Top 10 xu hướng công nghệ sản xuất phổ biến hiện nay
Trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, thực tế ảo,… cùng nhiều công nghệ tiên tiến khác đang là những xu hướng được ứng dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất hiện nay. Các doanh nghiệp hàng đầu đã áp dụng các công nghệ sản xuất phổ biến này vào mô hình kinh doanh và đang gặt hái được nhiều thành công. Trong bài viết hôm nay, cùng RX Tradex điểm qua 10 xu hướng công nghệ sản xuất phổ biến nhất hiện nay, giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình sản xuất và tạo dựng lợi thế cạnh tranh trong tương lai.
1. Giới thiệu 10 xu hướng công nghệ sản xuất phổ biến hiện nay.
1.1. Xu hướng công nghệ sản xuất áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nhằm giúp thúc đẩy năng suất lao động của doanh nghiệp trên mọi ngành nghề. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giai đoạn sản xuất với những phân đoạn cụ thể như:
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Ứng dụng AI để tìm ra các sản phẩm lỗi, không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Hỗ trợ ra quyết động và cải thiện hiệu suất của nhà máy: Công nghệ AI đưa ra các giải pháp xử lý cho vấn đề này thông qua việc thu thập thông tin từ dây chuyền sản xuất và phân tích dựa trên các thuật toán. Doanh nghiệp có thể tham khảo các phân tích về mức độ hiệu quả của nhà máy từ AI, sau đó đưa ra quyết định cần cải thiện như thế nào để đạt được hiệu suất cao nhất,…
- Phân tích quá trình hậu cần, hàng tồn kho: Với việc sử dụng công nghệ AI để tính toán và dự đoán lượng hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ xác định được số sản phẩm cần phải dự trữ hoặc bán ra thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể theo dõi hiệu quả của hoạt động sản xuất, dự đoán được nhu cầu thị trường và giảm thiểu nguyên vật liệu tồn kho.
1.2. Xu hướng công nghệ sản xuất in 3D.
Công nghệ in 3D là quá trình sản xuất các chất liệu, bao gồm: Nhựa, kim loại, chất dẻo,… Theo phương cách xếp từng lớp với nhau để tạo ra một vật thể 3 chiều. Thông thường, công nghệ in 3D được phân thành 3 nhóm chính sau:
- Công nghệ in 3D sử dụng vật liệu dạng nhựa dẻo và phi kim loại: Thường được dùng trong các ngành sản xuất quần áo, hàng tiêu dùng hoặc thiết kế sản phẩm.
- Công nghệ in 3D từ vật liệu kim loại: Được ứng dụng rộng rãi ngành sản xuất linh kiện điện tử, xây dựng, ô tô, điện thoại.
- Công nghệ in 3D sử dụng vật liệu hữu cơ: Công nghệ sản xuất này thường được sử dụng trong y học, tạo ra các bộ phận giả của cơ thể người như chân hay tay giả.
1.3. Xu hướng công nghệ sản xuất điện toán đám mây.
Công nghệ sản xuất điện toán đám mây (Cloud Computing in Manufacturing) cho phép lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệu sản xuất của doanh nghiệp trên Internet. Điều này giúp tối ưu hóa việc lưu trữ dữ liệu, cung cấp khả năng truy cập từ xa và chia sẻ dữ liệu dễ dàng. Hiện nay, công nghệ sản xuất điện toán đám mây được doanh nghiệp ứng dụng trong các trường hợp như:
- Quản lý quy trình sản xuất: Bằng việc kết nối toàn bộ thông tin trên một nền tảng số duy nhất, doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý quy trình sản xuất ở bất kỳ đâu.
- Quản lý chuỗi cung ứng: Công nghệ sản xuất điện toán đám mây cung cấp khả năng quản lý chuỗi cung ứng thông qua việc chia sẻ dữ liệu và thông tin với các đối tác và nhà cung cấp. Từ đó, doanh nghiệp có thể nắm thông tin về lịch trình sản xuất, số lượng hàng tồn kho, quá trình vận chuyển.
1.4. Xu hướng công nghệ sản xuất hướng đến tự động hóa bằng Robot.
Đây là xu hướng công nghệ tự động hóa ứng dụng các loại máy móc, Robot vận hành chính xác vào trong hoạt động sản xuất. Qua đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiên liệu, tăng năng suất, đảm bảo chất lượng đồng đều cho sản phẩm đầu ra. Một số ứng dụng tiêu biểu của xu hướng công nghệ này là:
- Lắp ráp sản phẩm: Robot tự động có thể thực hiện quá trình sản xuất, lắp ráp sản phẩm một cách chính xác và nhanh chóng. Với những quy trình lắp ráp được lập trình và tự động hóa bằng Robot, doanh nghiệp có thể gia tăng năng suất và chất lượng trong quá trình sản xuất.
- Hàn và gắn kết: Trong lĩnh vực cơ khí, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng hệ thống tự động hóa bằng Robot để thực hiện quá trình hàn và gắn kết trong sản xuất. Hệ thống Robot tự động này có khả năng điều chỉnh và kiểm soát nhiệt độ, xác định vị trí để thực hiện việc hàn, gắn kết bề mặt một cách chính xác.
- Vận chuyển và sắp xếp hàng hóa: Hệ thống Robot tự động có thể giúp tối ưu hóa quá trình liên quan đến logistic, giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động phổ thông từ đó nâng cao hiệu suất sản xuất.
1.5. Xu hướng công nghệ sản xuất sử dụng hệ thống cảm biến.
Công nghệ cảm biến hiểu đơn giản là việc sử dụng các thiết bị cảm biến để thu nhận thông tin về đại lượng đo lường vật lý như: Khối lượng, nhiệt độ, độ ẩm,… Từ đó, doanh nghiệp có thể giám sát thông tin đầu vào trong thời gian thực, bao gồm: Tình trạng của nguyên vật liệu, thành phần và sản phẩm trong quá trình sản xuất. Những công nghệ cảm biến được áp dụng phổ biến trong sản xuất là:
- Cảm biến nhiệt độ: Thường được dùng để quản lý quá trình sản xuất trong lĩnh vực cơ khí, gia công kim loại với khả năng kiểm soát nhiệt độ trong lò nung, lò hấp, lò luyện kim và các quy trình nhiệt khác.
- Cảm biến siêu âm: Được sử dụng để đo khoảng cách chính xác giữa các đối tượng trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, công nghệ siêu âm cũng có thể kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu.
- Cảm biến hồng ngoại: Là công nghệ được sử dụng phổ biến trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, xác định lỗi và hỗ trợ Robot tự động trong quá trình sản xuất.
1.6. Xu hướng công nghệ sản xuất 360°.
Công nghệ sản xuất 360° là phương pháp sử dụng mô hình thực tế ảo giúp các nhà máy có thể kiểm định và giám sát quy trình sản xuất. Với việc mô phỏng lại các hoạt động sản xuất, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được những rủi ro trong quá trình sản xuất cũng như đảm bảo mọi quy trình hoạt động đúng kế hoạch. Các ứng dụng tiêu biểu của công nghệ sản xuất 360° là:
- Kiểm tra và giám sát quy trình sản xuất: Công nghệ 360° có thể được sử dụng để kiểm tra và giám sát quy trình sản xuất bằng cách sử dụng camera hoặc cảm biến. Doanh nghiệp có thể theo dõi quy trình sản xuất, phát hiện sự cố và xử lý kịp thời để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Thiết kế và mô phỏng sản phẩm: Doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ 360° trong việc hỗ trợ thiết kế và mô phỏng sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất.
- Quản lý và bảo trì hệ thống: Công nghệ 360° cung cấp một bản mô hình toàn diện về hệ thống và cơ sở vật chất của nhà máy sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định lỗi để bảo trì, kiểm tra và sửa chữa các thiết bị máy móc.
1.7. Xu hướng công nghệ sản xuất hướng đến nhà máy thông minh.
Nhà máy thông minh (Smart Factory) là việc ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại như: Máy móc, thiết bị và phương pháp sản xuất thông minh tiên tiến vào quá trình sản xuất cung ứng. Từ đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát được quá trình sản xuất, bảo trì, theo dõi kho, số hóa mọi hoạt động. Hiện nay, nhà máy thông minh có những lợi ích vượt trội hơn so với quy trình sản xuất truyền thống là:
- Cải thiện chất lượng sản phẩm: Với việc áp dụng trang thiết bị hiện đại vào quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể phát hiện các vấn đề về chất lượng nhanh hơn và có thể xác định lý do để lên phương án khắc phục trong tương lai.
- Đảm bảo an toàn lao động: Nhà máy thông minh giúp doanh nghiệp tự động hóa các phân đoạn không an toàn như xử lý hóa chất hay đảm bảo an toàn của người lao động.
- Tối ưu hóa chi phí: Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn trong quá trình sản xuất, bao gồm kiểm soát hàng tồn kho và cải thiện khâu vận chuyển.
1.8. Xu hướng công nghệ sản xuất xanh.
Sản xuất xanh hay còn hay sản xuất bền vững là xu hướng tất yếu được mọi doanh nghiệp trên thế giới hướng đến trong tương lai. Doanh nghiệp có thể nhận được nhiều lợi ích khi phát triển công nghệ sản xuất xanh đó là giảm thiểu chi phí thuế cho việc mua và vận chuyển các nguyên liệu đầu vào, tăng năng suất và hiệu quả lao động nhờ cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động và sức khỏe của nhân công. Hiện nay, những công nghệ sản xuất xanh phổ biến trên thế giới là:
- Tối ưu hóa năng lượng: Là công nghệ được sử dụng trong quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu thụ điện và nhiên liệu.
- Quản lý chất thải: Giúp doanh nghiệp giảm lượng chất thải và khí thải trong hoạt động sản xuất, hướng đến nền công nghiệp xanh toàn diện.
- Xử lý chất thải: Là công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực môi trường, sử dụng các phương pháp như hóa nhiệt, khí hóa, xử lý sinh học, hóa học để xử lý rác thải. Đây là công nghệ giúp hạn chế hoặc xử lý hoàn toàn lượng chất thải công nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất.
- Tái chế chất thải: Đây là công nghệ được ứng dụng nhiều trong ngành bao bì, in ấn, nhựa,… Lượng rác thải thay vì tiêu hủy thì được nhiều doanh nghiệp tận dụng lại để sản xuất vật phẩm tái chế mới.
- Sử dụng nguyên liệu tái chế: Là quá trình tận dụng nguồn nguyên liệu phế phẩm, chất thải công nghiệp, tiêu dùng để tái sản xuất.
1.9. Xu hướng công nghệ sản xuất Nano.
Ngày nay, công nghệ Nano đã phát triển và được ứng dụng phổ biến từ sau cuộc cách mạng 4.0 vào những năm đầu thế kỉ 21. Trong đó, có những phát minh vượt bật về thiết bị, máy móc phục vụ nghiên cứu khoa học, phục vụ công nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp trên thế giới đã có thể ứng dụng công nghệ Nano vào nhiều hoạt động kinh doanh, sản xuất mang lại giá trị cao, tiêu biểu như:
- Trong lĩnh vực y học: Công nghệ Nano hiện nay đã có thể can thiệp vào các phân tử và tế bào cơ thể con người. Từ đó, các doanh nghiệp hàng đầu đã có nhiều bước đột phá mới trong sản xuất sản phẩm y học, giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh, dẫn truyền thuốc và tiêu diệt các tế bào ung thư tốt hơn.
- Năng lượng: Công nghệ Nano đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất năng lượng, nâng cao chất lượng của pin mặt trời, và tạo nên chất siêu dẫn để vận chuyển điện đường dài tốt hơn.
- Lĩnh vực may mặc: Hiện nay, nhiều hãng thể thao nổi tiếng như Nike đã ứng dụng công nghệ Nano vào sản xuất quần áo thể thao. Các sản phẩm được tạo ra từ công nghệ này có những ưu điểm vượt trội hơn từ chất lượng cho đến tính năng khi so sánh với các phương pháp truyền thống.
1.10. Xu hướng công nghệ sản xuất sử dụng vật liệu mới.
Công nghệ sản xuất vật liệu mới là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ để tạo ra các vật liệu tiên tiến với hiệu năng cao, vượt trội so với các vật liệu truyền thống. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ này để phát triển các quy trình sản xuất, kỹ thuật điều chỉnh cấu trúc và tính chất của vật liệu. Các lĩnh vực tiêu biểu áp dụng công nghệ vật liệu mới là:
- Công nghiệp ô tô: Công nghệ sản xuất vật liệu mới được áp dụng để tạo ra các vật liệu nhẹ như: Sợi carbon composite, hợp kim nhôm và thép cường độ cao. Những vật liệu này giúp giảm trọng lượng xe, tăng hiệu suất nhiên liệu và giảm khí thải.
- Công nghiệp hàng không và vũ trụ: Công nghệ vật liệu mới được áp dụng để sản xuất cánh máy bay, thân máy bay, các thành phần cấu trúc trong tàu vũ trụ và các thiết bị hoạt động ngoài không gian khác.
- Công nghiệp điện tử: Công nghệ này cung cấp các vật liệu tiên tiến cho sản xuất linh kiện điện tử bán dẫn, mạch in, cảm biến và màn hình.
2. Tổng kết.
Trên đây là tổng hợp của RX Tradex về 10 xu hướng công nghệ sản xuất phổ biến hiện nay, giúp doanh nghiệp nâng cấp mô hình kinh doanh và cải thiện lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Và trong năm 2023, nếu doanh nghiệp có mong muốn tìm hiểu thêm về những công nghệ sản xuất tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hãy hãy tham gia ngay Triển lãm Quốc tế Vietnam Manufacturing Expo do RX Tradex Vietnam tổ chức, giới thiệu những công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay. Ngoài ra trong năm nay, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khác trong năm nay là: Waste and Recycling Vietnam, METALEX Vietnam, và NEPCON Vietnam.