Top 6 xu hướng công nghệ kiểm tra hiện đại nhất hiện nay
Với sự phát triển thần tốc của nền khoa học, kỹ thuật như hiện nay, công nghệ điện tử ngày càng trở nên quan trọng. Đặc biệt là công nghệ kiểm tra, bởi thị trường ngày càng yêu cầu độ chính xác sản phẩm cao và hiệu quả hơn. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, cải thiện năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp thì công nghệ này là yếu tố không thể thiếu. Trong bài viết hôm nay, cùng RX Tradex tìm hiểu về các xu hướng công nghệ kiểm tra mới nhất hiện nay và những ứng dụng thiết thực trong hoạt động kinh doanh, sản xuất.
1. Giới thiệu 6 xu hướng công nghệ kiểm tra mới nhất hiện nay.
1.1. Công nghệ kiểm tra không phá hủy (NDT).
Công nghệ kiểm tra không phá hủy (NDT) tên tiếng Anh là Non Destructive Testing, là phương pháp kiểm tra cho phép đánh giá và thu thập dữ liệu về vật liệu, hoặc thành phần mà không làm thay đổi hay hư hại vật thể cần kiểm tra. Trong thực tế, công nghệ NDT được ứng dụng để phát hiện các lỗi có thể xuất hiện trong vật liệu như: Vết nứt, rỗ khí, kiểm tra ăn mòn kim loại, tách lớp của vật liệu composite, đo độ cứng của vật liệu. Ngoài ra, những lĩnh vực quan trọng đang áp dụng công nghệ NDT này là:
- Hàng không: Công nghệ NDT được sử dụng để đảm bảo độ bền vật liệu, mối hàn, và các thành phần quan trọng khác trên máy bay.
- Xây dựng và cầu đường: Doanh nghiệp sử dụng công nghệ NDT để phân tích cấu trúc bê tông, hàn thép và các vật liệu xây dựng khác để đảm bảo được những yêu cầu về độ bền, an toàn.
- Ô tô: Trong sản xuất ô tô, công nghệ NDT được sử dụng để kiểm tra và chẩn đoán lỗi trên các thành phần linh kiện, hệ thống khí thải, hệ thống điện,…
1.2. Công nghệ kiểm tra tự động với trí tuệ nhân tạo (AI Testing).
Là một trong những công nghệ AI nổi bật, công nghệ kiểm tra này sử dụng AI vào quá trình kiểm nghiệm sản phẩm, dựa trên những tiêu chuẩn đã được xây dựng sẵn bằng thuật toán. Hiện nay, xu hướng công nghệ kiểm tra tự động với trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để phân tích và rà soát lỗi trong hệ thống sản xuất, sản phẩm, phần mềm, website,… giúp doanh nghiệp cải thiện mô hình kinh doanh. Một số ứng dụng tiêu biểu của AI Testing:
- Phần mềm: AI testing có thể được sử dụng như một công cụ kiểm soát chất lượng để kiểm tra phần mềm và phát hiện lỗi, vấn đề hoặc kỹ thuật liên quan đến hệ thống code. Đồng thời, các thuật toán AI có thể tự động thực thi các ca kiểm thử trong thời gian thực theo kế hoạch của doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định phần mềm mà không cần sự can thiệp của con người.
- Robot và tự động hóa: AI testing có thể được áp dụng để kiểm tra và đánh giá hiệu suất của robot và hệ thống tự động hóa trong sản xuất công nghiệp.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: AI testing có thể được sử dụng để kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, bằng cách phân tích dữ liệu dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng đầu vào.
1.3. Công nghệ kiểm tra bằng sóng siêu âm.
Công nghệ kiểm tra bằng sóng siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm tần số cao để phân tích vật liệu. Qua đó, doanh nghiệp có thể phát hiện các vết nứt, tách lớp, vết vỡ, vết bong tróc, lỗ rỗng, vết nứt và các lỗi khác trong nguyên liệu thành phần hoặc sản phẩm. Nhiều lĩnh vực đang được ứng dụng rộng rãi công nghệ kiểm tra sóng âm này là:
- Cơ khí: Công nghệ sóng siêu âm giúp doanh nghiệp phân tích chất lượng thành phẩm sau khi đúc, kiểm tra mối hàn kim loại,…
- Đóng tàu: Kiểm tra sóng âm được sử dụng để đánh giá kết cấu tàu, khung sườn và đảm bảo không có sai sót trong quá trình vận hành đường thủy.
- Dầu khí: Trong lĩnh vực này, kiểm tra sóng âm được sử dụng để rà soát các thiết bị, ống dẫn, giàn khoan và cấu trúc bên trong, giúp phát hiện các vết nứt, bọt khí, lỗ hổng để khắc phục kịp thời.
1.4. Công nghệ kiểm tra bằng tia X.
Công nghệ kiểm tra bằng tia X (X-ray testing) là một phương pháp sử dụng tia X để xuyên qua và mô phỏng lại cấu tạo bên trong của vật thể. Kỹ thuật này được sử dụng để đánh giá cấu trúc bên trong nhằm tìm ra lỗi hoặc các điểm bất thường của sản phẩm.
Quá trình kiểm tra sẽ bắt đầu bằng việc chiếu tia X thông qua vật liệu cần kiểm tra. Tia X sẽ bị hấp thụ hoặc giảm độ lớn tùy theo vật liệu có độ dày bề mặt khác nhau. Sau đó, bộ cảm biến sẽ ghi lại hình ảnh của tia X sau khi đi qua vật liệu và tạo ra bản mô phỏng tương ứng. Ngày nay, công nghệ kiểm tra này được sử dụng trong các lĩnh vực sau:
- Y tế: Tia X được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán y tế, với khả năng xuyên qua các cấu trúc bên trong cơ thể để tạo ra hình ảnh của xương, mô mềm và các cơ quan nội tạng. Các kỹ thuật như: X-quang, CT (Computed Tomography) thông qua việc sử dụng tia X giúp bác sĩ phát hiện bất thường, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý.
- An ninh: Công nghệ kiểm tra bằng tia X cũng được sử dụng trong các hoạt động kiểm tra an ninh, chẳng hạn như kiểm tra hành lý sân bay. Tia X giúp phát hiện các vật phẩm cấm, có thể được ẩn giấu trong túi xách hoặc phụ kiện, quần áo trên người.
1.5. Công nghệ kiểm tra bằng Laser (Laser Testing).
Đây là xu hướng công nghệ kiểm tra sử dụng ánh sáng Laser để quét và phân tích bề mặt vật thể, bằng cách ứng dụng các nguyên tắc của ánh sáng để tạo ra hình ảnh chi tiết về hình dạng, kích thước của đối tượng. Thông thường, công nghệ Laser được sử dụng để kiểm tra bề mặt, phát hiện lỗi và nhận biết những điểm sai sót của nguyên liệu, sản phẩm trong sản xuất. Ngày nay, công nghệ này có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
- Gia công vật liệu: Tia Laser được dùng để kiểm tra khuyết tật, kiểm tra cơ tính, đo độ cứng thường và độ cứng tế vi, kiểm tra kết cấu kim loại,…
- Công nghiệp điện tử: Công nghệ kiểm tra Laser được sử dụng để kiểm tra và đánh giá chất lượng mạch in, linh kiện điện tử trong quá trình sản xuất và lắp ráp, giúp đảm bảo tính chính xác của các sản phẩm điện tử.
- In ấn: Công nghệ Laser được sử dụng để kiểm tra chất lượng in ấn của các sản phẩm như: Tem nhãn, bao bì, sách, và poster quảng cáo. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng sản phẩm in ấn đạt được chất lượng cao và không xảy ra lỗi trong quá trình sản xuất.
1.6. Công nghệ kiểm tra và phân tích chất thải.
Nhằm hướng đến một nền công nghiệp sản xuất xanh thì đây là công nghệ không thể thiếu. Công nghệ kiểm tra và phân tích chất thải là tập hợp các phương pháp, thiết bị và kỹ thuật được sử dụng để xác định thành phần, tính chất và mức độ ô nhiễm của chất thải.
Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá và phân loại chất thải trong hoạt động sản xuất, tái chế sản phẩm. Hiện nay, công nghệ này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: Xử lý chất thải, quản lý môi trường, công nghiệp và y tế. Cụ thể ứng dụng trong những lĩnh vực trên là:
- Y tế: Công nghệ kiểm tra và phân tích chất thải được sử dụng để đánh giá và xử lý chất thải y tế. Từ đó, doanh nghiệp có phương án xử lý phù hợp các loại chất thải trong y tế, bao gồm: Chất lỏng y tế, kim tiêm, dụng cụ y tế đã qua sử dụng,…
- Nông nghiệp: Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ này được sử dụng để kiểm tra và xác định chất lượng phân bón từ chất thải hữu cơ, tác dụng phụ từ thuốc trừ sâu hoặc tình trạng ô nhiễm đất, đảm bảo môi trường nông nghiệp xanh.
- Tái chế: Công nghệ kiểm tra và phân tích chất thải giúp phân loại rác, xác định khả năng tái chế. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra được quá trình xử lý thích hợp, hạn chế ảnh hưởng ô nhiễm môi trường.
2. Tổng kết.
Với 6 xu hướng công nghệ kiểm tra mới nhất hiện nay, doanh nghiệp có thể đảm bảo đầu ra sản phẩm phù hợp với các yêu cầu chung trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện quy trình sản xuất, tạo dựng lợi thế cạnh tranh và xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong tương lai. Trong năm nay, doanh nghiệp muốn trực tiếp trải nghiệm các công nghệ kiểm tra, cùng với nhiều công nghệ hàng đầu trên thế giới khác như: Công nghệ 5G, công nghệ in 3D,… có thể đến với NEPCON – Triển lãm duy nhất tại Việt Nam về SMT, Công nghệ kiểm tra, Thiết bị và Công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất điện tử. Bên cạnh đó, RX Tradex cũng còn tổ chức các triển lãm hàng đầu khu vực như: Waste and Recycling Vietnam, METALEX Vietnam, và Vietnam Manufacturing Expo.