Xu hướng phát triển thị trường công nghệ điện tử Việt Nam trong năm 2023

Xu hướng phát triển thị trường công nghệ điện tử Việt Nam

Trong năm 2022, ngành công nghệ điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Doanh thu ngành công nghiệp điện tử đạt khoảng 120 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2021.

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy được thị trường công nghệ điện tử Việt Nam đang phát triển chủ yếu do dấu ấn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Sau đây là một số thông tin về xu hướng phát triển thị trường công nghệ điện tử nói chung đang diễn ra tại Việt Nam năm 2023!

1. Tổng quan thị trường công nghệ điện tử Việt Nam 2023

Năm 2023 là một năm đầy thách thức lẫn cơ hội cho ngành công nghệ điện tử, khi mà các xu hướng công nghệ mới nổi như AI, Metaverse, Tiền điện tử, Robot, IoT và Điện toán lượng tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt.

Ngành công nghệ điện tử Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng 4.0 và phải đối mặt với nhiều thách thức từ chuỗi cung ứng, an ninh mạng, quy định pháp lý cho đến cạnh tranh quốc tế. Mảng phần cứng, có đến 99% thiết bị công nghệ điện tử viễn thông đang sử dụng là nhập khẩu nước ngoài.

Ngành công nghệ điện tử Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng 4.0

Năm 2023 là một năm đầy thách thức lẫn cơ hội cho ngành công nghệ điện tử,

Theo như ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT&TT (Bộ TT&TT) cho biết: Mặc dù doanh thu ngành công nghệ điện tử tại Việt Nam phát triển đáng kể, nhưng phần lớn sự đóng góp là đến từ các doanh nghiệp nước ngoài.

1.1. Doanh thu ngành Công nghệ Điện tử tại Việt Nam

Ngành công nghệ điện tử Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp. Chủ yếu sản xuất các sản phẩm điện tử như: máy vi tính và sản phẩm quang học. Sản phẩm chính của ngành công nghệ điện tử tại Việt Nam là linh kiện điện tử, điện thoại (Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Trong giai đoạn 2016-2020, thị trường ngành Điện tử Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ. Ta có thể thấy rõ được một điều là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực điện tử ngày càng tăng với tốc độ cực kỳ nhanh. Cao điểm của thời kỳ này là 2017, nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn.

Tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử, giúp cho tốc độ tăng trưởng trung bình lên tới 13% mỗi năm

Tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử, giúp cho tốc độ tăng trưởng trung bình lên tới 13% mỗi năm

Bình quân năm trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, chỉ số sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 13,94%. Năm 2017, ngành công nghệ điện tử chiếm đến 35,7% thị phần ngành công nghiệp Việt Nam. Đây là con số cực kỳ ấn tượng!

Trong 5 năm gần đây, Việt Nam đã đóng góp rất lớn cho tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử, giúp cho tốc độ tăng trưởng trung bình lên tới 13% mỗi năm và thu nhập bình quân của lao động Việt Nam tăng lên.

Tuy nhiên, ngành công nghệ điện tử viễn thông Việt Nam cũng đang gặp phải một số thách thức và hạn chế. Một trong những vấn đề lớn nhất là sự phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Theo thống kê, tính đến hết tháng 6/2022, tỷ lệ giá trị “Made in Viet Nam” trong cơ cấu doanh thu của ngành công nghiệp ICT đang ở mức 26,72% với giá trị ước đạt khoảng 19,4 tỷ USD trên tổng số hơn 72,5 tỷ USD của toàn ngành.

Điều này cho thấy khả năng sáng tạo và chủ động của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia vào các khâu gia công lắp ráp và cung cấp linh kiện cho các doanh nghiệp FDI.

1.2. Doanh thu thị trường điện tử gia dụng tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê được từ Sở vụ Thị trường của Bộ Công Thương tại Việt Nam, quy mô thị trường ngành hàng gia dụng trong nước trị giá ước tính lên đến 12,5 – 13 tỷ USD, nhu cầu mua sắm các thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị nhà bếp sẽ tiếp tục tăng cao cho đến năm 2025.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, doanh thu thị trường thiết bị công nghệ điện tử và đồ gia dụng tại Việt Nam đã đạt 6,8 tỷ USD vào năm 2020, tăng 6% so với năm 2019. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và thứ hai trong châu Á, chỉ sau Trung Quốc.

Trong số các loại sản phẩm thiết bị công nghệ điện tử và đồ gia dụng, các sản phẩm liên quan đến bếp núc như: lò vi sóng, bếp điện, nồi cơm điện, máy xay sinh tố... chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng 40% doanh thu thị trường. Các sản phẩm liên quan đến giặt là như: máy giặt, máy sấy quần áo, bàn ủi... xếp thứ hai với khoảng 25%. Bên cạnh đó phân khúc các sản phẩm làm mát và sưởi ấm như: điều hòa không khí, quạt máy, máy sưởi... xếp thứ ba với khoảng 20%. Các sản phẩm còn lại như: máy hút bụi, máy lọc không khí, máy rửa chén... chiếm khoảng 15%.

Theo dự báo của Euromonitor International, doanh thu thị trường công nghiệp điện điện tử, linh kiện công nghệ điện tử tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong những năm tới và đạt 8,7 tỷ USD vào năm 2025. Các xu hướng chính ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam trong tương lai bao gồm: sự ra đời của các sản phẩm thông minh và kết nối internet (IoT), sự phát triển của các thương hiệu trong nước và khu vực lân cận, sự chuyển dịch của người tiêu dùng từ các sản phẩm giá rẻ sang các sản phẩm cao cấp và chất lượng cao.

2. Cơ hội và thách thức của ngành công nghệ điện tử trong năm 2023

Ngành công nghệ điện tử là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất và có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực khác trong xã hội. Trong năm 2023, lĩnh vực này sẽ tiếp tục đón nhận nhiều cơ hội và đối mặt với nhiều thách thức mới. Sau đây là một số cơ hội cũng như thách thức đối với ngành công nghệ điện tử nói chung và sản xuất linh kiện công nghệ điện tử, đồ gia dụng nói riêng.

2.1 Cơ hội

Vào cuối năm 2022, Bộ TT&TT đã ký ban hành Thông tư 25/2022/TT-BTTTT về việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT, nội dung số, phần mềm. Đây là chính sách có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng sẽ góp phần lớn trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử công nghệ nhỏ lẻ tại Việt Nam giúp giải quyết những bất cập chênh lệch về thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện...

Sự bùng nổ của ứng dụng trí tuệ nhân tạo và học máy trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, an ninh, giải trí và sản xuất. Trí tuệ nhân tạo và học máy đòi hỏi sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử thông minh - linh kiện công nghệ điện tử hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.  Do đó, ngành công nghệ điện tử sẽ có cơ hội phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng.

Trong năm 2023, lĩnh vực này sẽ tiếp tục đón nhận nhiều cơ hội và đối mặt với nhiều thách thức mới.

Trong năm 2023, lĩnh vực này sẽ tiếp tục đón nhận nhiều cơ hội và đối mặt với nhiều thách thức mới.

2.2 Thách thức

Tuy nhiên, ngành công nghệ điện tử Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023. Một trong những thách thức lớn nhất là sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Tiếp đến, thách thức khác của ngành công nghệ điện tử là thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Ngành công nghệ điện tử là một ngành đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt và chuyên sâu của nhân viên.

Bên cạnh đó chúng ta còn phải chịu áp lực đến từ những yêu cầu về việc đảm bảo tiến độ và chất lượng hàng giao, đồng thời tuân thủ quy định khắt khe của người mua hàng. Chính phủ và Quốc hội Việt Nam cần ban hành các chính sách một cách nhất quán, ổn định, có tiên lượng lâu dài, tạo điều kiện được cho các doanh nghiệp công nghệ điện tử trong nước được phát triển.

Để đối mặt với các thách thức trên, NEPCON Việt Nam 2023 sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ điện tử tiếp cận những giải pháp hiện đại, phù hợp với quy mô công ty để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh tranh và tạo sức bật trong năm 2023.

3. Những chuyển động ngành đã và đang diễn ra trong năm 2023

Theo thông tin từ Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung Điện tử ông Roh Tae-Moon, Samsung đang chuẩn bị các điều kiện để sản xuất thử các lưới bóng chíp bán dẫn và sẽ sản xuất đại trà ở nhà máy Thái Nguyên từ tháng 7/2023.

Theo các nguồn tin từ Nikkei Asia, Apple đang có kế hoạch chuyển một phần hoạt động sản xuất MacBook sang Việt Nam vào giữa năm 2023. Đây là bước đi nhằm đa dạng hóa cơ sở sản xuất của Apple ra khỏi Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng tăng cao.

Dự kiến năm 2023 và tầm nhìn đến năm 2025 sắp tới, ngành công nghệ điện tử Việt Nam và Thế giới sẽ còn phát triển và vươn xa hơn nữa. Chuyển giao công nghệ đang diễn ra nhanh hơn bao giờ hết tại khắp mọi nơi trên Thế giới. Hãy nắm bắt cơ hội của mình và bước vào kỷ nguyên công nghệ điện tử mới.

Để được cập nhật và tiếp cận những xu hướng thị trường điện tử nhanh chóng, hãy tham gia NEPCON - Triển lãm công nghệ điện tử lớn nhất Việt Nam. NEPCON 2023 hứa hẹn sẽ đem lại một sân chơi bổ ích và thú vị dành cho các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong lĩnh vực điện tử.

Tin liên quan

Đăng ký

Để nhận thông tin mới nhất về các chương trình triển lãm từ RX Tradex