WRV – Waste and Recycling Expo Việt Nam

Top những giải pháp xử lý rác thải điện tử phổ biến hiện nay

Top những giải pháp xử lý rác thải điện tử phổ biến hiện nay

Theo báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” được Liên hợp quốc công bố vào tháng 7/2020, trong năm 2019, toàn thế giới tồn đọng tổng cộng 53,6 triệu tấn rác thải điện tử. [1] Dự kiến sẽ tăng lên 74 triệu tấn vào năm 2030. [2] Câu hỏi đặt ra là làm sao để cân bằng giữa việc phát triển công nghệ và giảm thiểu các tác động tiêu cực của lượng rác thải điện tử ngày càng lớn với môi trường cũng như sức khỏe con người? Cùng RX Tradex tìm hiểu về top những giải pháp xử lý rác thải điện tử phổ biến hiện nay, cùng các lợi ích với môi trường, con người và cả tiềm năng phát triển lĩnh vực kinh doanh quản lý chất thải điện tử.

Top 7 giải pháp xử lý rác thải điện tử phổ biến hiện nay.

1. Phân loại rác thải điện tử.

Phân loại rác thải điện tử là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng cho cả quy trình xử lý chất thải. Nếu quá trình phân loại rác thải được thực hiện tốt và triệt để sẽ hỗ trợ rất lớn cho các bước ứng dụng công nghệ xử lý chất thải về sau. Đặc biệt là với các loại chất thải điện tử có hàm lượng kim loại quý cao. Giai đoạn này có thể bao gồm các cách phân loại như:

  • Tách biệt rác thải điện tử với các loại chất ô nhiễm khác như: Trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh,…
  • Phân loại rác thải điện tử theo nguồn: Thiết bị điện tử văn phòng, xây dựng, gia dụng, truyền thông,…
  • Quan trọng nhất, tách riêng các vật liệu khác nhau trong rác thải điện tử như: Kim loại có giá trị, thủy tinh, nhựa, bo mạch, composite từ vỏ, kim loại nặng nguy hại, hóa chất,…

Lợi ích của việc phân loại rác thải điện tử:

  • Hạn chế các nguy cơ tiếp xúc và phát tán chất nguy hại khi áp dụng quá trình: Đốt nhiệt, hòa tan, phân tách, điện phân hay kết tủa,…
  • Giúp thuận lợi thu hồi kim loại quý hiếm như: Vàng, bạc, bạch kim,… cũng như các vật liệu có thể tái chế khác.
  • Tiết kiệm công sức và thời gian xử lý tách riêng các chất liệu sau khi đã trải qua các phương pháp: Nhiệt, hóa học, sinh học, nghiền mịn,…
top-nhung-giai-phap-xu-ly-rac-thai-dien-tu-pho-bien-hien-nay2.jpg

2. Tái sử dụng rác thải điện tử.

Một trong những cách giúp hạn chế rác thải ra ngay tại nguồn hiệu quả nhất là tái sử dụng máy móc, thiết bị điện tử. Việc tái sử dụng rác thải điện tử ở đây bao gồm:

  • Hạn chế mua mới thiết bị điện tử khi không cần thiết mà tận dụng các máy móc hiện có.
  • Tặng hoặc bán lại các thiết bị không sử dụng nữa và vẫn còn hữu ích.
  • Xuất khẩu rác công nghệ từ nước phát triển sang các quốc gia nghèo hoặc chậm phát triển.

Lợi ích của việc tái sử dụng rác thải điện tử:

  • Giảm thiểu tốc độ thải bỏ rác điện tử, gây quá tải cho việc xử lý lượng rác tồn đọng.
  • Tạo điều kiện để mọi người có cơ hội dùng sản phẩm công nghệ với một chi phí vừa phải.
  • Giảm rác thải điện tử ở những nước phát triển, đồng thời cung cấp các thiết bị công nghệ tối thiểu đáp ứng nhu cầu tại các nước nghèo.

3. Tái chế rác thải điện tử nhằm tạo nên một chu trình tuần hoàn khép kín.

Tái chế là hoạt động quan trọng và góp phần xử lý phần lớn lượng lớn rác thải điện tử, thu lại được nhiều loại nguyên vật liệu nhằm tái sử dụng cho chu kỳ sản xuất kế tiếp. Một số hoạt động tái sử dụng rác thải điện tử bao gồm:

  • Nâng cấp phần mềm, giao diện hoặc vỏ ngoài của sản phẩm để tạo ra một phiên bản mới cho thiết bị, tạo ra cảm hứng tiếp tục sử dụng sản phẩm.
  • Gửi đến các trung tâm tái chế uy tín để xử lý rác thải đúng cách.
  • Các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử hoặc máy móc thiết bị có thể tạo ra các thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường. Đặc biệt có thể dễ dàng tái chế sau khi bị thải bỏ và tiếp tục sử dụng nguyên liệu thu lại được để sản xuất ra sản phẩm mới.

Lợi ích của việc tái chế rác thải điện tử:

  • Giảm thiểu nhiều loại rác thải điện tử từ các nguồn gốc, thành phần khác nhau phát tán ra môi trường, góp phần hạn chế ô nhiễm đất, nước và không khí.
  • Thu hồi được nhiều loại kim loại có giá trị và các loại vật liệu khác.
  • Quay vòng được các nguyên vật liệu, giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, năng lượng khi khai thác quặng kim loại mới cho sản xuất điện tử.
  • Tiết kiệm nguồn tài nguyên đất sử dụng để lưu trữ rác thải điện tử.

4. Biến rác thải điện tử thành năng lượng.

Có rất nhiều cách để sản xuất điện như: Thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, nhiệt điện,… Trong đó năng lượng tái tạo từ rác thải là một trong những nguồn thay thế mang lại lợi ích thiết thực như: Hạn chế lượng rác thải ra và có thêm nguồn nguyên liệu mới. Chất thải điện tử có thể:

  • Được sử dụng làm điện cực.
  • Pin nhiên liệu vi sinh hay còn gọi là MFC là công nghệ không gây ô nhiễm môi trường.
  • Dùng làm đèn năng lượng mặt trời.

Lợi ích của việc biến rác thải điện tử thành năng lượng:

  • Giúp tạo ra năng lượng và thu hồi kim loại để tái sử dụng.
  • Tạo ra giá trị kinh tế từ rác thải điện tử, tái sử dụng năng lượng trong một chu trình khép kín tuần hoàn.
  • Giảm thiểu rác thải điện tử một cách an toàn hơn với môi trường.
  • Giảm chi phí xử lý chất thải điện tử.

5. Giải pháp xử lý và tái chế linh kiện điện tử bằng cách băm, nghiền mịn.

Giải pháp xử lý linh kiện điện tử bằng cách băm, nghiền mịn rác thải nhằm làm biến dạng hoàn toàn các thiết bị phần cứng như: Bo mạch, ổ cứng, màn hình, điện thoại, máy in,… Hiện nay trên thế giới có nhiều máy móc, công nghệ khác nhau để thực hiện việc này, trong đó tân tiến và đáng mong chờ nhất chính là nghiền mịn rác thải điện tử thành bụi nano.

Lợi ích của giải pháp băm, nghiền mịn các thiết bị điện tử:

  • Ngăn ngừa khả năng làm lộ dữ liệu, tăng bảo mật thông tin cá nhân.
  • Hỗ trợ tốt cho công đoạn phân loại, tách vật liệu nhựa khỏi kim loại.
  • Bột nghiền mịn có thể được tái sử dụng và gần như không bỏ phí vật liệu gì.
top-nhung-giai-phap-xu-ly-rac-thai-dien-tu-pho-bien-hien-nay1.jpg

6. Phương pháp đốt bảng mạch bằng hồ quang điện.

Bảng mạch điện tử là một trong những dạng chất thải nguy hại. Thông thường, sau khi phân tách các linh kiện như: Điện trở, tụ điện, IC,… sẽ được xử lý bằng lò đốt và tái chế kim loại. Trên thế giới có nhiều phương pháp dùng nhiệt năng để xử lý rác thải điện tử, trong đó có cách đốt bảng mạch trong các thiết bị, máy móc bằng hồ quang điện, với nhiệt độ rất cao (tới 10.000 độ C). [3] Do đó thích hợp xử lý nhiệt đối với chất thải nguy hại.

Lợi ích của giải pháp đốt bảng mạch bằng hồ quang điện:

  • Nhiệt độ cao nên giúp xử lý chất thải nguy hại có trong rác thải điện tử hiệu quả.
  • Chi phí đầu tư, vận hành thấp hơn lò Plasma.
  • Giảm lượng khí thải ô nhiễm ra môi trường.

7. Giáo dục nhận thức về rác thải điện tử và những nguy hại.

Các quốc gia làm tốt hoạt động xử lý rác thải điện tử đa phần đều rất coi trọng việc giáo dục nhận thức cho người dân về tác hại và cách phân loại chất thải này. Ý thức và hành động của con người gần như là nguồn gốc của mọi vấn đề, và rất cần sự lưu tâm của các cơ quan ban ngành, nhằm giúp người dân kiểm soát được quá trình tiêu dùng và thải loại rác ra môi trường.

Lợi ích của việc giáo dục nhận thức về rác thải điện tử và những nguy hại:

  • Giảm thiểu rác thải ngay từ các nguồn gốc phát sinh.
  • Phân loại đúng rác thải từ nguồn giúp các quá trình thu gom và xử lý diễn ra dễ dàng hơn.
  • Hình thành các thói quen tiết kiệm các thiết bị điện tử, kéo dài thời gian sử dụng chúng.

Tổng kết.

Bài viết trên vừa chia sẻ về chủ đề top những giải pháp xử lý rác thải điện tử phổ biến hiện nay cùng các lợi ích của chúng giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường, khủng hoảng tài nguyên thiên nhiên. Hy vọng thông tin này đã cung cấp một góc nhìn về thực trạng giải pháp hiện nay, giúp doanh nghiệp có thêm ý tưởng về việc quản lý rác thải cũng như tiềm năng kinh doanh lĩnh vực này. Tại Triển lãm Quốc tế về Công nghệ xử lý và Tái chế chất thải do RX Tradex tổ chức, doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu thêm nhiều giải pháp, công nghệ xanh tiên tiến trong lĩnh vực xử lý rác thải điện tử. Ngoài ra còn có các Triển lãm Quốc tế hàng đầu khu vực khác như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX VietnamNEPCON Vietnam dành cho cộng đồng chuyên ngành.

Chú thích:

[1] Thống kê rác thải điện tử năm 2019.

[2] Số lượng rác thải điện dự kiến 2030.

[3] Giải pháp đốt bản mạch bằng hồ quang điện.