The modern electronic product quality control system today
Trong hoạt động sản xuất thiết bị điện tử, kiểm soát chất lượng (QC) là một quá trình cần thiết, giúp đảm bảo người tiêu dùng nhận được sản phẩm tốt, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu. Tuy nhiên, khi quá trình QC diễn ra không đúng, có thể dẫn đến sản phẩm bị lỗi hàng loạt, khiến việc tiêu thụ hàng hóa bị tổn thất nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp doanh số công ty. Vì vậy, việc triển khai hệ thống kiểm soát chất lượng trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro cũng như nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Và trong bài viết hôm nay, cùng RX Tradex tìm hiểu về các hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm điện tử hiện đại nhất hiện nay.
1. Hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm điện tử là gì?
Khái niệm hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì và gồm những hoạt động nào? Hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm điện tử có thể hiểu là tập hợp các quy trình, phương pháp và công cụ được thiết kế để đảm bảo sản phẩm điện tử được sản xuất đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hoặc yêu cầu của khách hàng. Mục tiêu của hệ thống này là đảm bảo sản phẩm cuối cùng có hiệu suất ổn định, an toàn và hoạt động tốt. Hiện nay, hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm điện tử bao gồm các hoạt động như:
- Kiểm tra đầu vào và nguyên vật liệu: Đảm bảo rằng các nguyên vật liệu và linh kiện được sử dụng trong sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Việc này bao gồm kiểm tra đầu vào từ nhà cung cấp và thực hiện các quy trình xử lý nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất.
- Kiểm tra quá trình sản xuất: Giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm điện tử được chế tạo, theo đúng quy trình và không có sai sót nào xảy ra.
- Kiểm tra cuối cùng: Thực hiện kiểm tra cuối cùng trước khi sản phẩm điện tử được đóng gói và xuất xưởng, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng từ khách hàng.
- Kiểm tra chất lượng trong quá trình sử dụng: Theo dõi và thu thập dữ liệu về hiệu suất của sản phẩm trong quá trình sử dụng. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm điện tử có hiệu suất và tính năng ổn định, không gặp bất kỳ sự cố nào trong việc vận hành.
- Liên tục cải thiện: Dựa trên dữ liệu thu thập được từ các giai đoạn kiểm soát chất lượng, hệ thống sẽ liên tục cải thiện quy trình nhằm đảm bảo máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất hoạt động hiệu quả.
2. Lợi ích của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm điện tử.
Hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm điện tử có những lợi ích gì? Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm điện tử ảnh hưởng trực tiếp đến mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, khi triển khai hệ thống này, doanh nghiệp sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm, giúp xây dựng uy tín với khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội ký kết nhiều đơn hàng hơn và gia tăng khả năng giữ chân khách hàng. Bên cạnh đó, hệ thống này còn đảm bảo sản phẩm tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về chất lượng hàng điện tử, tiêu biểu như ISO 9001:2015. Ngoài ra, hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm điện tử còn mang lại những lợi ích thiết thực khác là:
- Giảm lỗi sản xuất.
- Tăng hiệu suất công việc.
- Tiết kiệm chi phí cho bảo hành.
- Tuân thủ đầy đủ các quy định và tiêu chuẩn chất lượng.
- …
3. Giới thiệu 3 hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm điện tử hiện đại nhất hiện nay.
3.1. Hệ thống kiểm soát chất lượng linh kiện thành phần (Components Management).
Hệ thống kiểm soát chất lượng linh kiện thành phần là một phương pháp quản lý nhằm đảm bảo linh kiện điện tử đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã định trước, bao gồm các công tác như: Kiểm tra, xác minh và theo dõi các linh kiện từ giai đoạn mua sắm cho đến quá trình sản xuất cuối cùng. Mục tiêu của hệ thống là đảm bảo doanh nghiệp mua sắm được linh kiện thành phần với chất lượng tốt, không gặp phải hàng giả, hàng nhái. Hiện nay, hệ thống kiểm soát chất lượng linh kiện thành phần có các chức năng quan trọng trong sản xuất hàng điện tử, bao gồm:
- Xác định chất lượng linh kiện thành phần: kiểm tra và truy xuất nguồn gốc linh kiện điện tử, đảm bảo được cung cấp từ các nguồn cung cấp đáng tin cậy, phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra.
- Kiểm tra đầu vào: Xác minh linh kiện đầu vào trong quá trình sản xuất, đảm bảo tính chính xác và phù hợp.
- Giám sát quá trình sản xuất: Theo dõi quá trình sản xuất linh kiện điện tử, bảo đảm các bước sản xuất tuân thủ quy trình và không có sai sót nào xảy ra.
- Phát hiện lỗi và sửa chữa: Nếu có lỗi xuất hiện trong quá trình sản xuất, hệ thống kiểm soát chất lượng sẽ phát hiện và cung cấp thông tin để sửa chữa ngay lập tức.
- …
3.2. Hệ thống kiểm soát chất lượng dữ liệu (Data Management).
Đối với các quy trình sản xuất áp dụng công nghệ tự động hóa ngày nay, dữ liệu có thể được ghi lại và phân tích chính xác nhằm quản lý các hoạt động như lắp ráp và chế tạo bo mạch. Trong đó, hệ thống kiểm soát chất lượng dữ liệu được sử dụng như một phương pháp để phân tích rủi ro và theo dõi lỗi trong quá trình vận hành. Thông thường, hệ thống này sẽ bao gồm các phương pháp và công cụ để thực hiện các chức năng:
- Thu thập dữ liệu: Ghi lại thông tin từ các bước kiểm tra trong quá trình sản xuất, các dữ liệu này bao gồm: Chỉ số chất lượng, thông số kỹ thuật, kết quả kiểm tra,…
- Lưu trữ và tổ chức thông tin: Đảm bảo dữ liệu được lưu trữ một cách cẩn thận và có tổ chức để doanh nghiệp dễ dàng truy cập, tìm kiếm và sử dụng. Sau đó, các thông tin này sẽ được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu đám mây hoặc bộ nhớ máy tính.
- Phân tích: Sử dụng các công cụ phân tích để kiểm tra xu hướng, biểu đồ và số liệu liên quan đến chất lượng sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp xác định vấn đề nhanh chóng, tìm ra nguyên nhân gốc rễ và liên tục cải thiện năng lực sản xuất.
- Theo dõi hiệu suất: Giám sát hiệu suất quy trình sản xuất thiết bị điện tử theo thời gian thực, từ đó tìm kiếm các biện pháp cải thiện phù hợp.
- ….
3.3. Hệ thống kiểm soát chất lượng quy trình (Process Management).
Đây là hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm điện tử được áp dụng để bảo đảm thành phẩm đầu ra tuân theo các tiêu chuẩn phổ biến như: ISO 9001, IPC-6011,… Cụ thể, hệ thống này bao gồm các hoạt động: Xác định tiêu chuẩn chất lượng, thiết kế và thực hiện quá trình sản xuất, kiểm soát quy trình,… với mục tiêu là tạo ra sản phẩm điện tử chất lượng cao một cách liên tục và hiệu quả. Trong thực tế, chức năng của hệ thống kiểm soát chất lượng quy trình là:
- Xác định tiêu chuẩn chất lượng: Giúp thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết cho sản phẩm điện tử, bao gồm: Thông số kỹ thuật, hiệu suất, độ tin cậy và tính nhất quán.
- Thiết kế quy trình sản xuất: Đảm bảo quy trình sản xuất được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng.
- Điều chỉnh và Cải tiến: Dựa trên kết quả kiểm tra chất lượng, hệ thống sẽ hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh và cải tiến quy trình sản xuất thiết bị điện tử.
- …
4. Tổng kết.
Hy vọng bài viết về các hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm điện tử hiện đại trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin, giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn về hệ thống QC cũng như những ứng dụng của lĩnh vực này trong ngành công nghiệp điện tử hiện nay. Bên cạnh đó, trong năm nay, doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu thêm về các công nghệ, thiết bị điện tử mới nhất, có thể tham gia ngay Triển lãm Quốc tế NEPCON Vietnam do công ty RX Tradex Vietnam tổ chức. Ngoài ra cũng trong năm 2024, RX Tradex còn tổ chức những sự kiện triển lãm hàng đầu khu vực như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam và Waste and Recycling Vietnam.