Technology used for electronic components assembly line
Hiện nay, ngành lắp ráp linh kiện điện tử đang trở thành một lĩnh vực rất phát triển ở Việt Nam, chỉ tính riêng nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tổng kim ngạch đã đạt đến 137,42 tỷ USD, chiếm tới 18,82% tổng kim ngạch cả nước trong năm 2022. [1] Dựa trên thực tế đó, nhiều doanh nghiệp đã đi sâu vào nghiên cứu hoạt động vận hành của dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử trên thế giới, nhằm học hỏi cũng như cải tiến quy trình sản xuất. Và để hỗ trợ quý doanh nghiệp tham khảo thêm các phương pháp và công nghệ sử dụng cho dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử hiện nay, hãy cùng RX Tradex tìm hiểu qua bài biết dưới đây.
1. 6 công nghệ sử dụng cho dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử hiện nay.
1.1. Công nghệ nạp linh kiện tự động (Automated Component Placement).
Công nghệ nạp linh kiện tự động (Automated Component Placement) sử dụng cho dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là gì? Đây là quy trình tự động hóa việc đặt và gắn các linh kiện điện tử lên bo mạch PCB. Công nghệ này thường được áp dụng trong dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử để tăng tốc độ sản xuất, cải thiện độ chính xác và giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công. Cụ thể trong quá trình này, các máy nạp linh kiện tự động được sử dụng để nhận biết, chọn lọc và đặt các linh kiện điện tử như: Vi mạch, vi xử lý, chip bán dẫn,.. lên vị trí cụ thể trên PCB với độ chính xác cao và hạn chế lỗi sai đến mức thấp nhất. Một số ứng dụng của công nghệ nạp linh kiện tự động trong dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là:
- Đảm bảo linh kiện được đặt chính xác trên bảng mạch điện tử.
- Tự động hóa một số thao tác thủ công, lặp đi lặp lại.
- Cải thiện tốc độ của dây chuyền lắp ráp.
- …
1.2. Công nghệ gắn kết bề mặt (Surface Mount Technology – SMT).
Công nghệ gắn kết bề mặt (SMT) sử dụng cho dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là gì? Đây là một phương pháp chế tạo bảng mạch phổ biến hiện nay, được sử dụng trong các nhà máy, dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử tự động hoặc bán tự động. Cụ thể, SMT sẽ thực hiện gắn linh kiện lên bảng mạch in PCB bằng phương pháp hàn chì. Thông thường, doanh nghiệp sẽ sử dụng công nghệ SMT để gắn kết các thiết bị như: Diot, điện trở, tụ điện,… Một số ứng dụng của công nghệ gắn kết bề mặt SMT trong dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là:
- Gắn các thành phần nhỏ lên cả hai mặt của bảng mạch PCB.
- Có thể giảm số lượng khoan lỗ trên bảng mạch.
- Cung cấp khả năng tự động hóa trong dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử.
- …
1.3. Công nghệ hàn xuyên lỗ (Through-Hole Technology – THT).
Công nghệ hàn xuyên lỗ (THT) sử dụng cho dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là gì? Hàn xuyên lỗ THT là công nghệ giúp gắn xuyên chân các linh kiện điện tử qua lỗ được khoan trước trên bảng mạch PCB. Phương pháp này đã được sử dụng từ rất lâu trên thế giới, có mặt tại hầu hết nhà máy, dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử hiện nay. Tuy nhiên, hạn chế của THT là đường kính lỗ xuyên lớn, dẫn đến mật độ linh kiện được gắn trên tấm PCB thấp. Ứng dụng của hàn xuyên lỗ THT trong dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là:
- Gắn kết các thiết bị, linh kiện có khối lượng và kích thước lớn.
- Ứng dụng trong lĩnh vực điện tử quân sự với độ chính xác cao.
- Hoạt động ổn định trong các môi trường làm việc khắc nghiệt, nhiệt độ cao.
- …
1.4. Công nghệ kiểm tra chất lượng.
Công nghệ kiểm tra chất lượng sử dụng cho dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là gì? Kiểm tra chất lượng trong dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là tập hợp các công nghệ, phương pháp được sử dụng để rà soát và đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như: Tuân thủ quy định sản xuất, hoạt động đúng chức năng, vị trí chính xác, chất lượng ổn định,… Thông thường, doanh nghiệp sẽ áp dụng các thiết bị để kiểm tra chất lượng là: Máy kiểm tra thị giác ((Vision Inspection Machine), thiết bị kiểm tra đo lường (Measurement Testing Equipment), máy kiểm tra chống thấm nước,… Những ứng dụng cụ thể của công nghệ kiểm tra chất lượng trong dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là:
- Phân tích và kiểm tra chất lượng linh kiện trên bo mạch PCB.
- Kiểm tra chất lượng của quá trình hàn.
- Kiểm tra liên kết điện giữa các chân linh kiện.
- Đo các thông số quan trọng như: Điện trở, điện dung, tụ điện,…
- …
1.5. Công nghệ kho thông minh (Smart Warehouse).
Công nghệ kho thông minh (Smart Warehouse) sử dụng cho dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là gì? Được xem là bước đột phá trong công cuộc tự động hóa dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử, công nghệ Smart Warehouse là một hệ thống kho hàng hiện đại, được vận hành bằng các thiết bị tự động kết hợp cùng phần mềm quản lý. Cụ thể trong công nghệ này, doanh nghiệp sẽ sử dụng các thiết bị, máy móc tự động như: Xe tự hành, băng chuyền, robot tự hành,… để kiểm soát và quản lý hàng tồn kho cũng như việc xuất, nhập nguyên vật liệu cho công đoạn lắp ráp, chế tạo sản phẩm điện tử. Ngày nay, kho thông minh được sử dụng phổ biến trong các dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử hiện đại, với những ứng dụng tiêu biểu là:
- Phân loại sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa vào dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử.
- Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác trong môi trường làm việc.
- Thay thế lao động thủ công trong khâu bốc dỡ và sắp xếp hàng hóa.
- ….
1.6. Các công nghệ 4.0 trong vận hành, quản lý dây chuyền lắp ráp.
Công nghệ 4.0 sử dụng cho dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là gì? Hiện nay, cuộc cách mạng 4.0 đang tác động tích cực lên hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất trên thế giới. Đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, các công nghệ 4.0 tiên tiến như: Internet vạn vật (IoT), công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), robot tự hành, blockchain,… đã thay đổi toàn bộ quy trình chế tạo cũng như dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử. Cụ thể, với việc áp dụng công nghệ 4.0, doanh nghiệp có thể gia tăng năng suất, giảm thời gian chế tạo, lắp ráp linh kiện, từ đó hạ giá thành sản phẩm nhằm hướng tới chiến lược phát triển bền vững trong tương lai. Một số ứng dụng tiêu biểu của công nghệ 4.0 trong dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử là:
- Quản lý thông tin, dữ liệu của quá trình vận hành dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử.
- Theo dõi và quản lý từ xa dây chuyền lắp ráp linh kiện.
- Dự đoán lỗi sản phẩm điện tử và tối ưu hóa vận hành dây chuyền.
- Giúp mô phỏng và thử nghiệm các quy trình trước khi triển khai thực tế.
- Ghi lại lịch sử sản xuất, giúp theo dõi nguồn gốc và đảm bảo tính minh bạch của nguyên liệu được sử dụng trong dây chuyền lắp ráp.
- …
2. Tổng kết.
Hy vọng, qua bài viết về 6 công nghệ sử dụng cho dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử do RX Tradex tổng hợp ở trên, doanh nghiệp sẽ tham khảo cũng như tìm hiểu kỹ các phương pháp phổ biến, được ứng dụng hiệu quả nhất cho dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử hiện nay. Qua đó, quý doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng những công nghệ phù hợp vào quá trình kinh doanh, vận hành sản xuất để gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, trong năm nay, doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu thêm về các công nghệ sản xuất, thiết bị điện tử mới nhất, có thể tham gia ngay Triển lãm Quốc tế NEPCON Vietnam do công ty RX Tradex Vietnam tổ chức. Ngoài ra cũng trong năm 2023, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khu vực như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam, mang đến cơ hội giao thương, kết nối với các thương hiệu đầu ngành, đến từ nhiều khu vực hàng đầu thế giới, bao gồm: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Chú thích:
[1]: Xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử chủ yếu thuộc về doanh nghiệp FDI.