NEV – NEPCON Vietnam

Benefits of automation in electronics manufacturing

Benefits of automation in electronics manufacturing

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, tự động hóa đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là đối với hoạt động sản xuất. Tiêu biểu là trong ngành công nghiệp điện tử, các hệ thống sản xuất tự động như: Dây chuyền, robot tự điều khiển, băng chuyền,… đang dần thay thế một phần hoặc hoàn toàn con người, từ đó mang lại những cải tiến tích cực cho hoạt động kinh doanh, vận hành của công ty. Và trong bài viết dưới đây, cùng RX Tradex tìm hiểu rõ hơn về 11 lợi ích của tự động hóa trong sản xuất trong ngành điện tử cũng như những ứng dụng của hệ thống này trong hoạt động chế tạo, lắp ráp thiết bị điện tử.

1. 11 lợi ích của tự động hóa trong sản xuất điện tử.

1.1. Giảm chi phí nhân công lao động.

Bằng cách áp dụng các công nghệ tự động hóa vào dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử, doanh nghiệp có thể tối ưu và tiết kiệm đáng kể phí vận hành, thông qua việc cắt giảm nhân sự hoặc sử dụng robot để thay thế con người trong một số công đoạn mang tính lặp đi, lặp lại. Trong thực tế, những lĩnh vực điện tử tiêu biểu là: Chế tạo chip, lắp ráp điện thoại, linh kiện điện tử,… đã và đang áp dụng rất hiệu quả các quy trình tự động hóa sản xuất, từ đó dần thay thế con người để vận hành nhà máy, giúp giảm đáng kể chi phí nhân công lao động.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể cắt giảm lượng lao động thủ công, hướng đến phát triển nguồn nhân sự chất lượng cao, bao gồm: Chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư, quản lý,… nhằm tăng cường hoạt động điều khiển máy móc, liên tục cải thiện quy trình sản xuất thiết bị điện tử.

1.2. Thay thế con người tiếp xúc với những hóa chất độc hại.

Trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử, một số công đoạn như: Chế tạo pin, con chíp, kiểm tra chức năng,… sẽ yêu cầu nhân công phải tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm, bao gồm: Bức xạ ion hóa và không ion hóa. Từ đó, nhiều nhân viên đã phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe, trong một môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm.

Để giải quyết các vấn đề trên, nhiều doanh nghiệp ngành điện tử đã bắt đầu triển khai tự động hóa trong dây chuyền sản xuất, bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến: Cánh tay robot, băng chuyền, cảm biến,… để thay thế con người trong những công đoạn nguy hiểm. Qua đó, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động.

1.3. Khả năng hoạt động bền bỉ, liên tục.

Với hệ thống tự động hoá, doanh nghiệp có khả năng sản xuất thiết bị điện tử liên tục trong nhiều giờ liền. Đồng thời, dây chuyền máy móc sản xuất tự động cũng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những vấn đề như: Thời tiết, tần suất lao động hoặc thời gian nghỉ ngơi.

Qua đó, chỉ cần một vài nhân viên theo dõi và quản lý quá trình vận hành, hệ thống tự động hóa sẽ có khả năng hoạt động bền bỉ một cách liên tục, đáp ứng tốt trong hầu hết môi trường lao động và không bị ảnh hưởng trước những tác nhân bên ngoài.

1.4. Đẩy mạnh năng suất lao động.

Bằng việc ứng dụng giải pháp tự động hóa, doanh nghiệp ngành điện tử có thể thay thế các quy trình chế tạo thủ công đã lỗi thời, chậm chạp, hướng đến tối ưu hóa vận hành nhà máy, đẩy mạnh năng suất lao động. Trong thực tế, với dây chuyền sản xuất hiện đại, nhà máy chế tạo thiết bị điện tử có thể thực hiện các công đoạn như: Lắp ráp, in bảng mạch,… với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với cách làm thủ công truyền thống.

Bên cạnh đó, với khả năng sản xuất liên tục 24/24, hệ thống tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp ngành điện tử giảm thời gian hoàn thiện sản phẩm, từ đó hạ giá thành bán ra và tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

1.5. Đảm bảo sản phẩm điện tử có tính chính xác cao, đạt chất lượng tốt nhất.

Trong hệ thống dây chuyền tự động hóa, doanh nghiệp có thể cài đặt, lập trình các thông số sản xuất thiết bị điện tử một cách đồng nhất. Từ đó, không chỉ năng suất mà chất lượng sản phẩm cũng được đảm bảo đầu ra đạt tiêu chuẩn tốt nhất.

Cụ thể, những lỗi không đáng có hoặc thao tác sai trong quá trình chế tạo, lắp ráp sẽ được hạn chế đến mức tối đa, đem đến cho nhà sản xuất sự an tâm tuyệt đối. Đồng thời, công đoạn kiểm tra chất lượng cũng được tự động hóa, theo tiêu chuẩn đã lập trình từ trước, giúp sản phẩm đầu ra đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên thị trường.

1.6. Tăng sự thống nhất giữa sản phẩm với quy trình.

Bên cạnh tính chính xác cao, quy trình tự động hóa sản xuất còn mang đến sự đồng bộ, nhất quán tuyệt đối cho hoạt động chế tạo thiết bị điện tử. Về cơ bản, hoạt động chế tạo sản phẩm điện tử sẽ cần sự phối hợp của rất nhiều công đoạn. Trong đó, tùy theo thương hiệu, tiêu chuẩn đầu ra mà hàng hóa sẽ có những yêu cầu cụ thể như: Thiết kế, màu sắc, tính năng, mẫu mã,… cần được sản xuất với những đặc điểm riêng biệt. Và bằng cách sử dụng dây chuyền tự động hóa, doanh nghiệp có thể đảm bảo đầu ra sản phẩm có tính thống nhất trong mọi công đoạn sản xuất, mang đậm đặc trưng thương hiệu, rất khó làm giả, làm nhái.

1.7. Dễ dàng thay đổi quy trình sản xuất theo nhu cầu thị trường.

Trước đây, khi cần thay đổi một số công đoạn trong quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới, để đáp ứng nhu cầu trên thị trường, doanh nghiệp sẽ cần rất nhiều thời gian để đào tạo nhân sự cũng như điều phối từng khâu lắp ráp, chế tạo riêng biệt sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, tự động hóa có thể giúp nhà sản xuất thay đổi quy trình dễ dàng bằng cách điều chỉnh hệ thống vận hành trên máy tính hoặc cải tiến một số thiết bị, máy móc hiện đại hơn. Ngoài ra, hệ thống dây chuyền tự động cũng được tối ưu hơn trong khâu tùy chỉnh, mang đến sự linh hoạt khi thiết kế mô hình sản phẩm điện tử mới, tạo mẫu thử hoặc kiểm tra chất lượng.

1.8. Xử lý nhanh mọi tình huống phát sinh.

Hiện tại, hầu hết hệ thống tự động hoá đều được tích hợp các công nghệ cảm biến như: Hồng ngoại, laser, nhiệt,… từ đó, giúp doanh nghiệp rà soát và phát hiện lỗi trong quy trình sản xuất điện tử một cách nhanh chóng. Đồng thời, với những dây chuyền hiện đại, nhà sản xuất còn có thể tự động xử lý, bảo trì cũng như khắc phục mọi sai sót kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Bên cạnh đó, đối với các sự cố bất ngờ trong quá trình vận hành nhà máy sản xuất điện tử như: Điện áp biến động, cháy nổ, hư hỏng thiết bị,… dây chuyền tự động hóa sẽ có khả năng tự ngắt, đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho nhân công đang làm việc.

1.9. Thu thập và lưu trữ thông tin, dữ liệu với độ chính xác cao.

Một lợi ích khác của tự động hóa sản xuất điện tử là khả năng thu thập và lưu trữ dữ liệu với độ chính xác rất cao. Trong thực tế, doanh nghiệp sẽ kết hợp các công nghệ 4.0 như: Big Data, trí tuệ nhân tạo, Blockchain,… để phân tích và xử lý từng công đoạn sản xuất. Từ đó, mọi thông tin về: Nguồn gốc, xuất xứ, số lượng hàng tồn kho,… sẽ được lưu trữ trên máy chủ của công ty, giúp ban quản lý dễ dàng truy cập và phân tích quy trình vận hành nhà máy hiện tại đang hiệu quả hay không.

Bên cạnh đó, một ưu điểm khác của hệ thống này là dữ liệu được lưu trữ có thể kết nối, chia sẻ mọi lúc, mọi nơi, thông qua mạng internet. Qua đó, doanh nghiệp có thể trực tiếp theo dõi tiến độ cũng như đưa ra những cải tiến phù hợp nhất ở bất kỳ thời điểm nào, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý.

1.10. Cung cấp khả năng kết hợp hàng loạt công nghệ 4.0.

Hiện nay, dây chuyền sản xuất tự động hóa với khả năng tích hợp công nghệ 4.0 đang là một xu hướng quan trọng đối với ngành công nghiệp điện tử. Với những công nghệ tiên tiến như: Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật, cánh tay robot,… doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực, tiêu biểu là:

  • Thu thập dữ liệu.
  • Xử lý dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
  • Kiểm tra tự động.
  • Kết nối thông qua mạng internet toàn cầu.

Qua đó, việc sử dụng dây chuyền tự động hóa kết hợp với các công nghệ 4.0 sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

1.11. Nâng tầm vị thế của doanh nghiệp và cải thiện lợi thế cạnh tranh bền vững.

Trong bối cảnh thị trường điện tử đang cạnh tranh khốc liệt như thời điểm hiện tại, việc tự động hóa trong sản xuất đã trở thành một điều tất yếu mà mọi doanh nghiệp cần phải đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Với những lợi ích thiết thực cùng hàng loạt cải tiến mạnh mẽ về năng suất, tiến độ công việc, chất lượng sản phẩm cũng như môi trường lao động, tự động hóa sẽ là nền tảng mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử xây dựng các chiến lược cạnh tranh dài hơi, hướng đến nâng tầm vị thế bền vững trong tương lai.

2. Tổng kết.

Hy vọng, qua bài viết về 11 lợi ích của tự động hóa trong sản xuất điện tử, do RX Tradex tổng hợp ở trên, doanh nghiệp sẽ hiểu thêm về những ứng dụng thiết thực của hệ thống này trong hoạt động kinh doanh, sản xuất thiết bị điện tử. Qua đó, doanh nghiệp có thể lên phương án triển khai hợp lý những thiết bị, máy móc tự động hóa vào nhà máy, dây chuyền chế tạo để đạt được hiệu quả cao nhất Đặc biệt, trong năm nay, doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu thêm về các công nghệ sản xuất, thiết bị điện tử mới nhất, có thể tham gia ngay Triển lãm Quốc tế NEPCON Vietnam do công ty RX Tradex Vietnam tổ chức. Ngoài ra cũng trong năm 2024, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khu vực như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam, mang đến cơ hội giao thương, kết nối với các thương hiệu đầu ngành, đến từ nhiều khu vực hàng đầu thế giới, bao gồm: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…