Xu hướng công nghệ trong ngành sản xuất điện tử
Trong nhiều năm trở lại đây, ngành sản xuất điện tử đang phát triển nhanh chóng nhờ tận dụng những tiến bộ về công nghệ và khoa học kỹ thuật. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện quy trình sản xuất và tăng cường năng lực cạnh tranh. Và với vai trò quan trọng như vậy, đâu sẽ là xu hướng công nghệ trong ngành sản xuất điện tử đáng chú ý trong năm 2023? Cùng RX Tradex tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Tổng quan về công nghệ ngành sản xuất điện tử
Ngành sản xuất điện tử đang phát triển một cách vượt bậc nhờ vào việc ứng dụng những tiến bộ công nghệ mới trong quy trình chế tạo và thiết kế linh kiện. Tại Việt Nam, nhóm hàng điện tử – máy tính – linh kiện có tốc độ tăng trưởng mạnh vượt qua cả ngành dệt may, trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 2 tại Việt Nam tính từ năm 2019 đến nay, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Hiện nay, sản xuất điện tử đang được chú trọng tập trung phát triển, trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn với nhiều hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên tại Việt Nam, sản xuất điện tử vẫn còn đang phụ thuộc khá nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài hoặc được các tập đoàn lớn đầu tư trực tiếp như: Samsung, LG, Hitachi, Foxconn,… Bên cạnh đó, các sản phẩm công nghệ điện tử nội địa như: BPhone, Viettel hoặc V Smart,… đều cần phải nhập khẩu linh kiện và lắp ráp với dây chuyền sản xuất được chuyển giao. Chính vì vậy, các sản phẩm điện tử được sản xuất bởi doanh nghiệp Việt vẫn chưa có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, khó cạnh tranh với thị trường quốc tế.
2. Top 6 xu hướng công nghệ trong ngành sản xuất điện tử.
2.1. Xu hướng công nghệ sản xuất điện tử thiếc hàn không chì.
Thiếc hàn là một thành phần không thể thiếu trong việc sản xuất bảng mạch điện tử. Tuy nhiên, thiếc hàn truyền thống có tỉ lệ chì khá cao dao động từ 37 – 40% gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Chính vì vậy, công nghệ sản xuất thiết hàn không chì là một bước tiến mới, giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Khi ứng dụng công nghệ này trong việc sản xuất các loại linh kiện điện tử tại Việt Nam cũng sẽ mang đến hiệu quả kinh tế cao hơn, bởi các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, quy trình vận hành đơn giản, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường. Đồng thời, công nghệ này cũng đáp ứng được Bộ quy tắc tiêu chuẩn RoHS (Restriction Of Hazardous Substances) của Liên minh châu Âu, mang lại bước tiến mới trong việc sản xuất linh kiện điện tử nội địa. Từ đó, giúp doanh nghiệp sản xuất điện tử xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường lớn hơn như: Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc,…
2.2. Xu hướng công nghệ sản xuất điện tử kết hợp gia công CNC.
Gia công CNC (Computer Numerical Control) là một phương pháp gia công cơ khí thông qua sự điều khiển của máy tính, mang lại độ chính xác cao cho sản phẩm điện tử. Có thể nói gia công CNC là một công nghệ sản xuất tạo ưu thế cực kì lớn cho doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình chế tạo sản phẩm, giảm nhân công và chi phí lao động. Đồng thời công nghệ sản xuất điện tử mới này cũng mang lại hiệu quả cao, khi giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa biên độ sai sót, bằng việc áp dụng quá trình chế tạo tự động hoá hoàn toàn.
Hiện nay, xu hướng ứng công nghệ CNC vào ngành điện tử được sử dụng để sản xuất chủ yếu các sản phẩm như: Bảng mạch in (PCB), vỏ thùng thiết bị điện tử, tản nhiệt, chất bán dẫn, ổ cắm và đầu nối,… Có thể thấy gia công, sản xuất với công nghệ CNC ngày càng được sử dụng nhiều hơn, nhất là đối với các doanh nghiệp lớn. Điển hình là Apple sử dụng chủ yếu quy trình gia công CNC để chế tạo vỏ cho các sản phẩm điện thoại, bao gồm: IPhone, iPad và cả vỏ nguyên khối của MacBook.
2.3. Xu hướng công nghệ sản xuất điện tử ứng dụng hệ thống nhúng.
Hệ thống nhúng đã dần trở thành một phần không thể thiếu của bất kỳ thiết bị điện tử nào hiện nay. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ này vào sản xuất điện tử, trong đó, các thiết bị thường sử dụng hệ thống nhúng như: Đồng hồ kỹ thuật số, máy nghe nhạc MP3, hệ thống kiểm soát trong nhà máy,…
Đối với ngành sản xuất điện tử, doanh nghiệp thường ứng dụng hệ thống nhúng nhằm tăng cường khả năng quản lý và giám sát máy móc trong dây chuyền sản xuất tự động của nhà máy. Tuy nhiên, để đảm bảo được tính ứng dụng cao trong sản xuất thiết bị điện tử thì hệ thống nhúng chỉ được thiết kế riêng biệt để phục vụ cho một hoặc một vài nhiệm vụ cố định, không phù hợp với mong muốn hoạt động đa năng. Sử dụng hệ thống nhúng đã trở thành xu hướng trong ngành sản xuất điện tử, giúp doanh nghiệp tối ưu hoá được chi phí bằng cách đơn giản hoá các phần cứng của thiết bị robot tự động trong dây chuyền nhà máy.
2.4. Xu hướng công nghệ sản xuất điện tử sử dụng công nghệ in 3D.
Công nghệ in 3D đang là xu hướng công nghệ tiêu biểu trong ngành sản xuất điện tử với khả năng thiết kế, sáng tạo được những hình dạng mới, phức tạp mà các phương pháp thông thường không thực hiện được. Trong đó, máy in 3D đóng vai trò như một thiết bị sản xuất tạo ra sản phẩm điện tử đầy đủ chức năng mà không cần lắp ráp.
Khi triển khai sản xuất thiết bị điện tử theo xu hướng công nghệ in 3D, doanh nghiệp sẽ gia tăng tốc độ chế tạo sản phẩm nguyên mẫu, tăng khả năng tùy chỉnh hàng loạt và phân cấp sản xuất các bộ phận, linh kiện hiệu quả hơn. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn khá mới mẻ so với nhiều quốc gia, cần nhiều thời gian nghiên cứu để áp dụng nhằm mang lại tính chính xác cao trong thành phẩm điện tử.
2.5. Xu hướng công nghệ sản xuất điện tử áp dụng AI.
Hiện nay, công nghệ AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo) ngày một trở nên phổ biến hơn đối với nhiều lĩnh vực như: Robot học, phân tích dữ liệu,… Đối với lĩnh vực sản xuất điện tử, AI tác động lên nhóm ngành này theo hai cách là cải tiến linh kiện điện tử và nâng cao quy trình thiết kế, chế tạo sản phẩm.
Khi sử dụng các phương pháp sản xuất thông thường mà không có sự hỗ trợ của AI, doanh nghiệp thường bị hạn chế trong nhiều khâu vận hành, cải thiện quy trình và giảm lỗi của sản phẩm điện tử. Sự xuất hiện của AI đã giúp doanh nghiệp giải quyết được những khó khăn so với việc sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống. Chính vì vậy, AI là một trong những xu hướng công nghệ sản xuất có tính ứng dụng cao và đang được chú trọng nghiên cứu, phát triển trong thời điểm hiện tại.
2.6. Xu hướng công nghệ sản xuất điện tử xanh bền vững.
Hiện nay, ngành công nghiệp điện tử là một trong những nguyên nhân chính, tác động xấu đến môi trường khi chiếm 4% lượng khí thải nhà kính. Vì thế, xu hướng sản xuất điện tử áp dụng các công nghệ xanh, hướng đến sự phát triển bền vững ngày càng được chú trọng.
Hơn nữa, phần lớn người tiêu dùng cũng đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của sản xuất xanh do sự nóng lên toàn cầu trong nhiều năm trở lại đây. Qua đó, nhu cầu về sản phẩm điện tử không gây tác động xấu lên môi trường ngày càng tăng. Điều này khiến doanh nghiệp cần tập trung đầu tư vào các công nghệ sản xuất điện tử xanh bền vững như: Sử dụng vật liệu mới, tái chế sản phẩm, quản lý carbon,… Phát triển theo xu hướng công nghệ sản xuất điện tử xanh cũng giúp doanh nghiệp tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thế giới, đảm bảo các thiết bị, linh kiện thành phẩm có cơ hội xuất khẩu, tham gia vào những thị trường quốc tế đầy tiềm năng.
3. Tổng kết.
Trên đây là bài viết về Top 6 xu hướng trong ngành sản xuất điện tử đáng chú ý trong năm 2023 được RX Tradex phân tích và tổng hợp, Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp có thể tìm được những công nghệ phù hợp, giúp nâng cấp mô hình kinh doanh, cải thiện quy trình sản xuất trong lĩnh vực điện tử. Ngoài ra, quý doanh nghiệp đang quan tâm đến các công nghệ cũng như xu hướng thị trường mới nhất có thể tham gia NEPCON – Triển lãm duy nhất tại Việt Nam về SMT, Công nghệ kiểm tra, Thiết bị và Công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất điện tử được RX Tradex Vietnam tổ chức. Bên cạnh đó, cũng trong năm nay, công ty RX Tradex còn tổ chức các triển lãm hàng đầu khu vực như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam.