Tương lai nào cho ngành máy móc thiết bị công nghiệp Việt Nam?
Trong thời điểm hiện tại, ngành máy móc thiết bị công nghiệp tại Việt Nam đang được đánh giá là đầy tiềm năng phát triển. Đây là một trong những lĩnh vực trọng điểm tại nước ta, ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế, nhất là trong hoạt động sản xuất công nghiệp.
Và với vai trò quan trọng như vậy, cùng RX Tradex tìm hiểu về tương lai của ngành máy móc thiết bị công nghiệp tại Việt Nam, bao gồm cả cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay.
1. Tổng quan về ngành máy móc thiết bị công nghiệp trong năm 2023.
1.1. Xu hướng trên thế giới.
Theo Cục công nghiệp VIA, bước sang năm 2023, nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch Covid. Thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn tái thiết và phát triển lại nền kinh tế. Nhu cầu sản xuất hàng hóa tăng cao, trong đó có việc xuất, nhập khẩu các máy móc thiết bị công nghiệp. [1]
Ngoài ra, trong thời điểm hiện tại, với xu hướng phát triển vô cùng mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo AI, ngành máy móc thiết bị công nghiệp đang dần hướng đến công nghệ tự động hóa. Tiêu biểu là các doanh nghiệp hàng đầu như Tesla, Apple đã ứng dụng công nghệ AI vào quy trình sản xuất công nghiệp, vận hành máy móc, nâng cao hiệu suất làm việc.
Từ đó, dự báo sẽ có một cuộc đua công nghệ giữa các nước phát triển trong việc phát minh ra các loại máy móc, thiết bị hiện đại trong công nghiệp sản xuất. Các nước đang phát triển sẽ tận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển ngành công nghiệp, không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị. Xu hướng chung là tập trung vào phát triển ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện đẩy mạnh GPD, nâng cao chất lượng sản phẩm và hướng đến nền công nghiệp xanh hay sản xuất bền vững.
1.2. Thực tiễn tại Việt Nam.
Theo Kinh Tế Đô Thị, các nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm và đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Tính riêng trong năm 2022, tỷ lệ thu mua nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng từ 28% cách đây 10 năm lên 37% [2]. Đồng thời, việc ký kết hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mở ra cơ hội hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp trong nước với các thương hiệu hàng đầu. Qua đó, doanh nghiệp Việt có thể nhập khẩu nhiều loại thiết bị máy móc hiện đại với mức thuế thấp.
Hiện tại, Việt Nam cũng đang ghi nhận nhiều doanh nghiệp mới tham gia thị trường, từ đó nhu cầu về thiết bị máy móc công nghiệp ngày càng tăng cao. Đặc biệt là trong các ngành công nghiệp sản xuất, điện tử, gia công kim loại, tái chế rác thải,…. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 01/2022, Việt Nam nhập khẩu thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 2,34 tỷ USD [3].
Từ đó cho thấy, ngành máy móc sản xuất, thiết bị công nghiệp tại Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn, sẽ là một thị trường đầy tiềm năng để doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển trong tương lai.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng thường xuyên bổ sung danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được. Điều này nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất thiết bị máy móc tại Việt Nam, bằng việc không khuyến khích nhập khẩu một số ngành hàng nhất định và hạn chế ngoại tệ.
2. Tương lai ngành máy móc thiết bị công nghiệp tại Việt Nam.
2.1. Cơ hội cho doanh nghiệp ngành thiết bị công nghiệp máy móc tại Việt Nam.
Nhu cầu của thị trường vẫn tiếp tục tăng.
Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam dần trở thành điểm sáng cho quản lý chuỗi cung ứng sản xuất không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà trên toàn thế giới. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu đã bắt đầu mở rộng quy mô và đầu tư phát triển tại nước ta. Tiêu biểu như tập đoàn Samsung đã đầu tư khoảng 20 tỷ USD tại Việt Nam, trong đó bao gồm các nhà máy tại Thái Nguyên, Bắc Ninh [4].
Điều này kéo theo nhu cầu về máy móc thiết bị công nghiệp sẽ tăng lên rất cao trong thời gian sắp tới. Nếu nắm bắt được khoảng thời gian vàng này, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh doanh thu và hướng đến chiến lược phát triển dài hạn trong tương lai.
Nguồn lao động dồi dào.
Việt Nam có nguồn lao động trẻ với tinh thần cầu thị và tiếp thu cao. Ưu điểm nổi bật là dễ dàng đào tạo trong việc sử dụng các máy móc, thiết bị công nghiệp. Ngoài ra, người lao động có trình độ cao cũng dần được bổ sung với sự đầu tư mạnh mẽ về giáo dục trong thời điểm hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp hoạt động trong ngành thiết bị máy móc công nghiệp tại Việt Nam được hưởng lợi trực tiếp từ nguồn lao động trẻ này, tăng cường lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ khác trong khu vực.
Được nhà nước chú trọng hỗ trợ phát triển.
Là một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, ngành thiết bị máy móc công nghiệp luôn được nhà nước ưu tiên hỗ trợ phát triển. Nhiều chính sách bảo vệ và thúc đầy phát triển dành cho doanh nghiệp Việt đã được ban hành.
Tiêu biểu như Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành [5] về danh mục các sản phẩm như: Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được. Thông tư này góp phần nói lên các nỗ lực của chính phủ về việc xây dựng chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước phát triển, đặc biệt là lĩnh vực máy móc thiết bị công nghiệp.
2.2. Thách thức cho doanh nghiệp ngành thiết bị công nghiệp máy móc tại Việt Nam.
Cạnh tranh khốc liệt hơn.
Với sự phát triển như vũ bão hiện nay thì chắc chắn mức độ cạnh tranh trong ngành thiết bị máy móc sẽ ngày càng cao. Điều này là thách thức rất lớn khiến các doanh nghiệp tại Việt Nam phải không ngừng cải tiến công nghệ, sản phẩm của mình. Giờ đây, với việc tham gia vào các hiệp định thương mại lớn trên thế giới, doanh nghiệp Việt cũng cần phải chú trọng không chỉ chất lượng sản phẩm mà còn là xu hướng chung của toàn cầu, đặc biệt là xu hướng kinh tế xanh trong tương lai.
Công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế.
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang có nhiều điểm hạn chế về mặt công nghệ. Khi mà, các kiến thức cũng như phương pháp, công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới vẫn chưa được áp dụng rộng rãi vào dây chuyền sản xuất thiết bị, máy móc tại Việt Nam.
Có rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết khi đề cập đến vấn đề này, mặc dù Việt Nam có lực lượng lao động lớn nhưng nhân sự tay nghề cao hoặc kỹ sư, quản lý có chuyên môn tốt vẫn chiếm tỷ trọng chưa cao. Ngoài ra, việc ứng dụng các công nghệ mới cũng cần nhiều thời gian học hỏi, triển khai và chưa nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư một cách bài bản cho những chuỗi dây chuyền sản xuất thông minh hàng triệu USD.
Xu hướng áp dụng AI vào công nghiệp.
Trong tương lai, phân khúc thị trường hứa hẹn nhất là các công nghệ, thiết bị máy móc công nghiệp hỗ trợ cho quy trình tự động hóa, ứng dụng được AI vào sản xuất. Đây vừa là xu hướng chung của thế giới cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa để có thể bắt kịp thị trường toàn cầu.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Big Data,… trong năm 2023 đã tạo nên cơn sốt, nhưng theo dự kiến của nhiều chuyên gia, công nghệ này sẽ còn bùng nổ và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của kinh tế, xã hội trong tương lai. Vì vậy, bắt kịp xu hướng này là chìa khóa để doanh nghiệp Việt có thể bước ra sân chơi lớn hơn, tìm kiếm những cơ hội phát triển trong ngành thiết bị máy móc sản xuất công nghiệp.
3. Tổng kết.
Nhìn chung, ngành thiết bị máy móc công nghiệp tại Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Điều doanh nghiệp cần làm ngay thời điểm này là không ngừng học tập, ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh sản xuất.
Và trong năm 2023, Công ty RX Tradex Vietnam sẽ tổ chức Triển lãm Quốc tế Vietnam Manufacturing Expo, là sân chơi lớn giúp doanh nghiệp cập nhật những xu hướng mới nhất trong ngành thiết bị máy móc công nghiệp, với sự tham gia của hơn 200 thương hiệu hàng đầu thế giới. Ngoài ra, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khác trong năm nay là: NEPCON, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam.
Chú thích:
[2]: https://kinhtedothi.vn/200-doanh-nghiep-cong-nghe-va-may-moc-tren-the-gioi-quy-tu-tai-viet-nam.html