VME – Vietnam Manufacture Expo

Các xu hướng chuyển đổi số trong ngành sản xuất

Các xu hướng chuyển đổi số trong ngành sản xuất

Theo ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam, chuyển đổi số là chủ trương trọng tâm phát triển của Chính phủ. [1] Trong đó, các công tác cần đẩy mạnh bao gồm: Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Có thể thấy rằng, việc số hóa hoạt động kinh doanh là xu hướng tất yếu, đem lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Và để cập nhật các xu hướng chuyển đổi số trong ngành sản xuất trong năm 2023, cùng RX Tradex tham khảo thông tin trong bài viết sau đây.

1. Chuyển đổi số trong ngành sản xuất là gì?

Chuyển đổi số trong sản xuất được hiểu là khi một tổ chức bắt đầu triển khai các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến để cải thiện toàn bộ hoặc từng phần trong quy trình sản xuất. Hiện nay, công nghệ số đã len lỏi vào hầu như mọi ngành nghề, lĩnh vực, đời sống con người. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không thích nghi và thay đổi hoạt động sản xuất kịp thời, sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như: Năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành thiếu cạnh tranh và kéo doanh thu đi xuống,…

2. Các lợi ích của chuyển đổi số đối với ngành sản xuất.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số giai đoạn đầu sẽ khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với các thử thách theo 3 khía cạnh: Con người, công nghệ và kinh doanh. Những khó khăn đó có thể đến từ việc tiếp thu và cải tiến rất nhiều phần mềm kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi chuyên môn cao, cách thức vận hành, dây chuyền, quy trình sản xuất hiệu quả hay nhà máy thông minh,… Tuy nhiên, nếu điều chỉnh kịp thời và phù hợp, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra khi ứng dụng các công nghệ đảm bảo độ chính xác, mô phỏng vật thể trước khi ra thành phẩm; hoặc cách lắp ráp sản phẩm theo phương thức hiện đại, thực hiện nhanh chóng, bớt sai sót, giúp tiết kiệm thời gian, công sức chỉnh sửa và giảm lãng phí nguyên vật liệu.
  • Cải tiến quy trình làm việc, xử lý nhanh chóng một lượng lớn dữ liệu nhờ máy móc, giúp tăng năng suất, cải thiện hiệu quả, giảm chi phí đầu vào, giảm số lượng nhân công, tăng doanh thu và lợi nhuận.
  • Môi trường làm việc an toàn hơn nhờ các thiết bị cảm biến thông minh, cảnh báo kịp thời, phòng ngừa các rủi ro cho người lao động.
  • Linh hoạt trong vận hành và xử lý sự cố kịp thời nhờ hệ thống thời gian thực (real time) có thể cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, còn giúp giảm thiểu sự trì trệ trong hoạt động của nhân công, tạo ra một môi trường làm việc năng động, hiệu quả.
cac-xu-huong-chuyen-doi-so-trong-nganh-san-xuat2.jpeg

3. Top 5 xu hướng chuyển đổi số hàng đầu trong ngành sản xuất năm 2023.

3.1. Cảm biến IoT công nghiệp.

IoT viết tắt của từ Internet of things, là mạng lưới các cảm biến và thiết bị điện tử được kết nối với nhau để thu thập và trao đổi thông tin. Các thiết bị cảm biến này thường được sử dụng để đo lường và giám sát các quy trình sản xuất công nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang bắt đầu triển khai hệ thống này bên trong nhà máy, giúp tối ưu hóa hoạt động chế tạo sản phẩm.

IoT công nghiệp đang biến đổi ngành sản xuất một cách rõ rệt, làm thay đổi cách thức tạo ra và phân phối sản phẩm. Minh chứng cho điều đó, theo khảo sát gần đây, khoảng 63% nhà sản xuất tin rằng việc triển khai IoT sẽ tăng lợi nhuận trong 5 năm tới. [2]

Một số ứng dụng phổ biến của cảm biến IoT công nghiệp:

  • Đo các điều kiện môi trường như: Độ ẩm, nhiệt độ, lượng oxy trong khu vực cụ thể.
  • Cảm biến đo sự thay đổi áp suất không khí xung quanh thiết bị.
  • Giám sát hoạt động của nhà máy và thiết bị.
  • Quản lý hàng tồn kho.
  • Theo dõi mức tiêu thụ năng lượng.

3.2. In 3D.

In 3D là một trong những công nghệ chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất đột phá nhất trong vài năm gần đây, bằng cách dùng tia laze đặt các lớp chất liệu cứng lại với nhau, qua đó tạo thành các vật thể từ dữ liệu kỹ thuật số. Hiện nay, công nghệ in 3D được ứng dụng chủ yếu trong công đoạn chế tạo mẫu, mô hình sản phẩm. Qua đó, doanh nghiệp có thể kiểm tra và khắc phục sai sót nếu có trước khi sản xuất hàng loạt. Trên thực tế, những đổi mới trong lĩnh vực này giúp giảm gần một nửa chi phí trong khi mang lại hiệu suất gấp đôi.

Một số ứng dụng phổ biến của in 3D:

  • Các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.
  • Sản xuất ô tô.
  • Y khoa, nha khoa.
  • Kiến trúc, xây dựng.
  • Thiết bị trợ thính.

3.3. Trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa và học máy (ML).

Tự động hóa đã trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển mạnh mẽ, có mặt trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu suất giảm thiểu những công việc lặp đi lặp lại. Trong khi đó, học máy sẽ phân tích một lượng lớn dữ liệu khách hàng bằng thuật toán và mô hình thống kê. Sự cải tiến của hai công nghệ này cùng việc kết hợp với trí tuệ nhân tạo AI, giúp cho quá trình vận hành trong các doanh nghiệp sản xuất trở nên thông minh, an toàn và hiệu quả hơn. Bằng chứng là khả năng xử lý một lượng lớn thông tin khách hàng để lấy về dữ liệu cần thiết, đảm bảo khách hàng đã nhận đúng hàng hóa họ muốn, kể cả dự đoán được sản phẩm nào họ sẽ quan tâm mua lần tới,… Quá trình phối hợp của 3 công nghệ này giúp tăng tốc độ sản xuất của dây chuyền, cắt giảm chi phí, đồng thời kiểm soát chất lượng và tìm được xu hướng thị trường một cách hiệu quả.

Một số ứng dụng phổ biến của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và học máy:

  • Trợ lý ảo (Virtual agent).
  • Sinh trắc học.
  • Nhận dạng giọng nói.
  • Y khoa – phát hiện tế bào ung thư.
  • Xác định các sự cố nguy hiểm trong sản xuất.
cac-xu-huong-chuyen-doi-so-trong-nganh-san-xuat1.jpeg

3.4. ERP dựa trên đám mây và phần mềm sản xuất khác.

ERP viết tắt của Enterprise Resource Planning, được hiểu là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. ERP dựa trên đám mây và phần mềm sản xuất khác là những ứng dụng cung cấp công cụ để quản lý tất cả hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Hệ thống kết hợp này có thể lưu trữ dữ liệu trên đám mây một cách an toàn, cho phép nhân viên truy cập kho thông tin ở mọi nơi, cũng như cộng tác trong các dự án dễ dàng cho dù họ không có mặt tại bàn làm việc. Điều này giúp nhân viên giảm thời gian cho công việc giấy tờ và tập trung để tạo ra hay cải tiến sản phẩm chất lượng hơn.

Các nhà sản xuất cũng có thể theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực, cập nhật kịp thời tình trạng hết hàng. Đặc biệt, ERP được ứng dụng hiệu quả để giải quyết các giai đoạn cao điểm, khi mà số lượng truy cập vào website công ty tăng nhiều lần. Điều này giúp doanh nghiệp giải quyết công việc nhanh chóng hơn, so với khi sử dụng các phương pháp thông thường.

Một số ứng dụng phổ biến của ERP dựa trên đám mây và phần mềm:

  • Quản lý hàng tồn kho.
  • Tương tác với khách hàng.
  • Dịch vụ email.
  • Ngân hàng trực tuyến.
  • Sao lưu và khôi phục dữ liệu.

3.5. 5G và nhà máy thông minh.

Hiện có rất nhiều công nghệ được ứng dụng trong các nhà máy thông minh như: Trí tuệ nhân tạo AI, 5G, máy in 3D, cobot (Collaborate robot), SERP, điện toán đám mây,… Trong đó 5G đang là mạng di động kết nối nhanh và đáng tin cậy nhất, giúp Việt Nam phát triển hơn nữa trên hành trình chuyển đổi số ngành sản xuất. Công nghệ AI kết hợp với 5G giúp truyền dữ liệu thời gian thực, với tốc độ cao, độ trễ thấp cần thiết để truyền một lượng lớn dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả.

Nhà máy thông minh 5G của Ericsson tại Texas ghi nhận năng suất lao động trên đầu người tăng mạnh tới 2,2 lần so với một nhà máy tương tự nhưng không ứng dụng tự động hóa và công nghệ tiên tiến của Công nghiệp 4.0. [3] Ngoài ra, các giải pháp này còn giúp giảm chi phí, số lượng nhân công ít, cải thiện thời gian hoạt động, chất lượng thành phẩm,…

Một số ứng dụng phổ biến của 5G và nhà máy thông minh:

  • Robot tự động hóa.
  • Xe tự lái.
  • Hỗ trợ IoT.
  • Hỗ trợ AI.
cac-xu-huong-chuyen-doi-so-trong-nganh-san-xuat3.jpeg

4. Tổng kết.

Các xu hướng chuyển đổi số trong ngành sản xuất đã, đang và sẽ tạo ra bước đà phát triển mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp nắm bắt, đón đầu, chấp nhận thử thách và thay đổi trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Hiệu quả của quá trình ứng dụng này sẽ tác động rất lớn đến doanh nghiệp, giúp cắt giảm được chi phí nguyên liệu đầu vào, tiền thuê nhân công, bớt đi rủi ro khi sản xuất, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cải thiện,… Các công nghệ sản xuất tiên tiến nhất sẽ có mặt tại top 4 Triển lãm Quốc tế được RX Tradex Vietnam tổ chức trong năm 2023 gồm: NEPCON Vietnam, METALEX Vietnam, Vietnam Manufacturing ExpoWaste and Recycling Vietnam tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt các xu thế mới về chuyển đổi số trong ngành sản xuất trong nước và thế giới.

Chú thích:

[1]: Những rào cản khiến chuyển đổi số tắc nghẽn

[2]: IoT giúp tăng lợi nhuận trong 5 năm tới.

[3]: Nhà máy thông minh kết hợp 5G của Ericsson.