How has AI technology changed the electronics industry?
Trong nhiều năm trở lại đây, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết ngành công nghiệp sản xuất trên thế giới. Có thể nói, trí tuệ nhân tạo đã và đang mở đường cho nhiều bước tiến đột phá trong các lĩnh vực quan trọng, tiêu biểu như: Gia công cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, giao thông vận tải,…. Đặc biệt, ngành công nghiệp điện tử cũng không nằm ngoài xu thế chung của thời đại, với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng AI để cải thiện năng lực sản xuất cũng như quy trình vận hành, kinh doanh. Và trong bài viết dưới đây, hãy cùng RX Tradex tìm hiểu về công nghệ trí tuệ nhân tạo đã thay đổi ngành công nghiệp điện tử như thế nào?
1. Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã thay đổi ngành công nghiệp điện tử như thế nào trong thời điểm hiện nay.
1.1. Giúp nâng cao trải nghiệm người dùng trên các sản phẩm điện tử.
Ngày nay, trí tuệ nhân tạo với các công nghệ tiên tiến như: Trợ lý ảo, xử lý ngôn ngữ, chatbot,… đã đem lại những thay đổi quan trọng trong ngành công nghiệp điện tử. Thực tế, hầu hết sản phẩm điện tử hiện tại đều được tích hợp các công nghệ trên, nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.
Một ví dụ tiêu biểu cho sự thay đổi này là các công nghệ trí tuệ nhân tạo trợ lý ảo: Siri của Apple, Alexa của Amazon, hoặc Cortana của Microsoft,… đã trở thành những cái tên quen thuộc, cho phép người dùng tương tác với thiết bị bằng câu lệnh ngôn ngữ tự nhiên. Từ đó, công nghệ AI đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp điện tử thông qua tính năng tương tác, tùy chỉnh thông minh, mang đến những tiện ích vượt trội và mở ra xu hướng thiết kế, chế tạo sản phẩm hướng đến trải nghiệm người dùng.
1.2. Sản xuất thiết bị điện tử với tính năng tự động hóa thông minh.
Bên cạnh việc nâng cao trải nghiệm người dùng, hiện nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo còn hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử thông minh với khả năng tự vận hành, tùy chỉnh linh hoạt và theo dõi, dự đoán thói quen của khách hàng. Một số ứng dụng AI tiêu biểu được áp dụng cho sự thay đổi trong sản xuất thiết bị điện tử này là: Hệ thống xe tự lái, máy học, thị giác máy tính (Computer Vision), hệ thống đề xuất (Recommender Systems),…
Ví dụ trong thực tế, Robot và máy hút bụi tích hợp AI có thể điều hướng và làm sạch không gian một cách tự động, trong các điều kiện môi trường khác nhau. Một trường hợp khác là thiết bị điện tử bên trong nhà thông minh sẽ sử dụng thuật toán AI, để tìm hiểu thói quen và sở thích của người dùng, tự động điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ và các cài đặt khác cho phù hợp. Qua đó, các sản phẩm tiêu dùng thế hệ mới được tích hợp AI với khả năng tự hoạt động sẽ trở thành một tiêu chuẩn mới, thay đổi cách thức sản xuất cũng như tính năng cần có của thiết bị điện tử.
1.3. Tăng cường bảo mật cho thiết bị điện tử.
Trong thực tế, khi các thiết bị điện tử bắt đầu kết nối sâu hơn vào hoạt động thường ngày cũng như trong kinh doanh, sản xuất, thì vấn đề về bảo mật thông tin cá nhân, doanh nghiệp cũng được chú trọng hơn bao giờ hết. Với công nghệ trí tuệ nhân tạo, nhà sản xuất có thể tăng cường cơ chế bảo mật, được tích hợp sẵn trên các thiết bị điện tử, đảm bảo khả năng chống lại các truy cập xấu nhằm đánh cắp dữ liệu người dùng.
Hiện nay, một số công nghệ trí tuệ nhân tạo như: Nhận dạng khuôn mặt, sinh trắc học, quét dấu vân tay,… đã thúc đẩy quá trình cải thiện khả năng bảo mật trên sản phẩm điện tử. Từ đó, giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu quan trọng trước mọi sự xâm nhập, tấn công của hacker. Ngoài ra, AI còn cung cấp khả năng theo dõi lưu lượng truy cập cũng như xác định các điểm bất thường trong thời gian thực, giúp bảo vệ hệ thống sản xuất và hoạt động kinh doanh diễn ra một cách an toàn, bảo mật.
1.4. Bảo trì dự đoán trong sản xuất điện tử công nghiệp.
Bảo trì dự đoán bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo là phương pháp xác định thời điểm sai lỗi và thiết lập kế hoạch chi tiết cho việc bảo trì máy móc. Công nghệ này giúp nhà sản xuất thiết bị điện tử giảm thiểu chi phí liên quan đến bảo trì phòng ngừa, hạn chế những rủi ro trong khâu vận hành hoặc lỗi phát sinh từ dây chuyền, máy móc công nghiệp. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng bảo trì dự đoán bằng AI vào hoạt động vận hành nhà máy, từ đó đem lại các lợi ích thiết thực là:
- Tối ưu hóa thời gian bảo trì máy móc, tránh ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
- Hạn chế tình trạng dừng máy bất chợt.
- Gia tăng tuổi thọ dây chuyền sản xuất công nghiệp điện tử.
- …
Ngoài ra, bảo trì dự đoán còn có thể tích hợp vào hoạt động chế tạo thiết bị điện tử tiêu dùng như: Điện thoại, laptop, máy tính bảng,… để theo dõi và phân tích dữ liệu từ các cảm biến, nhằm phát hiện sự cố tiềm ẩn, giúp ngăn ngừa lỗi cũng như kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
1.5. Cải thiện hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D).
Ngày nay, ngành công nghiệp điện tử đã sử dụng AI để định hình lại chu kỳ phát triển sản phẩm, cải thiện quy trình thiết kế, giảm lỗi và tối ưu hóa thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Cụ thể, doanh nghiệp đã ứng dụng AI để nghiên cứu thị trường cũng như phân tích khách hàng mục tiêu nhằm cải thiện dòng sản phẩm điện tử hiện có và phát triển những tính mới, đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả. Trong đó, bao gồm các hoạt động thu thập dữ liệu ẩn danh từ nhiều nguồn khác nhau như: Cảm biến được gắn vào sản phẩm, tệp âm thanh, video, nhận xét của kỹ thuật viên, hướng dẫn sử dụng thiết bị,…
Bên cạnh đó, các công nghệ mới như: In 3D, thực tế ảo,… với sự hỗ trợ từ AI sẽ rút ngắn quá trình thiết kế và chế tạo sản phẩm mẫu, giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí cũng như thời gian sản xuất, nhằm cải thiện tối đa lợi nhuận kinh doanh.
1.6. Cung cấp khả năng tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất công nghiệp điện tử.
Trong công nghiệp điện tử hiện nay, các công đoạn như: Lắp ráp, gia công, vận chuyển hàng hóa,… đều có thể được thay thế bằng hệ thống tự động hóa sản xuất. Cụ thể, bằng việc sử dụng các máy móc, thiết bị tự vận hành, doanh nghiệp có thể thay thế con người hoặc sử dụng rất ít lượng nhân công trong quá trình sản xuất, từ đó, giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, chế tạo sản phẩm điện tử.
Ngoài ra, thông qua các thiết bị cảm biến cùng hệ thống dữ liệu được kết nối bằng internet, AI có khả năng phân tích và thu thập thông tin tự động, đưa ra những dự đoán chính xác để ban quản lý nhà máy điều chỉnh, cải thiện quy trình sản xuất thiết bị điện tử công nghiệp. Một số công nghệ AI được ứng dụng phổ biến trong quá trình tự động hóa là: Cánh tay robot, quản lý kho bãi bằng hệ thống AI, dự đoán hàng tồn kho,…
2. Tổng kết.
Trên đây là bài viết về công nghệ trí tuệ nhân tạo đã thay đổi ngành công nghiệp điện tử như thế nào. Hy vọng, với những thông tin cũng như xu hướng công nghệ mà RX Tradex chia sẻ, quý doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn cảnh về các thay đổi tích cực mà AI mang lại cho ngành công nghiệp điện tử. Từ đó, xây dựng phương án sử dụng hợp lý công nghệ này nhằm cải thiện dây chuyền sản xuất, giảm chi phí vận hành cũng như gia tăng lợi nhuận kinh doanh. Đặc biệt, trong năm nay, doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu thêm về các công nghệ sản xuất, thiết bị điện tử mới nhất, có thể tham gia ngay Triển lãm Quốc tế NEPCON Vietnam do công ty RX Tradex Vietnam tổ chức. Ngoài ra cũng trong năm 2023, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khu vực như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam, mang đến cơ hội giao thương, kết nối với các thương hiệu đầu ngành, đến từ nhiều khu vực hàng đầu thế giới, bao gồm: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…