Connecting potential business partners at exhibitions

Mẹo kết nối đối tác kinh doanh tiềm năng tại các triển lãm

Trong thời điểm hiện nay, sự kiện triển lãm được xem là điểm đến quan trọng, giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, giao lưu văn hóa và cập nhật kiến ​​thức, công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, đây còn là cơ hội giúp doanh nghiệp xây dựng mạng lưới kinh doanh hiệu quả, thông qua việc kết nối với nhiều khách hàng, đối tác chiến lược. Và để tìm hiểu thêm về các mẹo kết nối đối tác kinh doanh tiềm năng tại các triển lãm, hãy cùng RX Tradex tham khảo ngay bài viết dưới đây.

1. 6 mẹo kết nối đối tác kinh doanh tiềm năng tại các triển lãm.

1.1. Lên kế hoạch về mục tiêu và kết quả mong muốn của sự kiện.

Một trong những điều tiên quyết để kết nối các đối tác kinh doanh hiệu quả, là việc doanh nghiệp phải lên kế hoạch, bao gồm các mục tiêu và kết quả mong muốn khi tham gia các sự kiện triển lãm và hội nghị doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mục tiêu kinh doanh tổng thể của công ty để xác định những tiêu chí chính về đối tác, có thể kể đến các yếu tố như:

  • Doanh nghiệp tìm kiếm đối tác là nhà cung cấp sản phẩm, giải pháp công nghệ.
  • Doanh nghiệp tìm kiếm đối tác là đơn vị sản xuất, chế tạo sản phẩm.
  • Doanh nghiệp tìm kiếm đối tác là khách hàng tại các thị trường tiềm năng.
  • Doanh nghiệp tìm kiếm đối tác là khách hàng chiến lược trong tương lai.
  • Doanh nghiệp tìm kiếm đối tác là các đại lý, nhà phân phối sản phẩm.

Ngoài ra, một số mục tiêu chung khi tham gia triển lãm, bao gồm: Nâng cao độ nhận diện thương hiệu, khai thác thị trường hoặc phân khúc khách hàng mới, gia tăng doanh số bán hàng, kết nối và xây dựng mối quan hệ,... Cũng được xem như những tiêu chí quan trọng, giúp doanh nghiệp căn cứ nhằm đưa ra quyết định làm việc với đối tác kinh doanh nào tại sự kiện.

1.2. Xác định những đối tác tiềm năng phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Để xác định các đối tác kinh doanh tiềm năng trong thời gian tham gia hội chợ triển lãm quốc tế và trong nước, doanh nghiệp có thể xem xét các đơn vị cùng chung ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể, dưới đây là một số đơn vị đối tác tiềm năng, doanh nghiệp có thể xem xét để hợp tác ngay tại triển lãm:

  • Các đơn vị là tập đoàn, công ty có cùng ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh.
  • Những cá nhân có ảnh hưởng trong ngành, bao gồm: Chuyên gia trong ngành, nhà quản lý, giám đốc,...
  • Hợp tác với các nhà tài trợ truyền thông, nhà báo hoặc người viết blog. Từ đó, doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý nhiều hơn đến công ty của mình.
  • Đối tác là các doanh nghiệp địa phương, bao gồm những đơn vị có thể cung cấp dịch vụ hoặc trở thành khách hàng trong thị trường mới.
  • Khai thác mạng lưới các trường đại học, cao đẳng hoặc viện đào tạo để tìm kiếm mạng lưới các đối tác tiềm năng cũng như nguồn nhân sự chất lượng cho công ty.

meo-ket-noi-doi-tac-kinh-doanh-tiem-nang-tai-cac-trien-lam1.jpg

1.3. Nghiên cứu, đánh giá uy tín và độ phù hợp của các đối tác tiềm năng.

Việc nghiên cứu, đánh giá độ uy tín và khả năng tương thích của đối tác tiềm năng là điều cần thiết để đảm bảo sự hợp tác kinh doanh diễn ra thành công. Một số bước giúp doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu này một cách hiệu quả là:

  • Chuẩn bị sẵn một danh sách các đối tác tiềm năng, bằng cách xem xét danh mục đơn vị tham gia triển lãm do ban tổ chức hoặc đơn vị tổ chức hội chợ thương mại cung cấp.
  • Tiến hành nghiên cứu trực tuyến để thu thập thông tin về từng đối tác tiềm năng, thông qua cách: Truy cập vào website, các trang mạng xã hội, báo điện tử,...
  • Đánh giá những sản phẩm và dịch vụ của đối tác dựa trên những phản hồi từ người tiêu dùng hoặc chuyên gia trong ngành.
  • Tham khảo trực tiếp từ các tờ rơi, poster, danh mục sản phẩm từ gian hàng trưng bày. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tác và xác định xem đơn vị này có phù hợp hay không.
  • Đánh giá nguồn lực của đối tác so với yêu cầu cần đáp ứng của công ty.
  • Tìm hiểu về nguồn lực của đối tác, bao gồm: Tài chính, nhân sự, nhà xưởng,... để giúp đưa ra lựa chọn làm việc phù hợp.
  • So sánh sản phẩm, dịch vụ và ưu đãi của đối tác với những đơn vị cùng lĩnh vực trên thị trường.

1.4. Tích cực chia sẻ ý tưởng và tham gia thảo luận cùng các đối tác tiềm năng.

Sau khi đã xác định rõ ràng những đơn vị đối tác tiềm năng trong sự kiện triển lãm. Doanh nghiệp nên tích cực giao lưu, trao đổi thêm những ý tưởng hoặc yêu cầu cụ thể nhằm gia tăng kết nối và xây dựng mối quan hệ. Thông thường, doanh nghiệp có thể đến trực tiếp các quầy trưng bày và gian hàng triển lãm, đây là nơi có đội ngũ bán hàng và quản lý của đối tác. Từ đó, hai bên có thể thảo luận hoặc giải đáp các thắc mắc để tiến đến quá trình hợp tác làm việc. Một số thông tin doanh nghiệp cần trao đổi với đối tác tiềm năng là:

  • Nêu rõ những tiêu chí hợp tác kinh doanh mà doanh nghiệp đang tìm kiếm.
  • Thảo luận rõ ràng những khúc mắc đối với dịch vụ và sản phẩm.
  • Đặt vấn đề hợp tác bao gồm: Ký kết hợp đồng mua bán, phân phối sản phẩm, cung cấp dịch vụ,... ngay tại thời gian diễn ra triển lãm.

1.5. Đầu tư vào quảng cáo để thu hút đối tác tiềm năng ngay tại sự kiện.

Ngoài việc chủ động tìm kiếm đối tác kinh doanh ngay tại sự kiện, doanh nghiệp còn có thể lựa chọn phương án đầu tư cho quảng cáo, nhằm thu hút khách hàng tiềm năng đến với mình. Nếu doanh nghiệp tham gia triển lãm là: Đại lý, nhà phân phối, nhà máy sản xuất, gia công,... Thì việc sử dụng các công cụ như: Banner, standee, tờ rơi,... cũng giúp ích rất nhiều cho việc quảng cáo và thu hút đối tác tiềm năng.

Ngoài ra, thông qua những chiến lược truyền thông tại triển lãm, doanh nghiệp còn để lại ấn tượng sâu sắc đến người tiêu dùng, làm nổi bật thương hiệu cũng như mở ra cơ hội kết nối đến nhiều phân khúc khách hàng hơn.

meo-ket-noi-doi-tac-kinh-doanh-tiem-nang-tai-cac-trien-lam2.jpg

1.6. Gửi lời cảm ơn và duy trì mối quan hệ lâu dài với đối tác sau sự kiện triển lãm.

Sau khi triển lãm kết thúc, doanh nghiệp vẫn có thể nuôi dưỡng mối quan hệ hợp tác lâu dài, nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan bằng cách liên hệ và gửi lời cảm ơn. Việc này giúp để lại ấn tượng tốt đẹp cũng như mở ra những cơ hội xây dựng mạng lưới kinh doanh lớn hơn. Dưới đây là một số gợi ý cho việc liên hệ sau triển lãm nhằm tạo dựng kết nối với đối tác kinh doanh tiềm năng:

  • Gửi lời cảm ơn đối tác đã tham quan gian hàng hoặc trao đổi về công việc.
  • Chia sẻ phản hồi và kết quả đánh giá của sự kiện triển lãm vừa qua.
  • Thông báo về các hoạt động hoặc khuyến mãi của công ty sẽ được diễn ra trong tương lai.
  • Giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
  • Đề nghị thêm những buổi hẹn riêng nhằm xây dựng mối quan hệ.

2. Tổng kết.

Trên đây là bài viết về 6 mẹo kết nối đối tác kinh doanh tiềm năng tại các triển lãm. Hy vọng, qua những thông tin được RX Tradex tổng hợp, doanh nghiệp đã nắm rõ các tiêu chí quan trọng, từ đó gia tăng cơ hội làm việc cùng những đơn vị đối tác phù hợp nhất, giúp xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong tương lai. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể áp dụng các lưu ý này cho việc chuẩn bị tham gia các Hội chợ Triển lãm Quốc tế hàng đầu khu vực do RX Tradex tổ chức như: Vietnam Manufacturing Expo, METALEX Vietnam, NEPCON VietnamWaste and Recycling Vietnam. Đây sẽ là các sự kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều xu hướng mới nhất về máy móc, thiết bị, công nghệ trong các lĩnh vực gia công kim loại, điện tử, công nghiệp hỗ trợ và quản lý rác thải.