NEV – NEPCON Vietnam

Công nghệ kiểm tra là gì? Top 7 công nghệ kiểm tra phổ biến

Công nghệ kiểm tra là gì? Top 7 công nghệ kiểm tra phổ biến

Với thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng, cùng những yêu cầu ngày càng cao của thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải giải được bài toán đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chất lượng tốt nhất. Bởi, chỉ cần một lỗi nhỏ là mọi công sức xây dựng uy tín, thương hiệu đều bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Vì vậy, việc kiểm tra sản phẩm, nguyên vật liệu là điều vô cùng cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, cùng RX Tradex tìm hiểu về “Công nghệ kiểm tra là gì? Có những công nghệ kiểm tra nào?” và cách áp dụng những công nghệ trên vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

1. Tìm hiểu về công nghệ kiểm tra.

1.1. Công nghệ kiểm tra là gì?

Công nghệ kiểm tra là một trong những công nghệ điện tử hàng đầu, tập hợp các phương pháp, thiết bị, và quy trình được sử dụng để kiểm tra, đánh giá, và đảm bảo chất lượng các thành phần, sản phẩm và hệ thống điện tử. 

top-cong-nghe-kiem-tra-trong-nganh-cong-nghiep-dien-tu-1.jpg

Trong ngành công nghiệp điện tử, công nghệ kiểm tra có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng cụ thể. Ngoài ra, công nghệ kiểm tra cũng ngày càng phát triển nhờ việc sử dụng các phần mềm và hệ thống xử lý dữ liệu để tự động hóa quy trình đánh giá. Điều này giúp tăng tính chính xác trong quá trình kiểm tra các sản phẩm điện tử.

1.2. Vai trò của công nghệ kiểm tra.

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Công nghệ kiểm tra giúp đánh giá chất lượng của sản phẩm, phát hiện lỗi và sai sót trong quy trình sản xuất. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng trước khi cung cấp ra thị trường.
  • Đánh giá hiệu suất: Doanh nghiệp sử dụng công nghệ kiểm tra để đo lường hiệu suất của hệ thống và quy trình sản xuất. Từ đó doanh nghiệp có thể xác định độ chính xác, tính ổn định và hiệu quả của quy trình hoặc sản phẩm cần kiểm tra.
  • Phân tích và hiệu chỉnh thiết bị: Các thiết bị phòng thí nghiệm hay máy móc sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn hoặc hư hại một số bộ phận nhất định. Lúc này, công nghệ kiểm tra có vai trò giúp doanh nghiệp phân tích và hiệu chỉnh thiết bị, dụng cụ, máy móc nhằm đảm bảo sự chính xác trong công việc.
  • Đảm bảo an toàn: Hiện nay, an toàn trong lao động là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, công nghệ kiểm tra đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong công tác quản lý, giám sát và đảm bảo quá trình lao động được thực hiện an toàn, giảm thiểu rủi ro không đáng có.
  • Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết: Công nghệ kiểm tra giúp đảm bảo rằng các sản phẩm và quy trình sản xuất đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết. Điều này rất quan trọng trong các ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là ngành: Thực phẩm, dược, công nghệ thông tin, điện tử,…

2. 7 công nghệ kiểm tra phổ biến hiện nay.

2.1. Công nghệ kiểm tra bảng mạch in.

Công nghệ kiểm tra bảng mạch in được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm đảm bảo quá trình sản xuất linh kiện điện tử, IC, điện trở, điện dung được hoạt động một cách hiệu quả. Hiện nay, có nhiều công nghệ kiểm tra bảng mạch in, phổ biến nhất bao gồm:

  • Công nghệ kiểm tra tia X tự động (AXI).
  • Công nghệ kiểm tra laser tự động (ALT).
  • Công nghệ kiểm tra ngoại quan sản phẩm (AOI).
  • Công nghệ kiểm tra trong mạch (ICT).

2.2. Công nghệ kiểm tra trực quan – Visual inspection.

Visual inspection hay còn gọi là kiểm tra trực quan, là công nghệ kiểm tra không phá hủy bằng cách sử các thiết bị quang học để phát hiện sai sót hoặc khuyết điểm trên bề mặt vật liệu và sản phẩm. Công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: Kiểm tra linh kiện điện tử, sản xuất công nghiệp, đóng tàu, xây dựng, ô tô, hàng không và vũ trụ,…

Hiện nay, Visual inspection có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các thiết bị công nghệ xử lý hình ảnh như: Máy quan sát hình ảnh và kính hiển vi. Đây là một công nghệ kiểm tra đơn giản và hiệu quả để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

2.3. Công nghệ kiểm tra vật liệu – Material test.

Công nghệ kiểm tra vật liệu Material test có tác dụng xác định các đặc tính của vật liệu, bao gồm: Độ bền, độ cứng và khả năng gia công. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tìm được phương pháp sử dụng vật liệu phù hợp trong lĩnh vực xây dựng cũng như hoạt động sản xuất.

top-cong-nghe-kiem-tra-trong-nganh-cong-nghiep-dien-tu-2.jpg

Ngoài ra, công nghệ kiểm tra vật liệu cũng được áp dụng trong việc rà soát các chi tiết sản phẩm sau khi hoàn thiện như vết nứt hay sai sót trong quá trình xử lý nhiệt. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đề ra phương án xử lý hiệu quả. Công nghệ kiểm tra vật liệu thường được thực hiện với các thiết bị như: Máy đo nhiệt độ, máy đo độ ẩm, tủ so màu và các thiết bị đo lường điện tử khác.

2.4. Công nghệ kiểm tra, đo thông số điện.

Công nghệ đo thông số điện là phương pháp sử dụng các thiết bị điện tử chuyên về đo lường các đại lượng vật lý của dòng điện. Nhờ công nghệ kiểm tra, đo lường điện doanh nghiệp phát hiện kịp thời những sự cố hỏng hóc của mạch điện hay các thiết bị vi mạch khác. Những thiết bị đo thông số điện thường được sử dụng trong công nghệ kiểm tra này là: Máy đo điện trở đất, ampe kìm, máy chụp sóng âm,…

2.5. Công nghệ kiểm tra chức năng – Function test​.

Function test là một công nghệ kiểm tra thường được áp dụng trong lĩnh vực điện tử, kiểm thử phần mềm. Trong đó, Function test sẽ sử dụng các thiết bị công nghệ, phương pháp kiểm tra nhằm đánh giá từng chức năng của ứng dụng. Qua đó, công nghệ này có thể kiểm tra các yêu cầu về chức năng của sản phẩm đạt chuẩn hay chưa.

Hiện nay nhờ việc áp dụng Functional test vào quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể ngăn chặn nhiều lỗi xuất hiện trong phần mềm ứng dụng, sản phẩm điện tử.

2.6. Công nghệ kiểm tra và đo lường điện tử ô tô.

Công nghệ kiểm tra và đo lường điện tử ô tô là phương pháp sử dụng các thiết bị, máy móc để chẩn đoán và xác định lỗi trên ô tô. Đây là công nghệ được áp dụng trong quá trình bảo trì, sửa chữa cũng như hỗ trợ trong quy trình sản xuất ô tô. Hiện nay, những thiết bị kiểm tra, đo lường điện tử ô tô phổ biến là: Thiết bị kiểm tra phanh, kiểm tra hệ thống điện, kiểm tra tốc độ, phân tích khí xả,…

Công nghệ kiểm tra và đo lường điện tử ô tô

2.7. Công nghệ kiểm tra điện thoại di động và các sản phẩm liên lạc​.

Đây là công nghệ kiểm và đo lường hiệu suất hoạt động cũng như tính năng của các sản phẩm điện thoại, thiết bị liên lạc có đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn được đề ra hay không. Trong đó, công nghệ thường sử dụng các phương pháp kiểm tra cho những vấn đề như: Âm thanh, chất lượng hình ảnh, tốc độ kết nối,…

Những thiết bị thường được sử dụng để kiểm tra các sản phẩm liên lạc và điện thoại là: Thiết bị kiểm tra màn hình cảm ứng, thiết bị kiểm tra pin, thiết bị phân tích âm thanh, thiết bị kiểm tra chất lượng hình ảnh,…

3. Tổng kết.

Qua bài viết trên, RX Tradex vừa chia sẻ thông tin về “Công nghệ kiểm tra là gì? Có những công nghệ kiểm tra nào?”. Hy vọng từ đó, doanh nghiệp có thể hiểu được khái niệm cơ bản về công nghệ kiểm tra và vai trò của nó trong quy trình sản xuất, kinh doanh. Cũng trong năm nay, doanh nghiệp muốn trực tiếp trải nghiệm các công nghệ kiểm tra hàng đầu trên thế giới có thể đến với NEPCON. Khi tham gia sự kiện trên doanh nghiệp còn có cơ hội hiểu rõ hơn nhiều công nghệ ngành điện tử khác. Đặc biệt là kết nối mối quan hệ và nắm bắt các xu hướng đầu ngành khi tham gia Dự án Cộng đồng Sáng kiến Doanh nghiệp trong sự kiện. Bên cạnh đó, RX Tradex cũng còn tổ chức các triển lãm như: Waste and Recycling Vietnam, METALEX Vietnam, và Vietnam Manufacturing Expo.