các tấm sắt thép, sản phẩm bị hỏng hoặc không còn sử dụng được, mảnh vụn từ quá trình sản xuất,… Hiện nay, loại phế liệu này được xem là nguồn ‘tài nguyên quý’, có thể thu thập và tận dụng nhằm tạo ra nguyên liệu thô cho quá trình sản xuất nhờ tái chế sắt thép phế liệu, tái chế nhôm phế liệu. Từ đó, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm và tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Tuy nhiên, với những lợi ích quan trọng như vậy nhưng tại Việt Nam vẫn chưa nhiều doanh nghiệp hiểu rõ tái chế kim loại phế liệu là gì và lợi ích và quy trình tái chế kim loại phế liệu hiện nay? Hãy cùng RX Tradex tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Tái chế kim loại phế liệu là gì? Lợi ích và quy trình tái chế.
Vì sao doanh nghiệp nên tái chế kim loại phế liệu?
Tái chế kim loại là gì?
Tái chế kim loại là gì? Tái chế kim loại được hiểu là quá trình xử lý kim loại phế liệu để tạo ra vật liệu kim loại mới, có thể sử dụng được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hoạt động tái chế kim loại phế liệu này mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội, bao gồm: Cải thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí sản xuất,…
Lý do doanh nghiệp nên tái chế kim loại phế liệu.
Kim loại phế liệu là một loại rác thải công nghiệp, thường bao gồm các loại sản phẩm, vật liệu đã qua sử dụng hoặc bị hỏng hóc và không thể sửa chữa nữa. Tuy nhiên, các vật liệu kim loại này vẫn còn có giá trị về mặt kinh tế hoặc có thể được tái sử dụng thông qua một số phương pháp xử lý đặc thù. Phế liệu kim loại có thể bao gồm: Sắt, thép, đồng, nhôm, chì, kẽm, titan, nickel, vàng, bạc, paladi,… Vì vậy, thông qua hoạt động tái chế phế liệu, tái chế kim loại phế liệu, doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích thiết thực, có thể kể đến như:
- Giảm lượng rác thải chôn lấp: Kim loại phế liệu không thể phân hủy sinh học và việc chôn lấp loại rác thải này có thể gây ra tác động tàn phá môi trường xung quanh. Vì vậy việc tái chế kim loại sẽ giúp doanh nghiệp giảm lượng rác thải chôn lấp, cải thiện hệ sinh thái và đáp ứng những tiêu chí về sản xuất xanh.
- Lợi ích kinh tế: Hiện nay, tái chế kim loại phế liệu mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp, bao gồm: Khả năng tái sử dụng nguyên vật liệu sản xuất, giảm chi phí đầu vào và tiết kiệm năng lượng trong quy trình gia công, chế tạo sản phẩm.
- Giảm phát thải: Kim loại tái chế giúp doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính và sử dụng ít năng lượng hơn so với kim loại từ quặng nguyên chất.
- …
Phân loại phế liệu kim loại được tái chế.
Kim loại phế liệu có thể được phân thành hai dạng chính là: Kim loại đen và kim loại màu. Trong đó, kim loại đen là sự kết hợp của sắt với cacbon, bao gồm:
- Thép cacbon.
- Thép hợp kim.
- Sắt rèn.
- Gang.
- …
Mặt khác, kim loại màu là các vật liệu như:
- Nhôm.
- Đồng.
- Chì.
- Kẽm.
- Thiếc.
- …
Ngoài ra, các dạng kim loại quý là: Vàng, bạch kim, bạc, iridium,.. cũng được phân vào kim loại màu để tái chế sắt thép phế liệu, tái chế nhôm phế liệu.
Quy trình tái chế kim loại phế liệu.
Quy trình tái chế kim loại phế liệu sẽ tương tự như các hoạt động tái chế phế liệu thông thường. Đầu tiên, kim loại phế liệu sẽ được sắp xếp và phân loại dựa trên đặc tính, sau đó, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn phương án xử lý, tái chế sao cho phù hợp. Cụ thể, quá trình tái chế kim loại cần tuân theo 8 bước cơ bản sau:
1. Thu thập kim loại phế liệu cần tái chế.
Đây là bước thu thập vật liệu kim loại để sử dụng cho quy trình tái chế phế liệu. Thông thường, doanh nghiệp sẽ tiến hành thu thập kim loại tái chế tại bãi phế liệu hoặc sử dụng những phần thừa, còn sót lại trong quá trình chế tạo, sản xuất cơ khí. Ngoài ra, một số nguồn cung kim loại phế liệu phổ biến khác là:
- Xe ô tô phế liệu.
- Thiết bị, máy móc công nghiệp bị hỏng.
- Hàng điện tử tiêu dùng phế liệu.
- Thiết bị nông nghiệp.
- …
2. Sắp xếp và phân loại.
Đây là công đoạn sắp xếp và phân tách phế liệu kim loại thành những phần riêng lẻ, có đặc tính giống nhau để dễ dàng tiến hành tái chế phế liệu. Thông thường, doanh nghiệp sẽ sử dụng nam châm và cảm biến để hỗ trợ quá trình phân tách vật liệu. Ngoài ra, việc phân loại này sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ những thành phần không thể tái chế hoặc xác định hàm lượng kim loại có trong sản phẩm phế liệu.
3. Nén hoặc ép kim loại.
Sau khi phân loại, bước tiếp theo là nén hoặc ép kim loại. Cụ thể, tất cả các vật liệu tái chế đều được nén và ép bằng máy để không chiếm quá nhiều không gian của băng tải. Qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng vận chuyển hoặc xử lý khối kim loại phế liệu trong các công đoạn tái chế tiếp theo.
4. Băm nhỏ kim loại phế liệu.
Ở giai đoạn này, kim loại phế liệu được chia thành các mảnh hoặc tấm nhỏ nhằm phục vụ cho những bước xử lý tiếp theo. Đồng thời, việc băm phế liệu thành các mảnh nhỏ còn giúp quá trình nấu chảy tiêu tốn ít năng lượng hơn. Thông thường, kim loại thép sẽ được chuyển thành khối và nhôm được ép thành tấm.
5. Nung chảy kim loại.
Đây là giai đoạn mà kim loại phế liệu sẽ được nấu chảy trong một lò lớn. Trong đó, phế liệu sẽ dựa trên các đặc tính khác nhau sau khi phân loại để đưa đến những lò nung được thiết kế riêng. Dựa vào kích thước của lò, mức độ tỏa nhiệt của và khối lượng vật liệu, việc nấu chảy có thể mất từ vài phút đến nhiều giờ.
Thực tế, quá trình nóng chảy sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Tuy nhiên, lượng nhiệt năng cần thiết để nấu chảy kim loại tái chế ít hơn so với quá trình tạo ra kim loại từ nguyên liệu thô.
6. Tinh chế.
Sau khi quá trình nấu chảy hoàn tất, bước tiếp theo là tinh chế kim loại. Cụ thể ở quy trình chế tạo kim loại, doanh nghiệp sẽ tiến hành tinh chế kim loại bằng nhiều công nghệ chế tạo kim loại khác nhau, phổ biến nhất là điện phân. Việc tinh chế được thực hiện để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng không lẫn tạp chất và đạt chất lượng cao.
7. Đông đặc kim loại.
Kim loại nóng chảy sau khi tinh chế sẽ được đặt trên băng tải và vận chuyển đến buồng làm mát. Ở giai đoạn này, phế liệu sẽ được làm nguội, và bằng cách tận dụng tính chất đông đặc, kim loại lúc này đã trở thành dạng rắn, sẵn sàng cho việc tái sử dụng. Ngoài ra, để thêm một số đặc tính khác cho kim loại thành phẩm, doanh nghiệp sẽ thêm một số hợp chất như: Cacbon, silic, Ni, Sn,… Cuối cùng, kim loại được đặt vào khuôn có kích thước, hình dạng theo yêu cầu của đơn vị sản xuất.
8. Đóng gói và vận chuyển.
Sau khi kết thúc quy trình tái chế kim loại phế liệu, sản phẩm sẽ được đóng gói và đã sẵn sàng để vận chuyển đến các nhà máy, dây chuyền sản xuất trên thị trường.
Các công nghệ tái chế kim loại phế liệu phổ biến.
Ngày nay, có rất nhiều phương pháp tái chế kim loại phế liệu khác nhau trên thị trường, và tùy thuộc vào yêu cầu về: Chất lượng sản phẩm, chi phí, kích thước,… doanh nghiệp sẽ lựa chọn giải pháp tái chế phế liệu phù hợp nhất. Dưới đây là một số công nghệ tái chế kim loại phế liệu phổ biến hiện nay:
- Nhiệt phân.
- Điện phân.
- Nghiền và nung nóng.
- Tái chế bằng sóng siêu âm.
- Công nghệ oxy hóa khử.
- …
Tổng kết.
Trên đây là bài viết của về tái chế kim loại phế liệu là gì và lợi ích và quy trình tái chế. Hy vọng, qua những thông tin được RX Tradex tổng hợp và giới thiệu, quý doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về hoạt động tái chế kim loại phế liệu cũng như 8 bước cơ bản trong quy trình tái chế hiện nay. Và trong năm 2023 này, để tìm hiểu sâu hơn về các xu hướng công nghệ trong ngành gia công kim loại một cách hiệu quả, quý doanh nghiệp có thể tham gia ngay Triển lãm METALEX Việt Nam 2023 được tổ chức bởi RX Tradex Vietnam, với nhiều hoạt động giao lưu, học hỏi, tìm kiếm cơ hội để nâng cao giá trị công ty trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Ngoài ra, RX Tradex cũng tổ chức các triển lãm quốc tế hàng đầu khu vực như: Vietnam Manufacturing Expo, NEPCON Vietnam và Waste and Recycling Vietnam, hứa hẹn sẽ là nơi lý tưởng để kết nối giao thương và tham quan các sản phẩm máy móc, công nghệ mới và giải pháp xử lý chất thải hiện đại nhất hiện nay.