NEV – NEPCON Vietnam

What is an automatic electronics production line?

What is an automatic electronics production line?

Hiện tại, ngành sản xuất điện tử đang đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 17.8% tỷ trọng toàn ngành công nghiệp và có tác động lan tỏa đến các lĩnh vực khác. [1] Trong đó, sản phẩm chủ yếu của ngành này là: Máy vi tính, thiết bị quang học, linh kiện điện tử,… với quy trình sản xuất yêu cầu thao tác chính xác cao, đảm bảo đồng bộ về chất lượng cùng mẫu mã sản phẩm. Và để cải thiện năng lực sản xuất ngành điện tử, trong bài viết dưới đây, hãy cùng RX Tradex tìm hiểu về dây chuyền sản xuất tự động là gì? Cũng như vai trò và ứng dụng của dây chuyền tự động trong sản xuất điện tử thời điểm hiện nay.

1. Giới thiệu dây chuyền sản xuất tự động trong sản xuất điện tử.

Dây chuyền sản xuất tự động là gì? Trong lĩnh vực điện tử, dây chuyền sản xuất tự động (Production Automation Line) là một tập hợp các loại máy móc, thiết bị tự động hoàn toàn. Qua đó, những máy móc này sẽ giúp thay thế nhân công thực hiện một hoặc nhiều hoạt động sản xuất điện tử như: Lắp ráp, phân loại, vận chuyển,… theo trình tự đã được thiết lập sẵn và do con người kiểm soát, vận hành.

Thông thường, trong dây chuyền sản xuất điện tử tự động hoàn toàn, tất cả quá trình vận hành được thực hiện bởi các thiết bị cơ khí, bao gồm: Robot, hệ thống tự động, cảm biến, băng chuyền,… Từ đó, con người được giải phóng sức lao động, tập trung vào các công việc như: Thiết kế, lập trình hệ thống và giám sát hoạt động.

2. Vai trò và ứng dụng của dây chuyền sản xuất điện tử tự động.

Trong lĩnh vực sản xuất điện tử, dây chuyền sản xuất tự động đã có nhiều ứng dụng thiết thực, giúp thay thế hầu hết những công đoạn yêu cầu sự tỉ mỉ, cần độ chính xác tuyệt đối hoặc phải làm việc trong môi trường độc hại. Cụ thể, dây chuyền tự động hóa giúp thực hiện các hoạt động: Thay khuôn, vặn ốc, dán nhãn, đóng gói, xếp hàng, lắp ráp,…. một cách nhanh chóng và chính xác.

Ngoài ra, với sự phát triển thần tốc của khoa học, kỹ thuật hiện đại cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong những nhiều năm trở lại đây, dây chuyền sản xuất điện tử tự động ngày càng thể hiện hiện rõ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thông qua sự kết hợp giữa công nghệ và hệ thống máy móc hiện đại, đơn vị sản xuất có thể đánh giá, giám sát và cải tiến mọi khía cạnh của quá trình vận hành, kinh doanh.

3. 3 loại dây chuyền sản xuất tự động hóa trong ngành điện tử.

Có bao nhiêu loại dây chuyền sản xuất điện tử tự động? Hiện nay, dây chuyền tự động hóa có thể được chia làm 3 loại, bao gồm: Tự động hóa cố định, tự động hóa linh hoạt, tự động hóa lập trình.

3.1. Dây chuyền sản xuất điện tử tự động hóa cố định.

Đây là hệ thống tự động hóa sản xuất điện tử với trình tự xử lý/lắp ráp được cố định bởi cấu hình của các thiết bị, máy móc trong dây chuyền. Thực tế, hoạt động của dây chuyền tự động thường tương đối đơn giản, tuy nhiên, khi kết hợp nhiều thiết bị sẽ làm hệ thống trở nên phức tạp.

Một số đặc điểm của dây chuyền tự động hóa cố định là:

  • Vốn đầu tư ban đầu cao cho các thiết bị kỹ thuật.
  • Hiệu quả sản xuất được nâng cao và chất lượng sản phẩm đầu ra ổn định.
  • Kém linh hoạt trong việc thay đổi sản phẩm.

Hệ thống này phù hợp với sản xuất hàng loạt, với ưu điểm là giảm chi phí khi chế tạo thiết bị điện tử số lượng lớn. Mặc dù vậy, với chi phí đầu tư ban đầu cao, là một hạn chế khi doanh nghiệp muốn triển khai dây chuyền cố định vào hoạt động kinh doanh, sản xuất.

3.2. Dây chuyền sản xuất điện tử tự động hóa lập trình.

Dây chuyền sản xuất điện tử này sử dụng hệ thống thiết bị, máy móc được thiết kế với khả năng thay đổi trình tự hoạt động, nhằm phù hợp với các cấu hình sản phẩm khác nhau. Trong đó, quá trình sản xuất được điều khiển bởi tập hợp các hướng dẫn dưới dạng mã hóa, để hệ thống máy tính có thể đọc và chấp hành tự động. Nói cách khác, dây chuyền này giúp doanh nghiệp sản xuất tùy chỉnh quy trình vận hành của cả hệ thống tùy theo nhu cầu khách hàng.

Một số điểm đặc trưng của dây chuyền sản xuất tự động hóa lập trình là:

  • Cần chi phí đầu tư cao vào thiết bị đa năng.
  • Hiệu suất thấp so với tự động hóa cố định.
  • Có khả năng tùy chỉnh linh hoạt với những thay đổi trong cấu hình sản phẩm.

Đây là hình thức tự động hóa thích hợp nhất cho sản xuất hàng loạt, tuy nhiên, khi áp dụng cho quy mô sản lượng trung bình hoặc thấp, hệ thống này vẫn đảm bảo tính hiệu quả.

3.3. Dây chuyền sản xuất điện tử tự động hóa linh hoạt.

Dây chuyền này là một phần mở rộng của hệ thống sản xuất điện tử tự động hóa lập trình. Cụ thể, dây chuyền tự động hóa linh hoạt có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm (hoặc chi tiết) mà hầu như không mất thời gian để chuyển đổi. Với việc tối ưu được thời gian cho khâu lập trình lại hệ thống và thay đổi cấu hình vật lý (cài đặt máy, cánh tay robot,…), hệ thống giúp doanh nghiệp tạo ra các kế hoạch sản xuất kết hợp thay vì chế tạo theo lô riêng biệt.

Đặc điểm của dây chuyền sản xuất tự động hóa linh hoạt:

  • Mức đầu tư cao cho hệ thống thiết kế tùy chỉnh.
  • Có thể sản xuất liên tục nhiều dạng sản phẩm khác nhau mà không bị gián đoạn.
  • Hiệu suất và sản lượng tầm trung.

So với các dây chuyền sản xuất khác, tự động hóa linh hoạt cho phép hệ thống vận hành liên tục, không bị gián đoạn và giảm thời gian chết giữa các lô hàng. Đây được xem là một loại hình tự động hóa thích hợp cho mô hình sản xuất liên tục, bao gồm các loại sản phẩm khác nhau với số lượng trung bình.

4. Lợi ích của dây chuyền tự động hóa trong sản xuất điện tử.

Bằng việc áp dụng các dây chuyền tự động hóa trong hoạt động sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, doanh nghiệp có thể nhận lại nhiều lợi ích thiết thực như:

  • Nâng cao năng suất: Các thiết lập trong quá trình vận hành thiết bị tự động giúp doanh nghiệp cắt giảm nhiều công đoạn. Trong thực tế, những công việc phải làm thủ công kém năng suất trước đây sẽ được thay thế bằng máy móc thiết bị sản xuất, giúp quy trình vận hành trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn.
  • Giảm chi phí nhân công: Nhờ có sự tham gia của thiết bị tự hành vào sản xuất điện tử, doanh nghiệp có thể giảm lượng nhân công lao động đối với nhiều tác vụ thủ công. Ngoài ra, máy móc còn được đánh giá cao bởi khả năng khả năng làm việc cường độ cao cũng như tính chính xác tuyệt đối.
  • Tối ưu thời gian vận hành: Thiết bị, máy móc được thiết kế và lập trình sẽ sở hữu độ chính xác khi đưa vào dây chuyền sản xuất điện tử. Điều này giúp nhà máy vận hành liên tục, ít gặp sự cố, từ đó tối ưu thời gian và chi phí hiệu quả.
  • Tối ưu chi phí sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh: Quá trình tự động hóa giúp giảm nhiều loại chi phí vận hành cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất. Qua đó, doanh nghiệp có thể giảm giá thành sản phẩm trên thị trường nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững.

5. Tổng kết.

Hy vọng bài viết về dây chuyền sản xuất điện tử tự động là gì? trên đây đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn và nhận thấy vai trò quan trọng cũng như ứng dụng của các dây chuyền sản xuất điện tử tự động trong kinh doanh, sản xuất. Và cũng trong năm nay, doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu thêm về các công nghệ, thiết bị điện tử mới nhất, có thể tham gia ngay Triển lãm Quốc tế NEPCON Vietnam do công ty RX Tradex Vietnam tổ chức. Ngoài ra cũng trong năm 2023, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khu vực như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam.

Chú thích:

[1]: Ngành điện tử Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0.