MXV – METALEX Việt Nam

Xu hướng chuyển dịch xanh trong ngành công nghiệp chế tạo kim loại Việt Nam

Xu hướng chuyển dịch xanh trong ngành công nghiệp chế tạo kim loại Việt Nam

Hiện nay, khi tầm nhìn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngày càng trở nên quan trọng, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tạo kim loại ở Việt Nam đang nắm bắt xu hướng chuyển dịch xanh như một phần không thể thiếu của chiến lược phát triển. Sự chuyển dịch này không chỉ đem lại lợi ích cho môi trường mà còn tạo ra cơ hội mới và tăng cường tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành. Ở bài viết này, RX tradex sẽ tập trung vào các xu hướng chuyển dịch xanh đang diễn ra trong ngành công nghiệp chế tạo kim loại ở Việt Nam.

1. Thế nào là công nghiệp xanh?

Công nghiệp xanh là một phương pháp hoặc hệ thống sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà trong quá trình sản xuất và vận hành, chúng ít hại cho môi trường, tài nguyên thiên nhiên so với các phương pháp truyền thống. Mục tiêu của công nghiệp xanh là cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, từ đó tạo ra một nền công nghiệp có tính bền vững hơn.

Công nghiệp xanh trong ngành chế tạo kim loại là một phương pháp sản xuất kim loại mà trong quá trình này, các doanh nghiệp chế tạo kim loại tập trung vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên. Điều này được thực hiện thông qua việc áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, tái chế nguyên liệu, và giảm thiểu chất thải và ô nhiễm môi trường. Đồng thời, công nghiệp xanh cũng coi trọng việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có tính thẩm mỹ và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường mà không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng xã hội.

Trong một nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với các vấn đề như biến đổi khí hậu, làm đều đặn nguồn tài nguyên, và ô nhiễm môi trường, công nghiệp xanh trở thành một phần quan trọng trong việc tạo ra một tương lai bền vững và hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Xu hướng chuyển dịch xanh

2. “Chuyển mình” theo xu hướng xanh trong ngành công nghiệp chế tạo kim loại

Xanh hóa quy trình, xanh hóa sản phẩm đang được cho là lợi thế mang tính cạnh tranh mới của nhiều doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Việc chuyển dịch xanh trong ngành công nghiệp chế tạo kim loại tại Việt Nam không chỉ mang lại lợi ích bền vững cho doanh nghiệp, mà còn là con đường giúp bảo vệ môi trường, hệ sinh thái trước những rủi ro môi trường leo thang trên toàn cầu. Những lợi ích to lớn của xu hướng này phải kể đến như sau:

2.1 Tối ưu hóa nguồn năng lượng và nguyên liệu

Xu hướng tối ưu hóa năng lượng và nguyên liệu trong ngành công nghiệp chế tạo kim loại đang trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Việc áp dụng các biện pháp này không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất mà còn góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt các doanh nghiệp tập trung vào các xu hướng như:

  • Áp dụng công nghệ tiên tiến: Các doanh nghiệp chế tạo kim loại đang tập trung vào việc áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất. Công nghệ hiện đại giúp tăng cường hiệu suất và giảm lượng năng lượng cần thiết cho quá trình sản xuất kim loại. Các hệ thống tự động và thông minh cũng được sử dụng để quản lý và điều chỉnh quá trình sản xuất một cách hiệu quả hơn.
  • Tái chế và sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế: Việc sử dụng nguyên liệu tái chế từ phế thải kim loại là một cách hiệu quả để giảm bớt áp lực lên tài nguyên thiên nhiên. Các doanh nghiệp đang nâng cao khả năng tái chế và sử dụng lại các vật liệu như thép phế liệu, nhôm tái chế và đồng tái chế để sản xuất các sản phẩm kim loại mới mà không cần tới việc khai thác tài nguyên mới.
  • Cải tiến quy trình sản xuất: Cải tiến quy trình sản xuất là một phần quan trọng của việc tối ưu hóa năng lượng và nguyên liệu. Các doanh nghiệp đang thực hiện các biện pháp như tối ưu hóa thiết kế máy móc và thiết bị, tối ưu hóa quá trình làm lạnh và sưởi ấm, và sử dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến để giảm lượng chất thải và tiêu tốn năng lượng.
  • Đầu tư vào năng lượng sạch: Đầu tư vào năng lượng tái tạo và năng lượng sạch cũng là một phần quan trọng của chiến lược tối ưu hóa năng lượng trong ngành chế tạo kim loại. Việc sử dụng điện từ nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm chi phí vận hành trong quá trình sản xuất.
Xu hướng chuyển dịch xanh

2.2 Giải pháp xử lý nước thải ra môi trường

Ngành gia công kim loại đang tích cực tìm các cải thiện các vấn đề nhức nhối đặc biệt việc phát thải nước ô nhiễm ra môi trường như từ gia công tạo hình sản phẩm (cắt, hàn, đúc, rèn…), công đoạn làm sạch bề mặt vật liệu (cạo rỉ sắt, tẩy các tạp chất…), làm sạch sản phẩm, làm sạch thiết bị gia công…

Các doanh nghiệp chế tạo kim loại đang tích cực tập trung vào việc giảm thiểu chất thải và ô nhiễm môi trường. Điều này có thể đạt được thông qua việc sử dụng quy trình sản xuất sạch hơn, áp dụng công nghệ xử lý chất thải và nước thải hiệu quả, và thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm khí thải.

2.3 Giám sát và tuân thủ quy định

Doanh nghiệp chế tạo kim loại ở Việt Nam ngày càng chú trọng đến việc đạt các chứng nhận môi trường và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Việc này không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn giúp tăng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế và tạo lòng tin từ phía khách hàng.

Hiện nay, nhà nước cũng đặt ra nhiều khoản thuế về bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo các doanh nghiệp cần có trách nhiệm cao trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp đều có phương thức quản lý nghiêm ngặt với quy trình sản xuất của doanh nghiệp mình.

Ngoài ra, việc hợp tác với địa bàn tỉnh, huyện, xã nơi nhà máy đang phân bố hoạt động là một phần không thể thiếu của chiến lược chuyển đổi xanh trong ngành công nghiệp chế tạo kim loại. Các cấp chính quyền địa phương cũng cần nghiêm túc cùng doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách nhà nước về vấn đề môi trường. Còn doanh nghiệp không chỉ cung cấp công nghệ sạch mà còn tạo ra cơ hội việc làm và phát triển kinh tế cộng đồng, đồng thời xây dựng mối quan hệ đồng lòng và bền vững với cộng đồng. 

3. Kết luận

Xu hướng chuyển dịch xanh trong ngành công nghiệp chế tạo kim loại ở Việt Nam không chỉ là một yếu tố quan trọng để bảo vệ môi trường mà còn là một cơ hội để tăng cường tính cạnh tranh và phát triển bền vững. Sự cam kết và hợp tác của các doanh nghiệp, chính phủ và cộng đồng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy xu hướng này và đảm bảo một tương lai xanh sạch cho ngành công nghiệp chế tạo kim loại tại Việt Nam.

Hãy tham dự Triển lãm METALEX Việt Nam 2024 để được trao đổi nhiều hơn với các chuyên gia trong ngành về xu hướng xanh trong ngành công nghiệp chế tạo kim loại tại Việt Nam và quốc tế.