List of electronic testing and measuring equipment
Hiện nay, các thiết bị đo lường và kiểm tra điện tử là dụng cụ không thể thiếu, được sử dụng để đo đạc các đặc tính của điện như: Điện áp, dòng điện, điện trở hoặc các dạng tín hiệu khác. Từ đó, các kỹ thuật viên dễ dàng tìm ra lỗi sai hoặc kiểm soát hiệu suất của hệ thống và thiết bị điện tử. Trong bài viết hôm nay, RX Tradex sẽ giới thiệu đến bạn đọc danh sách các thiết bị đo lường điện tử phổ biến hiện nay, cùng công dụng, tính năng của từng sản phẩm.
1. Danh sách các loại thiết bị đo lường điện tử phổ biến hiện nay.
1.1. Công tắc điện tử (Switches).
Công tắc điện tử là thiết bị giúp điều hướng tín hiệu trong các hoạt động kiểm tra, phân tích và đo lường điện tử. Thông thường, thiết bị này được sử dụng để thực hiện các hoạt động như: Kiểm tra radar, chèn lỗi công suất cao, kiểm tra các thông số bán dẫn,…
Một số loại công tắc điện tử phổ biến là:
- Công tắc quang học: Được dùng để kiểm tra các thiết bị điện tử quang học – quang điện tử.
- Công tắc ma trận (Matrix Switch): Được sử dụng trong hệ thống kiểm tra điện tử tự động, cho phép chuyển đổi giữa nhiều điểm kết nối.
- …
1.2. Máy hiện sóng (Oscilloscope).
Máy hiện sóng là thiết bị có khả năng phát hiện lỗi và sửa chữa các sản phẩm điện tử, với màn hình hiển thị tín hiệu điện áp cùng cường độ sáng dưới dạng đồ thị. Thông thường, máy hiện sóng được chia làm 2 loại, bao gồm:
- Máy hiện sóng số: Được dùng để chuyển đổi điện áp thành thông tin số nhằm tái cấu trúc thành dạng sóng hiển thị trên màn hình.
- Máy hiện sóng tương tự: Sử dụng đo trực tiếp điện áp để dòng electron di chuyển thông qua màn hình thiết bị.
Một số loại máy hiện sóng được sử dụng để kiểm tra, đo lường điện tử là:
- Máy hiện sóng tương tự (Analog Oscilloscope): Hoạt động dựa trên nguyên lý của ống tia ca tốt và đây cũng là dòng máy được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
- Máy hiện sóng lưu trữ tương tự (Analog storage scope): Có kích thước khá lớn và rất đắt tiền, thường được sử dụng bởi các chuyên gia và nhà nghiên cứu khoa học.
- Máy hiện sóng kỹ thuật số (Digital Oscilloscope): Là loại máy hiện sóng tiên tiến nhất hiện nay, với giá thành rẻ nhưng đem lại nhiều tính năng vượt trội.
- …
1.3. Thiết bị đo nguồn (Source Measurement Units).
Thiết bị đo nguồn (Source Measure Unit) là công cụ kiểm tra điện tử đa năng, tích hợp nhiều phương pháp đo lường, phân tích dòng điện trên một thiết bị duy nhất. Hiện nay, thiết bị đo nguồn thường được sử dụng với các mục đích chính là: Cấp nguồn, đo điện áp, dòng điện, điện trở,…
Ngoài ra, thiết bị và công nghệ kiểm tra này thường tích hợp máy cấp điện áp giúp các hoạt động kiểm tra được ổn định và đảm bảo độ chính xác cao. Đồng thời, thiết bị này còn được trang bị các bộ lọc nhiễu cực tốt, giúp đầu ra gần như ổn định tuyệt đối, phù hợp cho các ứng dụng thử nghiệm đặc tính của pin nhiên liệu hoặc các thiết bị tạo năng lượng khác.
Một số loại thiết bị đo nguồn được sử dụng để kiểm tra, đo lường điện tử là:
- Máy đo nguồn quang: Được dùng để đo điện trở nhỏ, phát điện áp và đo lại dòng điện.
- Máy đo nguồn đa kênh: Thường được sử dụng để tạo dạng sóng tùy ý có thể lập trình, tải điện, đo điện trở và thử nghiệm sản xuất điện tử.
- …
1.4. Đồng hồ vạn năng (Digital Multimeter).
Đồng hồ vạn năng (Digital Multimeter) là một công cụ kiểm tra quen thuộc trong ngành điện, được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Thiết bị này tích hợp nhiều chức năng, giúp thực hiện các hoạt động: Kiểm tra, sửa chữa, đo lường hiệu suất thiết bị điện,… Bên cạnh đó, đồng hồ vạn năng còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tại các công đoạn cụ thể là: Khâu sản xuất linh kiện điện tử, kiểm tra tính năng ô tô,…
Một số loại đồng hồ vạn năng được sử dụng để kiểm tra, đo lường điện tử phổ biến hiện nay là:
- Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim (Analog Multimeter): Có thể thực hiện các phép đo đơn giản như: Đo điện áp, điện trở, cường độ dòng điện,…
- Đồng hồ vạn năng điện tử (Digital Multimeter – DMM): Đây là loại đồng hồ vạn năng tích hợp kết quả đo được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng, thiết bị cung cấp nhiều chức năng và thang đo rộng hơn các sản phẩm thông thường.
- Đồng hồ vạn năng bỏ túi (Pocket multimeter): Được thiết kế nhỏ gọn, phù hợp để bỏ túi và sử dụng cá nhân. Tuy nhiên sản phẩm này có độ chính xác kém hơn các loại đồng hồ vạn năng khác.
- …
1.5. Megohm kế (Megohmmeter).
Megohm kế là thiết bị đặc biệt, thường được dùng để đo điện trở của các chất cách điện, cụ thể là kiểm tra và đo lường chính xác các thành phần như: Lớp bọc cáp, bọc dây điện,… Tuy nhiên, kết quả đo khi sử dụng thiết bị này có thể bị thay đổi dưới các tác động của độ ẩm, nhiệt độ, môi trường.
Một số loại Megohm kế được sử dụng để kiểm tra, đo lường điện tử phổ biến hiện nay là:
- Máy đo điện trở đất: Được sử dụng cho các nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như: Đánh giá trữ lượng sỏi, khảo sát địa chất, đường ống,..
- Máy đo điện trở cách nhiệt: Thiết bị giúp kiểm tra nguồn điện gia đình, công nghiệp, trạm biến áp.
- …
1.6. Máy ghi điện (Power Recorder).
Máy ghi điện Power Recorder là một thiết bị sử dụng để ghi và theo dõi các thông số điện năng trong hệ thống hoặc mạch điện. Cụ thể, thiết bị kiểm tra điện tử này giúp ghi lại các thông số như: Điện áp, dòng điện, công suất tiêu thụ, hệ số công suất,… Hiện nay, máy ghi điện Power Recorder thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Công nghiệp, điện lực, năng lượng tái tạo, hệ thống phân phối điện và các ứng dụng khác.
Một số loại máy ghi điện được sử dụng để kiểm tra, đo lường điện tử phổ biến hiện nay là:
- Máy ghi điện áp (Voltage Recorder): Dùng để ghi lại biến đổi về điện áp trong mạch điện.
- Máy ghi dòng điện (Current Recorder): Thường được sử dụng để theo dõi biến đổi và lập biểu đồ dòng điện trong hệ thống mạch.
- Máy ghi công suất (Power Recorder): Có thể ghi lại và phân tích biểu đồ công suất tiêu thụ điện.
- …
1.7. Máy phát xung (Pulse Generator).
Máy phát xung (Pulse Generator) là thiết bị được sử dụng để tạo ra các xung điện trong hệ thống mạch, giúp kiểm tra và đánh giá hiệu suất của các linh kiện, máy móc điện tử. Thông thường, máy phát xung được sử dụng trong các ứng dụng: Thử nghiệm, đo lường, điện tử viễn thông, vi mạch,…
Một số loại máy phát xung được sử dụng để kiểm tra, đo lường điện tử phổ biến hiện nay là:
- Máy phát xung trễ (Pulse Delay Generator): Cho phép điều chỉnh thời gian trễ giữa các xung điện một cách chính xác, giúp thử nghiệm và kiểm tra hiệu suất của các linh kiện, hệ thống điện tử.
- Máy phát xung liên tục (Burst Generator): Thường được sử dụng để đánh giá các thiết bị điện tử đầu cuối không dây.
- …
1.8. Các thiết bị kiểm tra và đo lường điện tử phổ biến khác.
Bên cạnh những thiết bị đo lường điện tử kể trên, hiện nay trên thị trường còn có nhiều sản phẩm khác, với đa dạng chức năng và mẫu mã, bao gồm:
- Đồng hồ đo điện dung (Capacitance meter).
- Máy đo dòng thứ cấp.
- Cosphi kế.
- Máy đo độ méo (Distortion meter).
- Máy đo ESR.
- Máy đếm tần số (Frequency counter).
- Máy đo LCR.
- Máy phân tích mạng (Network analyzer).
- Máy phân tích tín hiệu (Signal analyzer).
- Máy phân tích phổ (Spectrum analyser).
- Máy đo công suất (Watt meter).
- Thiết bị kiểm tra an toàn điện (Safety Testers).
- Thiết bị kiểm tra bán dẫn (Semiconductor test).
- …
2. Tổng kết.
Thông qua bài viết về danh sách các thiết bị kiểm tra và đo lường điện tử ở trên, RX Tradex hy vọng doanh nghiệp có thể tìm hiểu tổng quan cũng như lựa chọn thiết bị kiểm tra và đo lường điện tử phù hợp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, trong năm nay, doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu thêm về các công nghệ, thiết bị điện tử mới nhất, có thể tham gia ngay Triển lãm Quốc tế NEPCON Vietnam do công ty RX Tradex Vietnam tổ chức. Ngoài ra cũng trong năm 2023, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khu vực như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam.