VME – Vietnam Manufacture Expo

Đâu là những xu hướng sản xuất doanh nghiệp nên đầu tư mạnh?

Đâu là những xu hướng sản xuất doanh nghiệp nên đầu tư mạnh?

Hiện nay, doanh nghiệp đang phải đương đầu với áp lực cạnh tranh từ thị trường kinh tế toàn cầu và nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất sau đại dịch. Từ đó, doanh nghiệp bắt buộc phải liên tục cập nhật các xu hướng sản xuất mới để cải thiện lợi thế cạnh tranh và tìm kiếm phương hướng phát triển trong tương lai. 

Vì vậy, trong bài viết hôm nay, RX Tradex sẽ giới thiệu 5 xu hướng sản xuất doanh nghiệp nên đầu tư mạnh trong thời điểm hiện nay, giúp đổi mới và xây dựng chiến lược phát triển bền vững.

1. 5 xu hướng sản xuất doanh nghiệp nên đầu tư mạnh trong thời điểm hiện nay.

1.1. Xu hướng sản xuất sử dụng công nghệ in 3D.

Công nghệ in 3D đã và đang được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất và dần trở thành xu hướng quan trọng, đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

Xu hướng sản xuất sử dụng công nghệ in 3D

So với những phương pháp truyền thống khác, in 3D có những ưu điểm vượt trội, giúp thay đổi hoàn toàn quy trình sản xuất, cải thiện rõ rệt hiệu suất và chất lượng sản phẩm đầu ra. Nếu tập trung đầu tư cho xu hướng sản xuất sử dụng công nghệ in 3D, doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích như sau:

  • Giảm chi phí sản xuất: Công nghệ in 3D còn giúp giảm chi phí khi sử dụng ít nhân công hơn, chỉ cần khuôn và máy móc tự vận hành vẫn cho ra sản phẩm chất lượng cao. Nếu so sánh với những phương pháp sản xuất truyền thống thì in 3D thực sự vượt trội hơn trong việc tối ưu hóa chi phí trong hoạt động sản xuất.
  • Giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất: Với công nghệ in 3D, việc thử nghiệm sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo sản phẩm mẫu và cải thiện chức năng, kiểu dáng, giá thành sao cho phù hợp với thị trường. Từ đó, công nghệ in 3D giúp giảm thiểu lỗi và rủi ro không đáng có khi trong quá trình sản xuất.
  • Tiết kiệm nguyên vật liệu: So với phương thức sản xuất truyền thống như: Ép nhựa, hàn, cắt thủ công,… Công nghệ in 3D sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều nguyên vật liệu dư thừa. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể giảm bớt vật liệu tồn kho, tránh lãng phí trong khâu chuẩn bị trước sản xuất.

1.2. Xu hướng sản xuất tự động hóa bằng robot.

Ngày nay, robot đã có thể thay thế con người trong hầu hết các công đoạn của quá trình sản xuất. Trên thực tế, doanh nghiệp đã sử dụng tự động hóa bằng robot vào nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao và thao tác chính xác. 

Xu hướng sản xuất tự động hóa bằng robot trong sản xuất

Đồng thời, những dây chuyền robot còn thay thế nhân công trong các thao tác lặp đi lặp lại hoặc các công việc trong môi trường độc hại. Từ đó, chi phí nhân công và vận hành sản xuất được giảm thiểu đáng kể. Vì vậy, xu hướng sản xuất tự động hóa bằng robot nên được doanh nghiệp chú trọng đầu tư, với những lợi ích cụ thể như:

  • Tăng năng suất và hiệu quả: Robot có khả năng làm việc liên tục, không bị mệt mỏi và có thể hoàn thành công việc nhanh chóng. Điều này giúp tăng năng suất và giảm thời gian hoàn thiện sản phẩm.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Dây chuyền tích hợp công nghệ tự động hóa bằng robot có khả năng thực hiện chính xác các thao tác lặp đi lặp lại như: Lắp ráp, vận chuyển, hàn, cắt,… Từ đó, doanh nghiệp có thể hạn chế lỗi và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra tốt nhất.
  • Tiết kiệm chi phí lao động: Sử dụng robot trong sản xuất có thể giảm chi phí lao động, đặc biệt là trong các công việc lặp đi lặp lại. Ngày nay, nhiều dây chuyền tự động hóa đã được áp dụng và có thể thay thế được hàng ngàn nhân công khi so sánh với những phương pháp sản xuất truyền thống khác.

1.3. Xu hướng sản xuất nhà máy thông minh 4.0 (Smart Factory).

Nhà máy thông minh (Smart Factory) là một xu hướng sản xuất đầy tiềm năng và được giới chuyên gia đánh giá là công nghệ có thể thay đổi cả nền công nghiệp sản xuất trong tương lai. Sức mạnh của một nhà máy thông minh (Smart Factory) là việc công nghệ này có khả năng tiến hóa và phát triển trong suốt quá trình thay đổi của doanh nghiệp. 

Sự linh hoạt của công nghệ và thiết bị được ứng dụng trong nhà máy thông minh cho phép doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới, dự báo và đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất cạnh tranh và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn trong tương lai. Cụ thể, những lợi ích doanh nghiệp nhận được khi đầu tư vào xu hướng sản xuất nhà máy thông minh là:

  • Cải thiện quy trình sản xuất: Nhà máy thông minh 4.0 giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu theo thời gian thực và theo dõi chi tiết hoạt động sản xuất. Điều này giúp quản lý và vận hành nhà máy một cách hiệu quả hơn, từ việc lập kế hoạch sản xuất đến quản lý chuỗi cung ứng nguyên vật liệu.
  • Thay đổi linh hoạt theo thị trường: Nhà máy thông minh hỗ trợ doanh nghiệp thay đổi linh hoạt theo nhu cầu thị trường bằng cách tùy chỉnh các công nghệ, thiết bị được sử dụng trong quy trình sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, cải thiện và đổi mới sản phẩm theo xu hướng thị trường.
  • Tăng năng suất: Bằng việc áp dụng các công nghệ và thiết bị thông minh trong quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể gia tăng năng suất và cải thiện hiệu quả công việc.

1.4. Xu hướng sản xuất sử dụng vật liệu mới.

Trong hoạt động sản xuất của các ngành nghề như: Xây dựng, thực phẩm, ý tế, bao bì,… Xu hướng sử dụng vật liệu mới, hay còn được gọi là vật liệu tiên tiến, được xem là trọng điểm cần tập trung nhiều nguồn lực để nghiên cứu và phát triển trong thời điểm hiện tại, đặc biệt là vật liệu xanh, thân thiện với môi trường. 

Nhiều chính sách đã được ban hành như: Nghị định 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu trong xây dựng,… Từ đó, vật liệu mới đang dần không còn là xu hướng nữa mà đã được xem là tiêu chuẩn chung cho nhiều quy trình sản xuất công nghiệp. Một số lợi ích thiết thực của vật liệu mới trong sản xuất là:

  • Nâng cao chất lượng thành phẩm sản xuất: Vật liệu mới thường có tính chất đặc biệt, thường được doanh nghiệp đưa vào quy trình sản xuất để cải thiện chất lượng sản phẩm. Ví dụ như: Thanh nhôm polymer, sợi carbon, composite, cao su silicone… Những vật liệu trên giúp giảm trọng lượng, tăng độ bền cho sản phẩm và đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ cao như hàng không, vũ trụ.
  • Thân thiện môi trường: Hiện nay, vật liệu mới được đưa vào hoạt động sản xuất với mục tiêu giảm tác động tiêu cực lên môi trường. Bằng cách sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế, doanh nghiệp có thể hạn chế lượng chất thải và năng lượng hóa thạch bị tiêu thụ trong quá trình sản xuất.
  • Khả năng tùy chỉnh và đổi mới sản phẩm: Vật liệu mới giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm theo nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Sản phẩm có thể được điều chỉnh về độ cứng, dẻo, màu sắc và tính chất bề mặt để phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

1.5. Xu hướng sản xuất ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Trí tuệ nhân tạo (AI) luôn được xem là công nghệ của tương lai. Nhưng hiện tại, nhiều doanh nghiệp cũng đang bắt đầu ứng dụng công nghệ này vào trong hoạt động sản xuất. Đây được dự đoán là xu hướng kinh doanh sản xuất sẽ bùng nổ và đem lại nhiều cải thiện đáng kể cho hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu tập trung đầu tư cho xu hướng sản xuất AI này, doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích thiết thực như:

Xu hướng sản xuất ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
  • Phát hiện lỗi tự động trong quy trình sản xuất: Bằng cách ứng dụng khả năng tự học của trí tuệ nhân tạo vào quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể dần loại bỏ quy trình kiểm tra chất lượng bằng con người, từ đó cải thiện thời gian làm việc. Hệ thống AI còn giúp doanh nghiệp phát hiện lỗi sớm trong quá trình sản xuất, giảm thiểu những thiệt hại không đáng có.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Các thuật toán hiện đại của công nghệ AI như: Cảm biến, xử lý hình ảnh tự động,… giúp doanh nghiệp xác nhận xem một sản phẩm đã được sản xuất với chất lượng tốt nhất hay chưa.
  • Tổng hợp và phân tích dữ liệu: Bằng cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc theo dõi và tổng hợp dữ liệu từ các cảm biến được kết nối internet vạn vật (IoT). Giờ đây, doanh nghiệp đã có thể phân tích dây chuyền sản xuất và lập ra các phương án, kế hoạch để cải thiện hiệu quả của mô hình kinh doanh.

2. Tổng kết.

Trên đây là tổng hợp của RX Tradex về 5 xu hướng ngành sản xuất doanh nghiệp nên đầu tư mạnh trong thời điểm hiện nay. Hy vọng, những thông tin được RX Tradex chia sẻ có thể giúp doanh nghiệp tìm kiếm được giải pháp, công nghệ phù hợp với mô hình kinh doanh sản xuất, từ đó tạo dựng lợi thế cạnh tranh và xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong tương lai. Ngoài ra, doanh nghiệp có mong muốn tìm hiểu thêm về những xu hướng sản xuất mới từ các thương hiệu hàng đầu trên thế giới, hãy tham gia ngay Triển lãm Quốc tế Vietnam Manufacturing Expo do RX Tradex Vietnam tổ chức. Ngoài ra cũng trong năm 2023 này, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khác trong năm nay là: NEPCON Vietnam, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam.