VME – Vietnam Manufacture Expo

The latest smart manufacturing technologies available today

The latest smart manufacturing technologies available today

Hiện nay, công nghệ sản xuất thông minh giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý dữ liệu dựa trên hệ thống máy móc điều khiển, từ đó cải thiện quy trình vận hành và nâng năng suất, chất lượng sản phẩm. Với vai trò quan trọng như vậy, đây được xem là xu hướng trong tương lai của ngành sản xuất toàn cầu. Trong bài viết hôm nay, RX Tradex sẽ giới thiệu đến doanh nghiệp các công nghệ sản xuất thông minh mới nhất.

1. Giới thiệu 7 công nghệ sản xuất thông minh mới nhất hiện nay.

1.1. Trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning).

Trí tuệ nhân tạo và máy học là những công nghệ thông minh đã tạo nên sự bùng nổ trong mọi lĩnh vực trên thế giới nhiều năm trở lại đây. Những công nghệ này được xem là bước tiến mới trong hoạt động sản xuất, đem lại nhiều thay đổi tích cực cho doanh nghiệp. Bằng cách ứng dụng AI, máy học vào việc phân tích và quản lý dữ liệu sản xuất, giờ đây doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, giảm chi phí vận hành và gia tăng biên độ lợi nhuận.

Hiện nay, vai trò của công nghệ sản xuất thông minh AI và máy học đối với doanh nghiệp là:

  • Phân tích dữ liệu: AI và máy học được sử dụng để phân tích dữ liệu sản xuất và xử lý thông tin quan trọng trong quá trình vận hành dây chuyền, nhà máy.
  • Dự đoán và dự báo: Công nghệ AI và máy học có thể sử dụng thuật toán để dự đoán và ước lượng nhu cầu về các thành phần như: Nguyên liệu, thời gian sản xuất, số lượng nhân công lao động,… Từ đó giúp doanh nghiệp quản lý quy trình sản xuất hiệu quả.
  • Tự động hóa: Công nghệ thông minh này có thể được sử dụng để điều khiển và giám sát các thiết bị, máy móc sản xuất, đồng thời giảm thiểu lỗi phát sinh trong quy trình vận hành.

1.2. Thực tế ảo.

Những năm gần đây, công nghệ thực tế ảo ngày càng phát triển mạnh mẽ và để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực sản xuất. Đây được xem là công nghệ thông minh có tiềm năng rất lớn, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều nhà máy, khu công nghiệp để giám sát, quản lý và nâng cao hiệu suất lao động. Trong đó, một số lĩnh vực đang ứng dụng thực tế ảo trong sản xuất là: Ô tô, quốc phòng, linh kiện điện tử,…

Đối với doanh nghiệp, vai trò của công nghệ sản xuất thông minh thực tế ảo là:

  • Đào tạo nhân sự: Công nghệ thông minh này cho phép tạo ra môi trường ảo để nhân viên thực hành, giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình làm việc.
  • Kiểm tra quy trình sản xuất: Thực tế ảo cho phép mô phỏng toàn bộ quy trình sản xuất trong môi trường ảo. Nhờ đó, nhà sản xuất có thể kiểm tra và tối ưu hóa quy trình trước khi triển khai thực tế.
  • Mô phỏng sản phẩm: Công nghệ sản xuất thông minh thực tế ảo cho phép các nhà thiết kế tạo ra mô hình 3D của sản phẩm và thoải mái sáng tạo, cải tiến để đầu ra thành phẩm đáp ứng được những tiêu chí chung trên thị trường.

1.3. Tự động hóa bằng robot.

Hiện nay, tự động hóa đang dần được ứng dụng trong các nhà máy thông minh, mang lại hiệu quả cao và tăng năng suất làm việc. Các thiết bị, máy móc như robot thông minh đã và đang thay thế con người trong các quy trình sản xuất đòi hỏi sự chính xác cao và môi trường làm việc độc hại. Chính vì thế, việc ứng dụng công nghệ tự động hóa robot được xem là giải pháp quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp trong tương lai.

Vai trò của công nghệ sản xuất thông minh tự động hóa bằng robot là:

  • Giải quyết tình trạng thiếu lao động: Cánh tay Robot có thể thay thế hoàn hảo cho các hoạt động lặp đi lặp lại trong khâu lắp ráp, chế biến sản phẩm. Hiện nay, các ngành công nghiệp như: Ô tô, chế biến thực phẩm, đồ uống,… đã sử dụng rất hiệu quả công nghệ thông minh này vào quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu lao động phổ thông, giảm chi phí vận hành kinh doanh.
  • Xử lý vật liệu: Các vật liệu sản xuất như: Kim loại, nhựa, hóa chất,… có thể gây rủi ro lớn cho con người trong quá trình lao động. Việc sử dụng robot tự động hóa trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tai nạn không đáng có, đồng thời nâng cao năng suất công việc.
  • Gia công kim loại: Những công đoạn như: Hàn, cắt,… trong lĩnh vực sản xuất kim loại hiện nay đều có thể được thực hiện bằng công nghệ robot tự động. Từ đó, doanh nghiệp giảm bớt sự phụ thuộc vào con người, tiết kiệm chi phí và thời gian.

1.4. Sản xuất bồi đắp (Additive Manufacturing).

Sản xuất bồi đắp đang được xem là bước tiến lớn trong ngành. Đây là công nghệ thông minh giúp tạo ra các vật thể ba chiều bằng cách bồi đắp các lớp vật liệu liên tiếp cho đến khi đạt được hình dạng cuối cùng. Trong đó, một số phương pháp sản xuất bồi đắp đang được ứng dụng phổ biến có thể kể đến như: Công nghệ in 3D, in nổi, thiết kế laser,…

Hiện nay, vai trò của công nghệ sản xuất bồi đắp đối với doanh nghiệp là:

  • Thiết kế linh hoạt: Sản xuất bồi đắp cho phép tạo ra sản phẩm với hình dạng phức tạp, giúp các nhà thiết kế có thể tự do sáng tạo hơn.
  • Tiết kiệm chi phí sản xuất: Với việc áp dụng công nghệ sản xuất bồi đắp, chi phí chế tạo từng bộ phận riêng lẻ sẽ được giảm thiểu đáng kể. Ngoài ra, phương pháp này cũng tọa ra ít chất thải hơn so với các phương pháp sản xuất thông thường.
  • Tạo mẫu sản phẩm nhanh hơn: Sản xuất bồi đắp có thể giảm đáng kể thời gian phát triển sản phẩm, giúp doanh nghiệp thử nghiệm và tinh chỉnh thiết kế nhanh chóng.

1.5. Big Data.

Trong lĩnh vực sản xuất hiện nay, công nghệ thông minh Big Data giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý dây chuyền và phân tích thông tin của quá trình vận hành kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định hợp lý để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Một số ứng dụng phổ biến của Big Data hiện nay có thể kể đến như: Bảo trì dự đoán, quản lý chuỗi cung ứng, dự báo sản xuất,…

Vai trò của công nghệ sản xuất thông minh Big Data đối với doanh nghiệp là:

  • Nâng cao năng lực sản xuất: Doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ thông minh Big Data để tùy chỉnh dây chuyền sản xuất theo những phân tích số liệu, qua đó cải thiện khả năng vận hành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Quản lý và tối ưu chuỗi cung ứng: Big Data giúp đơn vị sản xuất giảm thiểu rủi ro trong việc cung cấp nguyên vật liệu, tối ưu hóa hoạt động logistic. Bằng cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình vận chuyển, lượng hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể chủ động quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.
  • Giảm thời gian chết của thiết bị máy móc: Công nghệ Big Data có thể được sử dụng để thực hiện bảo trì dự đoán và xác định lỗi của máy móc, thiết bị sản xuất. Từ đó, giúp doanh nghiệp giảm thời gian chết của máy móc, đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn.

1.6. Internet vạn vật (IoT).

Internet vạn vật (IoT) là một mạng lưới khổng lồ các thiết bị kết nối với nhau thông qua internet, công nghệ thông minh này đang trở thành một trong những xu hướng được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên thế giới. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng các công nghệ trong hệ thống IoT như: Điện toán biên, điện toán đám mây,…

Vai trò của công nghệ sản xuất thông minh IoT đối với doanh nghiệp là:

  • Kết nối thông tin: IoT cho phép các thiết bị, máy móc trong quy trình sản xuất trao đổi thông tin với nhau. Từ đó tạo ra sự kết nối giữa các khâu vận hành, giúp doanh nghiệp thay đổi linh hoạt trong quy trình sản xuất.
  • Giám sát và quản lý từ xa: Công nghệ IoT giúp doanh nghiệp giám sát và điều khiển các thiết bị trong quy trình sản xuất từ xa thông qua kết nối mạng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể theo dõi hoạt động của nhà máy, điều chỉnh các thông số cần thiết để đảm bảo hiệu suất và chất lượng sản phẩm.

1.7. Bản sao kỹ thuật số (Simulation/Digital Twin).

Hiện nay, công nghệ bản sao kỹ thuật số có vai trò đắc lực trong việc hỗ trợ phát triển sản phẩm. Bằng việc dựng một bản sao kỹ thuật số ảo (thường là 3D) của một vật thể hay hệ thống thực tế, doanh nghiệp sẽ có thể thử nghiệm những ý tưởng mới và phân tích các tác động lên sản phẩm cụ thể. Từ đó tìm được phương án sản xuất tối ưu nhất, phù hợp với yêu cầu trên thị trường.

Vai trò của công nghệ sản xuất thông minh bản sao kỹ thuật số đối với doanh nghiệp là:

  • Quản lý vòng đời sản phẩm: Bằng việc ứng dụng công nghệ bản sao kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể mô phỏng và đánh giá chính xác vòng đời của sản phẩm.
  • Mô phỏng kỹ thuật số: Công nghệ thông minh bản sao kỹ thuật số giúp doanh nghiệp tái tạo và mô phỏng hoạt động sản xuất của một hệ thống, thiết bị hoặc quy trình trong môi trường ảo. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những phân tích dựa trên bản mô phỏng và lên kế hoạch cải tiến sản phẩm.

2.Tổng kết.

Trên đây là bài viết của RX Tradex về các công nghệ sản xuất thông minh mới nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp tìm hiểu được những phương pháp, kỹ thuật tiên tiến để áp dụng vào hoạt động sản xuất nhằm cải thiện lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Và trong năm nay, quý doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu thêm về các công nghệ sản xuất thông minh mới nhất, có thể tham gia ngay Triển lãm Quốc tế Vietnam Manufacturing Expo do công ty RX Tradex Vietnam tổ chức, với sự góp mặt của hàng trăm thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra cũng trong năm 2023, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm khác như: NEPCON Vietnam, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam.