MXV – METALEX Việt Nam

Những thách thức về bảo vệ môi trường cho ngành gia công kim loại

Những thách thức về bảo vệ môi trường cho ngành gia công kim loại

Trong lĩnh vực gia công kim loại, nếu không có các biện pháp bảo vệ môi trường đúng đắn, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.

Những thách thức về bảo vệ môi trường cho ngành gia công kim loại đang ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi những giải pháp đổi mới, cải tiến công nghệ và sáng tạo trong quản lý sản xuất để giảm thiểu rác thải kim loại, đảm bảo hoạt động sản xuất có hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững của môi trường.

1. Thực trạng chung về môi trường hiện nay ở Việt Nam

Quá trình hiện đại hóa tại Việt Nam đang đang diễn ra theo chiều hướng thuận lợi. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. 

Ngoài những lý do khách quan như thiên tai, môi trường nước ta còn bị đe dọa nghiêm trọng bởi những hành vi và ý thức, thái độ của một bộ phận người dân.

Hậu quả tất yếu là nước ta hiện đang phải đối mặt với thử thách như xói mòn, phá rừng, hay khai thác nguồn tài nguyên quá mức. Biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân gây ra tác động lớn trong vấn đề làm thế nào để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường một cách đúng nghĩa.

2. Chất thải công nghiệp là gì?

Một lượng lớn chất thải công nghiệp được thải ra trong quá trình sản xuất các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là trong những ngành thực phẩm dệt may hay luyện kim. Trên thực tế, người ta phân loại chất thải công nghiệp thành hai loại là “chất thải chính” và “chất thải thông thường”. 

Xử lý chất thải công nghiệp đang trở thành vấn đề gây đau đầu cho các doanh nghiệp.

Nhóm chất thải chính là những loại gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe của con người. Nhóm chất thải thông thường tuy không ảnh hưởng tức thời đến con người, nhưng nếu một thời gian dài không được xử lý, hậu quả chúng để lại thật sự rất khó lường.

Vì vậy, một bài toán lớn cho các đơn vị sản xuất trong ngành sản xuất kim loại đó là làm thế nào để gia công hiệu quả nhưng không làm ô nhiễm môi trường.

3. Những thách thức trong ngành công nghiệp sản xuất kim loại

Mặc dù đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, tuy nhiên những áp lực từ bảo vệ môi trường vẫn tạo nên một thử thách lớn trong ngành sản xuất kim loại. Đó là việc tiếp tục sử dụng những máy móc ít tiên tiến dẫn đến việc phát sinh chi phí tăng cao cho vấn đề xử lý rác thải môi trường.

Chịu ảnh hưởng nặng nhất là môi trường nước và đất bởi vì lượng lớn chất thải công nghiệp, chất thải rắn công nghiệp, xử lý nước thải gia công cơ khí, nước thải gia công kim loại tại nhà xưởng chứa một lượng lớn bụi bẩn và các loại tạp chất độc hại xả trực tiếp vào các loại môi trường kể trên.

Ngành sản xuất kim loại đang chịu nhiều áp lực về giải pháp bảo vệ môi trường

Dù đã có những biện pháp can thiệp, tuy nhiên vấn đề này vẫn không được giải quyết triệt để. Khi lượng lớn chất thải theo đường nước ngấm dần vào đất tạo ra suy thoái môi trường đất.

Bên cạnh những vấn đề kể trên, ngành gia công kim loại nước ta do còn phụ thuộc khá nhiều vào các thiết bị máy móc thô sơ như máy cắt tay, máy khoan điện thủ công… nên gây ra hiện tượng lãng phí nguồn nguyên vật liệu, thời gian và công sức. Một vấn đề nữa là sự ô nhiễm tiếng ồn và ảnh hưởng chất lượng sống của những khu vực gần nhà máy sản xuất kim loại.

4. Đề xuất giải pháp cho ngành gia công kim loại để bảo vệ môi trường

Một bài toán quan trọng được đặt ra cho ngành gia công kim loại chính là biện pháp xử lý nguồn chất thải công nghiệp như thế nào để vừa có thể tối ưu sản xuất lại không gây ô nhiễm tới môi trường. Dưới đây là những biện pháp đề xuất để cải thiện vấn đề chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường nước ta:

4.1. Phát triển các hoạt động sản xuất nguồn năng lượng tái tạo

Công nghiệp tái tạo hiện đang trở thành một xu hướng mới không chỉ riêng ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất vừa giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên, vừa có thể bảo vệ môi trường đúng cách.

4.2. Kết hợp thuế bảo vệ môi trường và giám sát xưởng

Hiện nay, nhà nước ta đặt ra khoản thuế bảo vệ môi trường để người dân và bản thân các doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các nhà xưởng máy móc cần phải đưa ra biện pháp quản lý nghiêm ngặt trong việc biên chế cán bộ môi trường. Đặc biệt là tại các địa bàn xã, huyện, nơi mà các nhà máy đang phân bố hoạt động.

Các cấp chính quyền địa phương cần nghiêm chỉnh trong nhiệm vụ điều phối, phối hợp với nhà máy để cùng nhau thực hiện các chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường. Có thể xây dựng và phát triển mạng lưới tổ chức về vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề có đặc xưởng sản xuất kim loại. Tổ chức nhiều chương trình tự quản về việc bảo vệ môi trường, thường xuyên tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường, làm sạch môi trường.

4.3. Máy gia công đời mới hiện nay có thể khắc phục những hạn chế kể trên hay không?

Bổ sung thêm các trang thiết bị gia công để có thể tối ưu quá trình sản xuất, rút ngắn phân đoạn tạo ra thành phẩm cuối cùng chính là xu hướng đã được ứng dụng trong ngành công nghiệp của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp của nước ta vẫn chưa sẵn sàng trang bị máy móc, công nghệ gia công tiên tiến.

Nâng cấp thiết bị gia công giúp hạn chế tối đa những rủi ro gây ô nhiễm môi trường.

Những thiết bị gia công đời mới không những rút ngắn quy trình sản xuất mà còn đảm bảo hạn chế tối đa những rủi ro dẫn đến hiện tượng gây ô nhiễm môi trường trong quy trình sản xuất.

4.4. Đưa ra biện pháp xử lý nước thải gia công kim loại triệt để

Đưa ra nhiều biện pháp để có thể xử lý nguồn nước mà ngành công nghiệp này tác động cũng đang là thách thức lớn cho ngành công nghiệp nước ta. Mặc dù hiện tại đã có những biện pháp xử lý vấn đề này, tuy nhiên nó chỉ làm hạn chế một phần chứ chưa thể giải quyết thật triệt đề. Mỗi phân đoạn trong sản xuất đều phải có biện pháp xử lý rác thải kim loại triệt để.

Kết luận

Có thể thấy rằng yêu cầu lớn vẫn đặt ra cho ngành công nghiệp nước nhà là đưa ra hoạt động sản xuất theo quy trình tiên tiến hiện đại. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất này không được gây ra tác hại đến môi trường xung quanh. Vì thế vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu, ngành công nghiệp nước nhà cần phải lên kế hoạch và chiến lược tốt để có thể cải thiện môi trường trong tương lai.

Với yêu cầu chung trong ngành công nghiệp, các doanh nghiệp cần nỗ lực và bắt kịp xu hướng xử lý chất thải kim loại, chất thải rắn công nghiệp để bảo vệ môi trường và hạn chế các thách thức cho ngành gia công kim loại. 

Hãy tham dự triển lãm công nghiệp quy mô lớn như Metalex Việt Nam để được trao đổi nhiều hơn với các chuyên gia trong ngành nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhà máy nhà mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải.