Các chuyên gia nói gì về sản xuất thông minh?

Các chuyên gia nói gì về sản xuất thông minh?

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, việc nắm bắt và triển khai sản xuất thông minh (smart manufacturing) là điều rất quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, việc ứng dụng thay đổi thời đại mới cả về cách thức lẫn cơ cấu sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng của nền sản xuất thông minh trong cách mạng công nghiệp 4.0.

1. Sản xuất thông minh là gì?

Sản xuất thông minh được xem là phạm trù thay đổi lớn của sản xuất bằng cách ứng dụng công nghệ giúp xây dựng và vận hành hệ thống sản xuất tự động. Thông qua đó, nó giúp đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ ứng phó linh hoạt, đẩy mạnh hiệu suất của chuỗi cung ứng và hỗ trợ sản xuất hiệu quả hơn.

Sản-xuất-thông-minh-là-gì.jpeg

Sản xuất thông minh giúp nâng cao hiệu suất cho doanh nghiệp

Nói đơn giản, sản xuất thông minh chính là bước tiến của công nghệ, một chiến lược ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, giúp quy trình trở nên nhanh chóng, đơn giản, đặc biệt là đem lại hiệu suất cao hơn cho doanh nghiệp.

2. Tầm quan trọng của sản xuất thông minh

2.1. Lợi ích của sản xuất thông minh

Khi ứng dụng sản xuất thông minh, thay vì đầu tư nhân lực, doanh nghiệp sẽ khuyến khích áp dụng máy móc, chuỗi sản phẩm từ máy móc có thể tự trao đổi với nhau thành một quy trình chuyên nghiệp mà không cần đến sự can thiệp của con người.

Việc ứng quy trình này, còn giúp doanh nghiệp tiếp cận những thị trường mới, góp phần tăng tính bền vững của môi trường, tạo nhiều cơ hội để tăng sức bật cho doanh nghiệp.

2.2. Smart Manufacturing là trọng tâm của ngành sản xuất

Smart Manufacturing đang là trọng tâm của ngành sản xuất toàn cầu, mang đến sự thay đổi đáng kể trong quá trình thu thập dữ liệu cho nhiều lĩnh vực sản xuất. Nhờ quá trình phân tích và xác định nguyên nhân của các tắc nghẽn, Smart Manufacturing giúp cải tiến quy trình sản xuất một cách hiệu quả hơn.

Theo khảo sát về hoạt động tại xưởng của một số doanh nghiệp, cứ một giờ dừng hoạt động thì doanh nghiệp có thể mất đi gần 300.000USD. Theo đánh giá của 4 chuyên gia, 1 chuyên  gia cho rằng một giờ ngừng sản xuất có thể mất  từ 1tr - 5tr USD.

Số liệu này cho thấy tầm quan trọng của việc kết nối, ứng dụng công nghệ mới vào quy trình của công việc. Để triển khai hiệu quả, cần có quá trình thực sự nỗ lực. Đó là vì sản xuất thông minh có thể cải thiện khả năng phát hiện lỗi sản xuất lên tới 50% và giúp cải thiện năng suất tới 20%.

3. Làm sao để tiếp cận và thực hiện sản xuất thông minh?

3.1. Triển khai IoT

IoT (Internet of Things) là một hệ sinh thái kết nối các thiết bị và máy móc công nghiệp với nhau thông qua các hệ thống truyền dữ liệu. Các thiết bị và máy móc được nhúng cảm biến để tạo ra sự kết nối dữ liệu liên quan. Theo đó, dữ liệu này được chuyển đến hệ thống đám mây và phần mềm thông qua các đường truyền dữ liệu.

Triển-khai-IoT.png

IoT (Internet of Things) giúp khắc phục sai sót nhanh chóng và cải thiện hiệu quả sản xuất

Thông qua việc phân tích lượng dữ liệu lớn này, chúng ta có thể xác định được các vấn đề và lỗi trong quá trình sản xuất. Những phân tích này sẽ được gửi lại đến hệ thống sản xuất dưới dạng phản hồi.

Điều này sẽ giúp khắc phục sai sót nhanh chóng và cải thiện hiệu quả sản xuất. Từ đó, chúng ta có thể giám sát và quản lý quá trình sản xuất chính xác và hiệu quả hơn.

3.2. Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất

AI (trí tuệ nhân tạo) là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp 4.0. AI được nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn trên toàn cầu áp dụng để tối ưu hóa nguồn lực, giảm thiểu vật liệu, tăng hiệu quả và giảm chi phí. Nhờ ứng dụng AI, các doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận một cách triệt để.

Thông qua việc phân tích dữ liệu trên máy móc, trí tuệ nhân tạo giúp các doanh nghiệp dự đoán thông số của sản phẩm cuối cùng một cách chính xác hơn, từ đó đưa ra các điều chỉnh BOM  (danh mục cấu trúc sản phẩm) để đáp ứng yêu cầu của từng lô sản phẩm cụ thể.

Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo còn có thể hỗ trợ doanh nghiệp ở các hạng mục như:

  • Phát hiện lỗi trong quá trình sản xuất và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động bằng cách triển khai dự đoán bảo trì.
  • Đáp ứng những thay đổi về nhu cầu theo thời gian thực trên toàn chuỗi cung ứng.
  • Kiểm định chất lượng sản phẩm có mức độ phức tạp cao như vi mạch.
  • Giảm chi phí sản xuất của hàng hóa theo lô hoặc hàng hóa đơn lẻ, cho phép đa dạng hóa hệ thống sản phẩm.
  • Cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên bằng cách thay thế công việc thủ công truyền thống bằng vận hành hệ thống máy móc thông minh.

3.3. Thực hiện các robot công nghiệp

Để có quy trình sản xuất thông minh, việc ứng dụng robot công nghiệp là rất quan trọng. Đây không phải là khái niệm mới. Nó đã được phát triển từ khoảng 40-50 năm trước. Tuy nhiên, nhờ vào các công nghệ hiện đại, robot ngày càng thông minh, nhanh nhẹn và nhỏ gọn để giúp tối ưu quy trình sản xuất.

Trước đây, robot chỉ được sử dụng cho một nhiệm vụ cố định và cần thay đổi mã mới nếu muốn áp dụng cho lĩnh vực khác. Nhưng hiện tại, chỉ cần kết nối với mạng cảm biến trong xưởng sản xuất, robot có thể thay đổi phù hợp với nhu cầu. Hơn thế nữa, trí tuệ nhân tạo vẫn được triển khai để tăng tính tự trị trong các hệ thống robot . Dựa trên AI, các hệ thống robot có thể dự đoán và thay đổi phù hợp theo tình huống.

3.4. Ứng dụng Digital Twins

Sử dụng dữ liệu được thu thập từ các cảm biến trong hệ thống và áp dụng các thuật toán để tạo ra các dự báo hợp lý về quy trình sản xuất.

Áp dụng Digital Twins trong những hệ thống quan trọng giúp bảo trì dự đoán, giảm thời gian và chi phí phát triển sản phẩm cũng như thời gian ngừng hoạt động không mong đợi.

Ứng-dụng-Digital-Twins.jpeg

Digital Twins giúp bảo trì dự đoán, giảm thời gian và chi phí phát triển sản phẩm.

Digital Twins đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghệ hàng không vũ trụ, quốc phòng, giao thông vận tải, điện tử, chế tạo máy và năng lượng.

3.5. Đào tạo và phát triển nhân lực

Để đào tạo và phát triển nhân lực, nên có sự phân hóa rõ ràng giữa nhóm lao động có trình độ thấp và nhóm lao động có trình độ cao, trên phạm vi rộng hơn.

Các kiến thức cũ cần được thay đổi hoặc loại bỏ nếu không còn cần thiết. Tốt hơn hết là phải cập nhật nhiều kiến thức và kỹ năng mới cho nguồn nhân lực.

4. Giới thiệu triển lãm VME

Triển lãm quốc tế Vietnam Manufacturing Expo (VME) 2023 là một sự kiện quan trọng dành cho cộng đồng doanh nghiệp  trong lĩnh vực máy móc thiết bị, công nghệ ngành sản xuất thông minh và công nghiệp hỗ trợ. Với vai trò nền tảng trong nền sản xuất hàng hóa, ngành này đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Triển lãm công nghiệp VME 2023 sẽ cung cấp một nền tảng để các doanh nghiệp sản xuất trong ngành có thể tìm hiểu và giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ mới nhất. Đồng thời, triển lãm cũng sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác, kết nối và mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Ngoài ra, VME 2023 cũng sẽ mang đến các chương trình chuyên sâu về các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, như tự động hóa, công nghệ gia công, sản xuất phụ tùng và linh kiện, và nhiều lĩnh vực khác. Các chuyên gia, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các chuyên gia trong ngành cũng sẽ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức mới nhất trong các lĩnh vực này.

VME 2023 sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ nắm bắt cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển của mình.

Đăng ký tham gia tại đây.

Tin liên quan

Đăng ký

Để nhận thông tin mới nhất về các chương trình triển lãm từ RX Tradex